Cả đời chiến đấu vì ghế, dễ gì “anh cả“ chịu buông?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng tiếp quản ghế tổng bí thư do Nông Đức Mạnh để lại. Cái ghế này vốn dĩ là có quyền bậc nhất trong bộ máy cai trị ĐCS, nhưng đến tay Nông Đức Mạnh thì ông ta đánh mất gần hết quyền lực về tay Nguyễn Tấn Dũng. Vào ngày 25/05/2012, trong Hội nghị trung ương 5, Nguyễn Phú Trọng ra Kết luận 21-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Mục đích để làm nền tảng cho công cuộc việc tấn công truất phế Nguyễn Tấn Dũng.

Đến hội nghị Trung ương 6 diễn ra vào ngày 01/10/2012, lúc đó ông Trọng chọn liên minh với Tấn Sang quyết lật Nguyễn Tấn Dũng bằng hình thức kỷ luật, thế nhưng kết quả thất bại. Ức quá ông Trọng đọc diễn văn bế mạc mà nước mắt nghẹn cổ họng. Lúc đó ông trọng không dám gọi tên Nguyễn Tấn Dũng mà thay bằng “một đồng chí” một cách chung chung. Trương Tấn Sang  thì cũng vậy, ức quá ông trở về Sài Gòn họp cử tri để xả cơn tức, tuy nhiên ông Sang cũng giống ông Trọng là vẫn không dám nói thẳng tên ông Dũng mà chỉ dám ám gọi là “đồng chí X” mà thôi.

Như vậy ở hội nghị Trung ương 6, ông Trọng và ông Sang dùng chiến thuật “đánh phủ đầu” ông Dũng đã thất bại. Từ đó ông Trọng chuyển sang chiêu khác, ông dùng kế sách “giương đông kích tây” để lấy lại lợi thế từ từ. Để “giương đông”, thì ngày 01/01/2013 ông Trọng kéo Nguyễn Bá Thanh về Hà Nội giao cho chức Trưởng Ban Nội Chính và xúi Thanh nghênh chiến với Ba Dũng. Nguyễn Bá Thanh đang muốn có một suất trong Bộ Chính Trị nên hăng máu công khai tuyên chiến với Ba Dũng rằng: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”. Thực sự Nguyễn Bá Thanh đã bị máu anh hùng làm mờ mắt không thấy được độ thâm của Nguyễn Tấn Dũng nên không lượng sức. Kết quả ngày 11/05/2013 dù được Nguyễn Phú Trọng giới thiệu vào Bộ Chính Trị nhưng Nguyễn Bá Thanh vẫn bị Dũng gạt ra rìa.

- Quảng Cáo -

Bị Nguyễn Tấn Dũng đá đau thế nhưng Nguyễn Bá Thanh cũng không nhận ra mình không phải là đối thủ của Dũng. Chính vì thế, Thanh càng hăng. Cuối năm 2014 Nguyễn Bá Thanh đã chơi dại, ông ta đến tham dự vụ xử án Dương Chí Dũng, mục đích để bóp “ngọc” của Nguyễn Tấn Dũng làm ông này phải dính đòn đau phải từ chức. Tuy nhiên, Ba Dũng đã tung đòn đá Nguyễn Bá Thanh bằng một “cú giò lái” chí mạng. Kết quả, Nguyễn Bá Thanh phải sang Mỹ chữa bệnh nhưng không qua khỏi và lìa đời ngày 13/02/2015.

Lại nói về Nguyễn Phú Trọng, tại sao ông ta dùng Nguyễn Bá Thanh? Thực ra Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng bản chất “thừa máu anh hùng nhưng thiếu suy nghĩ” của Thanh để “giương đông” buộc Nguyễn Tấn Dũng phải tập trung đối phó mà hở sườn “hướng tây”.

Khi Dũng bận chiến với Thanh thì ngày 01/02/2013, ông Trọng âm thầm giành lấy chức vụ Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng từ tay Nguyễn Tấn Dũng một cách ngọt ngào. Giành chức này rồi, Nguyễn Phú trọng rảnh tay nuôi lớn lực lượng này để chờ đến lúc đủ lực thì quật Dũng. Đây chính là kế hoạch “kích tây” của Nguyễn Phú trọng.

Đến đầu năm 2015, Nguyễn Bá Thanh chết và cũng là lúc Nguyễn Phú Trọng xây dựng lực lượng đủ mạnh để ra mặt nghênh chiến với Dũng. Cuối năm 2015 ông Trọng đã đủ sức và ông chơi một cú ra đòn cuối cùng, đó là đẩy Ba Dũng ra khỏi ghế thủ tướng và kết thúc sự nghiệp chính trị của ông này. Và từ năm 2016, Nguyễn Phú trọng ngày càng củng cố sức mạnh và gần như không còn đối thủ xứng tầm trên chính trường Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng là một người nghiện quyền lực nặng đến mức độ bất chấp. Để thâu tóm quyền lực thì ông đã làm rất bài bản, trong suốt nhiệm kì 2 ông tập trung sức lực và trí lực để dọn sạch thành phần cản đường. Thành phần cản đường ông có 2 loại:

loại thứ nhất đó là tàn dư của thế lực của đối thủ cũ mà chủ yếu là thế lực Nguyễn Tấn Dũng.

loại thứ nhì là thành phần không phải phe Dũng cũng không phải phe ông.

Sau khi dọn thì trong trung ương đảng chỉ toàn là thành phần ủng hộ ông là chủ yếu. Khi trung ương đảng chủ yếu là “phe ta” thì ông mới tính bài chiếm ghế Trần Đại Quang. Câu hỏi đặt ra là ông Quang chết là do căn bệnh tự nhiên hay có ai đó ra tay? Người ta nghiêng về khả năng là ông Trọng đã ra tay để chiếm. Bởi ông Trọng là kẻ nghiện quyền lực rất nặng.

Những người có thiện cảm với ông Trọng thì cho rằng, ông ta ngồi vào ghế chủ tịch nước là do trung ương đảng tín nhiệm ông mà mời ông vào chứ ông “không hề tham quyền cố vị”. Vâng! Ông có tham quyền cố vị hay không thì hãy xem cách bảo vệ quyền lực của ông là biết ngay. Ngày 14 /04/2019, ông có chuyến công tác “chui đầu vào hang hùm” ở Kiên Giang, tại đây ông bị “đột quỵ” một cách bí hiểm, nặng đến nỗi ông phải mất cả năm mới cơ bản hồi phục được. Lúc ông bị liệt nửa người, lẽ ra ông cần phải rời xa chính trường nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe, nhưng không! Ông lại quyết ôm chặt 2 ghế ấy bất chấp nó nguy hiểm đến tính mạng. Điều đó đủ chứng minh ông tham quyền cố vị chứ không phải “vì uy tín quá cao mà người ta cố nhét ghế vào mông của ông”. Nói chung, ông Trọng là hạng người thà chết chứ không buông ghế.

Hiện nay ông Trọng đã khỏe hơn năm 2019 rất nhiều, nếu không có gì thay đổi thì vào đại hội 13 diễn ra cuối tháng Giêng năm 2021 thì ông vẫn khỏe như bây giờ. Khi tử thần đến kề lưỡi hái vào cổ bảo ông buông quyền lực mà ông không chịu buông, thì lúc tử thần đã đi xa liệu ông có buông quyền lực không? Khó! Như vậy khả năng “anh cả học lớp 10B Nguyễn Gia Thiều” tiếp tục bám ghế không phải là không có khả năng xảy ra. Có lẽ Nguyễn Phú trọng muốn chết trên ghế hơn chết trên giường. Hãy chờ xem ông ấy sẽ chọn chết ở đâu?! Chỉ cần 1 tháng nữa là sẽ rõ thôi./.

-Đỗ Ngà-

#nguyễnphútrọng #tổngbíthư

- Quảng Cáo -