Trong tình hình bế tắc vì hết room tín dụng và không phát hành trái phiếu được, đại gia BĐS cỡ Vinhomes còn đẻ ra kiểu “huy động vốn” mới để tự cứu mình.
Đó là Cty VMI JSC được thành lập bởi vốn góp của ông Phạm Nhật Vượng (90%), bà Phạm Thu Hương (5%) và Vinhomes (5%),
Đọc bài “CEO VMI phản biện các nghi ngờ về công ty BĐS mới lập của ông Phạm Nhật Vượng”, tôi thấy CafeF đã cho CEO “đánh bóng” VMI JSC, mà thiếu bằng chứng xác thực để bác bỏ các nghi ngờ trúng tẩy của dư luận.
VMI JSC sẽ mua một BĐS hình thành trong tương lai của Vinhomes, thí dụ căn hộ 6 tỷ đồng, thì nhà đầu tư (NĐT) chỉ cần có 2% giá trị, tức 120 triệu đồng là có thể “gia nhập thị trường với VMI JSC”, chứ không phải “đăt cọc” căn hộ đó (ảo)!
Với một sản phẩm BĐS cao cấp, hình thành trong tương lai có giá trị rất cao, VMI JSC sẽ chia thành 50 phần, cho 50 NĐT mua hùn, sau 5 năm sản phẩm đó hoàn thành, nếu giá tăng nhiều lần VMI JSC không tự động bán để chia vốn + lãi cho họ!
Theo thỏa thuận liên kết đầu tư, BĐS chỉ được bán khi nhóm nhà đầu tư nắm giữ trên 50% giá trị BĐS đồng thuận và lợi nhuận tối thiểu đạt 7,5%/năm.
Nếu đa số đồng thuận, VMI JSC sẽ đăng bán công khai trên thông tin trực tuyến của VMI JSC hoặc các trang thông tin online mà Công ty hợp tác. Giá bán sẽ được chốt cho khách hàng nào trả cao nhất!
CEO VMI khoe mô hình này rất giống Quỹ tín thác đầu tư BĐS (REIT) trên thế giới. Nhưng REIT chỉ đầu tư vào BĐS đã hình thành và đang cho thuê (Cao ốc, Văn phòng cho thuê, KS, nhà hàng, chung cư). Quỹ REIT sẽ lấy tiền lời (cho thuê trừ chi phí) chia lãi cho NĐT.
Năm 2017, Techcombank lập quỹ REIT đầu tiên là TCREIT. Chứng chỉ quỹ TCREIT niêm yết tại HOSE. Trong 5 năm qua, hầu như không có giao dịch, thị giá của quỹ rớt 30% so với giá góp ban đầu, quy mô của quỹ chỉ vỏn vẹn 50 tỷ đồng.
VMI JSC khoe vốn điều lệ khủng 18.000 tỷ đồng, nhưng toàn bằng cổ phiếu, nên vốn lưu động bằng tiền tươi không có nhiều được. Tóm lại, tham gia cùng VMI JSC là mua BĐS ảo qua hình thức cho vay lấy lãi cam kết tối thiểu 7,5%./.