Vì sao nhiều cựu quan chức khóc lóc xin lỗi Đảng?

Tất Thành Cang khóc lóc trước tòa
- Quảng Cáo -

Hoài Nguyễn – (VNTB)Nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử nghị án, ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư Thành ủy TP.HCM) bật khóc.

Ông Cang cũng nhắn gửi đến cán bộ cấp dưới hãy vì trách nhiệm lương tâm khi trình bày báo cáo với các cấp.

Ông Cang khóc lóc nói, trong suốt quá trình công tác, ông luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 20 năm là Đảng viên, bản thân ông luôn quan niệm phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng phân công.

“Bị cáo luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, trong bất cứ hoàn cảnh nào bị cáo cũng không bao giờ phản bội lý tưởng Đảng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không ngại khó, không ngại khổ cùng tập thể giải quyết nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, hoàn thành trách nhiệm với nhân dân thành phố. Bị cáo luôn thực hiện nhiệm vụ vì sự ổn định, phát triển của thành phố, dân giàu nước mạnh. Chưa bao giờ giải quyết việc gì mà tư lợi cá nhân” – ông Cang trình bày.

- Quảng Cáo -

Ngoài ra, ông Cang còn nói rằng vụ án xảy ra có liên quan đến ông nhưng nằm ngoài suy nghĩ và mong muốn của ông. “Mong hội đồng xét xử quan tâm, xem xét đầy đủ, khách quan cho bị cáo. Qua đây, bị cáo muốn gửi lời xin lỗi tới gia đình vì đã làm ảnh hưởng đến truyền thống gia đình” – ông Cang nói.

Bị cáo Tất Thành Cang cũng bày tỏ mong muốn các cán bộ công chức vì lương tâm, trách nhiệm, vì nhân dân khi trình bày báo cáo với các cấp chính quyền cần trình bày trung thực, đầy đủ, khách quan để người lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.

Nói lời cuối trước toà sáng 17-1-2018, Trịnh Xuân Thanh đã liên tục khóc, nghẹn ngào xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mong có cơ hội được trở về nhà bên bố mẹ, người thân.

“Bị cáo rất ân hận, rất hối hận. Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con”, Trịnh Xuân Thanh khóc nấc, nói lời cuối cùng trước toà.

Tuy không khóc, nhưng ông Đinh La Thăng đã viện dẫn đến lời của Tổng bí thư trong bào chữa khi nói về việc xử lý cán bộ sai phạm: “Mỗi việc đều có bối cảnh và nguyên nhân của nó. Do đó phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện, có cách nhìn hướng về tương lai để xử lý.

Xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được mà xử lý để cho họ khắc phục sửa chữa, để tiến bộ, trưởng thành và quan trọng để cho họ thấy sai. Khi Tổng Bí thư phát biểu ý này, bị cáo thấy được, cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của Tổng Bí thư. Bị cáo thấy rằng đây là tư tưởng của Bác Hồ đã được cụ thể hóa…

Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát có đường lối xử lý công tâm khách quan trong bối cảnh của thời điểm. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét với tinh thần thấu tình đạt lý, đúng căn cứ, pháp luật và công bằng cho cán bộ dầu khí, không vì tư lợi mà chỉ muốn tập đoàn phát triển nhanh theo đúng kỳ vọng của Chính phủ”.

“Bị cáo xin lỗi Đảng, nhân dân và các thế hệ người lao động dầu khí vì sai phạm của mình” – ông Thăng kết thúc bài bào chữa của mình như một tham luận hùng biện với nhiều nghẹn ngào.

Vì sao có nghẹn ngào nước mắt quỵ lụy, và cũng có nghẹn ngào của cám cảnh?

Có lẽ sự nghẹn ngào của các quý ông cựu đảng viên ở trên là tất yếu, bởi không nghẹn ngào sao được khi mà một Đảng sinh ra từ nhân dân, nguyện chiến đấu quên mình vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; phấn đấu hết mình vì lợi ích của nhân dân, vậy mà ở một số nơi, một số thời điểm lại tiếp tục có biểu hiện xa dân, rời dân, suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân.

Không nghẹn ngào sao được khi một số đồng chí của các quý ông kể trên, họ là cán bộ cao cấp cả đương chức và nguyên chức, nhưng lại có những việc làm chưa gương mẫu, nói không đi đôi với làm, ảnh hưởng đến uy tín, đến hình ảnh của Đảng, song vẫn bình chân như vại, còn quý ông thì phải vướng vòng lao lý bởi chính các đồng chí của mình…

- Quảng Cáo -