Không thể ra lệnh kiểu vô pháp

- Quảng Cáo -

Thái Hạo

Thứ nhất, viết – vẽ vào sách là quyền của học sinh. Đó là tài sản cá nhân, người ta có quyền sử dụng nó theo ý mình, miễn không phạm pháp. Không thể ra lệnh kiểu vô pháp như BGD được.

Thứ hai, thấy nhiều người kêu ca việc sách chỉ dùng được một lần. Tôi mua cho con 1 cuốn vở hết 7 nghìn đồng, thay vì viết vào sách, giờ viết vào vở thì cũng không phải là tiết kiệm gì nhiều hơn đâu. Vì thế, thay vì cấm học sinh thì nên có quy định đối với gv, rằng không được ép học sinh phải viết vào sách, mà có thể cho các em kèm theo một cuốn vở/những tờ giấy trắng để ghi chép, nếu các em muốn giữ sách lại cho ai đó sau này.

Thứ ba, ghi ngay vào sách có cái tiện lợi của nó. Khi đọc sách, tôi vẫn thường đánh dấu trực tiếp vào những chỗ cần ghi chú. Không phải ai cũng có em út để mà phải giữ sách lại cả. Có những học sinh học sách xong sẽ không cho ai hoặc không có ai để cho, các em sẽ giữ lại để có thể ôn bài về sau, hay chỉ đơn giản là bán/cho bà đồng nát.

- Quảng Cáo -

Thứ tư, tránh lãng phí thì tốt rồi, không cần bàn. Nhưng đánh đồng tất cả học sinh với nhau trong một quy tắc cứng nhắc thì phản giáo dục. Không nên ôn nghèo kể khổ mãi.

Sách giáo khoa điện tử như ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị? Tốt thôi. Nhưng có cho học sinh mang điện thọai, laptop, máy tính bảng… vào phòng học không? Nếu phải mang đi in ra mới dùng được thì cũng giống không!

Thứ năm, sách giáo khoa, miễn phí được thì tốt nhất; nếu không thì buôn bán theo quy luật cạnh tranh tự do. Làm sách, in sách, bán sách…, tự do. Học sinh sẽ chọn bộ nào rẻ nhất mà hay nhất/phù hợp nhất để mua./.

Thái Hạo

- Quảng Cáo -