Đừng chôn vùi lịch sử bằng tình hữu nghị viển vông

- Quảng Cáo -

Phạm Minh Vũ|

Ngày 17-02, một ngày khó phai mờ trong tâm trí của người Việt Nam biết quan tâm cho vận mệnh của dân tộc. Một

ngày của lịch sử, nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi ngoai, day dứt không ít cho những người trở về từ cuộc chiến ấy.

Sáng 17-02-1979, hàng chục vạn đại quân của Trung cộng đã vượt biên giới mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Gần một tháng năm ấy, cuộc chiến tàn khốc do đảng cộng sản TQ mà đứng đầu là Đặng Tiểu Bình phát động, đã làm cho hàng vạn chiến sĩ, đồng bào chúng ta hy sinh, hàng ngàn ngôi làng thành bình địa.

- Quảng Cáo -

Một dấu mốc đau thương ấy, đúng ra hàng năm đảng, nhà nước phải tổ chức ngày kỷ niệm cho trang trọng để tưởng nhớ đến hàng vạn chiến sỹ đã hy sinh cho tổ quốc. Nhưng, nhà cầm quyền VN cố tình che giấu, thậm chí, trong sách lịch sử chỉ đúng vài dòng nhắc đến cuộc chiến ấy mà thôi, còn lại, để nhắc về cuộc nội chiến VN, gieo rắc cho thế hệ trẻ lòng căm thù Mỹ.

Nếu ca ngợi cuộc chiến thắng “Mỹ – Ngụy” ngày 30-04 hàng năm để nhắc về cuộc chiến hào hùng của “quân ta” thì không có lý do gì không nhắc về ngày 17-02? Tại sao lại làm phai mờ một giai đoạn hào hùng ấy?

Cuộc chiến vệ quốc 17-02-1979 là một giai đoạn đau thương của dân tộc, cũng như là giai đoạn nhục nhã của đảng cộng sản do Lê Duẫn lãnh đạo. Nói đúng ra, cuộc chiến ấy Nhân dân không hề quên, mà đảng cộng sản muốn quên thì đúng hơn. Vì sao đảng muốn quên?

Câu trả lời thực sự tưởng dài dòng, nhưng rất ngắn. Đó là do hệ luỵ của chính sách đu dây, mà nó nằm ở bản chất của đảng cộng sản VN.

Cuộc chiến Biên giới là do 2 đảng cộng sản Việt – Trung, nhưng lại kéo theo bao vạn người phải chết vì nó.

Cần nhắc lại nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến ấy là do sự đu dây của đảng csVN. Trong cuộc nội chiến Việt Nam 1954-1975, ngoài Liên xô ra, Trung quốc đã tốn nhiều tiền của, thậm chí cả về người cho cuộc nội chiến VN, nhưng sau 1975 kết thúc cuộc chiến, Đảng cs đã nghiêng về Liên Xô, nhất là dưới thời của Lê Duẫn, Lê Duẫn có đứa con gái học ở Liên Xô và lấy chồng ở đó như là con tin giữa 2 đảng 2 nhà nước.

Lúc cuộc nội chiến ở VN đang còn tiếp diễn, Liên Xô – Trung quốc đều mộng làm bá chủ khối XHCN, sự đấu đá giữa Liên Xô – Trung Quốc rất căng thẳng, có lúc đại sứ quán 2 nước ở Hà Nội xua quân qua gây sự với nhau. Vì đu dây nên Hà Nội phải tìm cách giải quyết cho yên lòng 2 Ông anh lớn. Bộ chính trị VN không biết giải quyết tình hình ra sao, phải chạy vào tìm HCM để dàn xếp, HCM kêu bấm còi báo động thì nhà ai về nhà nấy, quả nhiên khi 2 đại sứ quán Trung-Xô tưởng sắp đánh nhau to, còi báo động vang lên thì nhà ai về nhà nấy.

Tưởng là cùng hệ tư tưởng XHCN nhưng thực ra có ai chịu thua ai, đó là lý do VN phải đu dây.

Vì đu dây, nên Đảng cộng sản VN đã làm phật lòng Bắc Kinh, cái giá phải trả là ngày 17-02-1979.

Khi Liên Xô có nguy cơ sụp đổ thấy được, chỉ còn một nơi bám víu là trung cộng, nên đảng cộng sản chạy qua bái lạy trong cái gọi mật nghị Thành Đô.

Vì sự nhục nhã đu dây để gây ra cuộc chiến bi thương ấy, đảng cộng sản phải quên đi là điều dễ hiểu.

Dù là Đồng Minh tốt của Hoa kỳ, Nhật Bản không quên làm lễ kỷ niệm hàng năm cho các nạn nhân không may bị 2 quả bom nguyên tử gây ra. Vì chỉ có như vậy, mới nhắc thế hệ sau về lòng yêu nước và nhìn nhận đúng về lịch sử.

Bên cạnh đó, TQ là kẻ thù truyền kiếp của VN, điều đó không thể thay đổi về cả chiều dài lịch sử hay bề ngang của hiện tại, VN phải nhắc cho thế hệ sau về cuộc chiến biên giới 17-02, vừa để cho thế hệ trẻ nhìn nhận đúng lịch sử, vì thế hệ sau hiểu đúng lịch sử thì những người hy sinh cho cuộc chiến ấy mới nhắm mắt. Cũng như, tỏ lòng biết ơn về những anh hùng dân tộc đã dùng xương máu để cho núi sông sinh tồn. Chưa kể, Việt Nam là một dân tộc biết uống nước nhớ nguồn, sao đảng cộng sản lại chôn vùi lịch sử hào hùng ấy? Tôi nhắc lại, chôn vùi là có tội với tiền nhân.

Để kết thúc bài viết, tôi xin ghi ra 2 câu thơ của tác giả Trần Trung Đạo để nói lên nổi niềm còn vương cho thế hệ trẻ như tôi:

“NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI

SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG”

#chiếntranhbiêngiớiviệttrung

- Quảng Cáo -