Điều gì sẽ xẩy ra nếu Putin ngỏm củ tỏi?

- Quảng Cáo -

Tim Schulze (Stern)

Bất chấp những tổn thất nặng nề do cuộc chiến tranh ở Ukraine gây ra, quyền lực của Vladimir Putin dường như vẫn được củng cố hơn nữa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Putin không còn khả năng tại vị? Trong hiến pháp Nga có một số câu trả lời.

Từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền, thường xuyên có tin đồn về việc Tổng thống Nga bị ốm. Cho tới nay chưa có gì chứng minh tính xác thực của các lời đồn đại này ngoài ngoài chấn thương lưng nghiêm trọng vào năm 2012, mà nhà độc tài người Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ. Putin đã bị thương ở lưng trong một vụ tai nạn thể thao hoặc cưỡi ngựa, vì vậy vài tuần sau đó, ông đã đi khập khiễng khi xuất hiện trước công chúng.

Phần còn lại đã và luôn là những suy đoán thuần túy. Theo đó Tổng thống Nga mắc nhiều loại bệnh ung thư khác nhau (tuyến tụy, tuyến giáp và tủy sống vv…). Hay có tin đồn ông bị bệnh Parkinson, ngoài ra còn có tin ông ta bị bệnh phong và hội chứng Asperger. Những tin đồn thường dựa trên lời kể của những cá nhân thân cận với Putin.

- Quảng Cáo -

Về lý thuyết Wladimir Putin có thể trị vì đến năm 2036

Các phương tiện truyền thông phương Tây thích thú đăng tải những câu chuyện về bệnh tật và sự suy sụp về thể chất của người đứng đầu Điện Kremlin. Những lời đồn đại hoang đường về những căn bệnh nghiêm trọng của Putin chắc chắn có một chức năng thỏa mãn sự căm ghét nhất định đối với ông ta. Putin là một nhà lãnh đạo độc tài tàn nhẫn, ông ta đã gây ra vô vàn đau khổ cho rất nhiều người, tất nhiên những nạn nhân của ông ta đều thầm mong trời đánh thánh vật con người độc địa này. Tuy nhiên Tổng thống Nga là người luôn đề cao cảnh giác, rất có ý thức bảo vệ tính mạng mình. Ngay cả nỗi sợ hãi hoảng loạn trước nguy cơ bị lây nhiễm virus corona, ông ta không hề nao núng và vẫn âm thầm lên kế hoạch tấn công xâm lược tàn bạo Ukraine.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp Putin mắc bệnh hiểm nghèo hoặc thậm chí bị đột tử? Về lý thuyết, người đứng đầu Điện Kremlin có thể cầm quyền đến năm 2036, khi đó ông ta 84 tuổi. Điều này là hiện thực kể từ khi hiến pháp Nga sửa đổi cách đây hai năm. Vào thời điểm đó, giới hạn hai nhiệm kỳ đã được bãi bỏ và tổng thống thậm chí còn được trao nhiều quyền lực hơn. Trong trường hợp ông không còn có thể giữ chức vụ, hiến pháp Nga cũng đã có quy định về những thủ tục phải xúc tiến.

Điều 290 của hiến pháp và luật bầu cử tổng thống quy định: “Hiến pháp Nga quy định nếu tổng thống Nga chết, thủ tướng, hiện nay là Mikhail Mishustin, sẽ trở thành tổng thống lâm thời. Mọi quyền hạn của tổng thống Nga đều được trao cho thủ tướng, kể cả quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng có những ngoại lệ: tổng thống lâm thời không thể giải tán quốc hội, Duma Quốc gia, không được tiến hành trưng cầu dân ý toàn quốc và sửa đổi hiến pháp.

Ngoài ra, nhiệm kỳ của tổng thống lâm thời cũng bị giới hạn. Hiến pháp quy định các cuộc bầu cử mới trong vòng ba tháng và Hội đồng Liên bang, Thượng viện của Quốc hội Nga, có hai tuần để ấn định ngày bầu cử. Nếu điều đó không xảy ra, Ủy ban Bầu cử Trung ương sẽ tiến hành các cuộc bầu cử mới một cách nhanh chóng.

Theo chuyên gia Nga, quy trình này cũng được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, người ta không xác định rõ về loại bệnh gì và mức độ nghiêm trọng của bệnh này là như thế nào. Kết quả là, có “nhiều câu hỏi còn để ngỏ”. Một lý do tại sao có quy định mơ hồ trong trường hợp bị ốm, tất nhiên trong thực tế vấn đề tình trạng sức khỏe của Tổng thống Nga luôn và vẫn là một vấn đềvề an ninh quốc gia: “Lý tưởng nhất là trong trường hợp này sẽ có một ủy ban y tế, các bác sĩ riêng của tổng thống, sẽ thông báo cho thủ tướng nếu tổng thống có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. ” Ủy ban Y tế sẽ phải quyết định về việc có chuyển giao chính thức công việc của tổng thống cho thủ tướng hay không./.

Nguyễn Xuân Hoài biên dịch

- Quảng Cáo -