Từ mấy năm nay, vụ Trường Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) cấp hàng trăm bằng giả đang làm nóng dư luận.
Sau khi vụ việc bị bại lộ, ngày 2/8/2019, Dương Văn Hòa – hiệu trưởng và một số quan chức bị bắt.
Ngày 30/7/2021, Viện KSNDTC ban hành cáo trạng truy tố bị can Dương Văn Hòa, hiệu trưởng, cùng 9 người khác về tội “giả mạo trong công tác”.
VKS cáo buộc các bị can đã cấp 429 bằng giả và 2 giấy chứng nhận giả, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỉ đồng.
Đồng thời VKS cũng xác định có nhiều người mua bằng là cán bộ công chức. Rõ ràng là những người mua bằng này chỉ vì mục đích duy nhất là để tiến thân.
Đáng chú ý trong số này có 67 người đã dùng bằng giả để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.Vì vậy mà những người này đang “ngồi trên đống lửa”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ quan điều tra không mấy khó khăn để tìm ra danh sách, tên tuổi và địa chỉ những người dùng bằng giả ĐHĐĐ. Vậy mà…
Báo VietnamNet ngày 30/7 đưa tin: “Không xác định được nơi công tác của nhiều người dùng bằng giả ĐH Đông Đô”
Theo đó: “Có 221 trường hợp được cấp văn bằng giả của Trường Đại học Đông Đô đã xác định được họ tên, tuổi người được cấp bằng, nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác”.
Thật là đau khổ cho CAVN, đã từng được cho là giỏi nhất thế giới, mà nay một việc tưởng chừng rất đơn giản, thế mà đành…bó tay.
Nói về nạn bằng giả, và đạo văn thì VN có truyền thống từ lâu. Ngay cả cựu BT Phùng Xuân Nhạ, người đã đề nghị thay tên học phí thành học giá, cũng bị GS Nguyễn Tiến Dũng, một trí thức gốc Việt ở Pháp, tố cáo đạo văn trong Luận án Tiến sĩ.
Báo Người Lao Động ngày 26/2/2018 đăng bài: “NÓI THẲNG: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng”.Nhưng bài báo chỉ sống được vài giờ, sau đó bị gỡ.
Năm 2014, Phó giáo sư Đàm Khải Hoàn, của Trường Đại học Y Thái Nguyên, đã nhận chạy bằng tiến sĩ y khoa với giá 200 triệu đồng.
Ngày 25/9/2020, Báo Môi trường &Xã hội có bài: “Bí thư tỉnh ủy Đák Lắk Bùi Văn Cương bị tố đạo luận án tiến sĩ, gian dối học thuật để trèo cao với mục đích không trong sáng”.
Theo đó “luận án TS của ông Bùi văn cường có 3 chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép 70% các công trình xuât bản trước đó”.
Người đứng đơn tố cáo là Võ sư Tiến sĩ Phạm Đình Quý của Trường ĐH Tôn Đức Thắng sau đó bị bắt vì tội dám “mò dái ngựa”.
Vào những năm Chín mươi, Bí thư huyện ủy Hàm Tân(Bình Thuận) kiện báo chí vì nói rằng ông này xài bằng giả. Theo vị bí thư này, thì con dấu trong tấm bằng Phổ thông Trung học của ông là con dấu thật, chữ ký của vị giám đốc sở GD&ĐT Bình Thuận là chữ ký thật, phôi bằng thật. Vậy nói tấm bằng của ông ý bằng giả là sai.
Trở lại vụ mua bằng giả tại ĐHĐĐ.
Có người đề nghị nên đưa danh sách những người mua bằng tại ĐHĐĐ vào tại liệu bí mật quốc gia. Chỉ có đưa vào tài liệu mật thì các đồng chí ấy mới không sợ bị lộ, và vẫn ung dung sử dụng tấm bằng giả đó để thăng tiến làm tiến sĩ, vào các cơ quan cao hơn.
Không biết trong “kho tàng kiến thức vô giá” của 499 vị ĐBQH khóa 15 này, có mấy tầm bằng của ĐHĐ Đ đã “tự ý chui vào”?
Theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, thì việc sử dụng bằng giả, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu vậy thì rất nguy cho các vị ấy.
Vì vậy chỉ khi đưa danh sách những người này vào diện bí mật quốc gia, thì mới có hàng rảo bảo vệ an toàn, để cho các vị ấy yên tâm cống hiến và thăng tiến trong sự nghiệp của mình./.
#quanchứccs #đạihọcđôngđô #bằnggiả