Vào thập niên 70 thế kỷ trước, cuộc khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng đến mức, không chỉ biến dầu thô thành vàng đen mà còn biến Trung Đông thành thánh địa tranh bá… Thời điểm ấy các nước Âu Mỹ không cạnh tranh nổi, đành nhìn những dòng xe hơi mẫu mã đẹp, bền, tiết kiệm năng lượng, giá phải chăng…, của Nhật Bản tràn ngập thị trường.
Sau đó, ngành công nghệ tin học thế giới phát triển như vũ bão khiến đất hiếm trở nên hiếm và quý giá hơn dầu khí, vì không có đất hiếm không thể chế tạo vi mạch, con chip… TC là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới nên được nhiều nước săn đón khiến Ông Đặng Tiểu Bình tự hào tuyên bố :
“Trung Đông có dầu khí, Trung Cộng có đất hiếm”.
Đúng vậy, vào thập niên 70 thế kỷ trước, các nước Trung Đông lên đời nhờ dầu khí, được các nước lớn nhỏ trên thế giới cầu cạnh, o bế…
Sang đầu thế kỷ mới, thế kỷ 21, Công nghệ thông tin phát triển vũ bão, TC được nhiều nước cầu cạnh, o bế như đã từng o bế các nước Trung Đông thế kỷ trước, vì TC là nước cung cấp đất hiếm chủ yếu cho thế giới. Bởi thời điểm ấy người ta nghĩ trữ lượng đất hiếm tập trung hầu hết tại TC, các nước khác có trữ lượng rất ít .
Trong cuộc tranh chấp đảo Điếu Ngư với Nhật hồi 2013, TC đã vũ khí hoá đất hiếm, ngưng bán đất hiếm cho Nhật để gây sức ép…
Và trong cuộc thương chiến với tổng thống Mỹ Donald Trump, Tập Cận Bình cũng đã sử dụng đất hiếm để trả đũa. Song có vẻ như ưu thế độc quyền đất hiếm của TC chưa tạo ra sức ép cần thiết cho các mục tiêu tranh chấp của TC, chưa thể gây khủng hoảng đình đám như dầu khí xưa và nay…
Thì nay thêm chuyện Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra mỏ đất hiếm khổng lồ có thể cung cấp cho nhân loại sử dụng ngàn năm, nên xem như ưu thế đất hiếm của TC không còn tạo được uy lực như một loại vũ khí trả đũa hoặc trừng phạt các nước khác…
NK