Máu lửa xứ người, cợt đùa xứ mình

Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quảng Cáo -

Hồng Dân – (VNTB) – Người Việt tại xứ Việt đang mơ rằng chưa biết bao giờ sân khấu chính trị ở nước nhà mới có đào kép mới với các tích tuồng mới cạnh tranh nhau, thay cho tấn trò đời ‘độc diễn’ quá đỗi già nua…

Nhà báo Nguyễn Thông hạ bút phê vai diễn sắp thôi nhận cát-xê từ tiền thuế của dân chúng: “Nguyễn Văn Bình hay gã nào trong băng đảng bị loại cũng thế thôi, bởi đúng ra phải loại tất, không đứa nào xứng đáng cả.

Nhưng ông tổng bí thư, bộ chính trị, nhất là ông trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính phải đứng ra xin lỗi đảng bộ và dân chúng hai tỉnh Kontum, Đắk Nông khi dù đã biết rõ mười mươi Bình sai phạm nghiêm trọng vẫn cử Bình về hai nơi đó chỉ đạo này nọ, nói thánh nói tướng, cho Bình làm ông nọ bà kia. Như thế là xúc phạm bộ máy lãnh đạo của địa phương, coi dân địa phương đó không ra gì, ít nhất cũng xúc phạm vùng Tây Nguyên vốn được xem địa bàn chiến lược. Mà nghĩ đi nghĩ lại, cả đám ông to bà nhớn vừa rồi đi chỉ đạo nói phét thánh tướng đâu hơn Bình bao nhiêu, có điều chưa phát lộ tội trạng ra thôi, chứ còn khả năng lãnh đạo thì ai cũng rõ khi họ chỉ biết cắm đầu vào giấy đọc như con vẹt”.

Cùng bàn luận sân khấu kịch trường chính trị, nhà báo tự do Lưu Trọng Văn nói rằng giờ ông không còn hồi hộp chuyện ai là ông chủ Nhà trắng, mà trở về chuyện lo lắng hơn nữa ở đảng đơn nguyên Việt Nam.

- Quảng Cáo -

“Ai thắng thì Mỹ vẫn là Mỹ một nước Mỹ vĩ đại, dân chủ, dân quyền, thịnh vượng và quyết liệt chống Trung quốc xã. Cuộc đấu giành 17 hay 19 ngôi vua trong đó có vua đầu đàn ở Việt Nam không do Dân quyết. Khốn nạn Dân gã. Ai thắng trong bốn ngôi chiến trường: tổng bí thư, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng công an sẽ nắm vận mệnh quốc gia có thoát Tàu cộng lẹ hay ‘em chả’ phụ thuộc bộ tứ này. Cuộc ngã đổ của Nguyễn Văn Bình, nhà kĩ trị và am hiểu kinh tế nhất trong Bộ Chính trị, ứng viên thủ tướng vào giờ G đã báo hiệu cái gọi là “đoàn kết trong đảng” chỉ là giả hiệu và cuộc chiến sinh tử bắt đầu. Phe kĩ trị bị một vố. Nhưng liệu phe chính trị trị và an ninh trị có an toàn? Gã dự báo sau cú ngã của Bình họ Nguyễn sẽ có cuộc đáp trả. Ai thuộc phe kia sẽ lãnh đạn đây? Do cuộc đấu này toàn lôi chuyện sai phạm kinh tế đã qua để đấu lại, hạ gục đối thủ nên Nguyễn Văn Bình bị bới thì bao anh ba, anh tư khác cũng dính chàm các vụ án trước đây đâu dễ an toàn?…” – nhà báo Lưu Trọng Văn ngao ngán sân khấu chính trị trên sàn diễn Hà Nội.

Cũng bàn luận lan man về chính trị xứ người, nhà báo Vũ Kim Hạnh nói rằng bà quan tâm việc Trung Quốc đã phải thay đổi ra sao trước nhiệm kỳ ông chủ Nhà Trắng là Trump.

Nhà báo Vũ Kim Hạnh viết: “Phần tôi, tôi cũng quan tâm nhưng quả thật, tôi lại quan tâm hơn chuyện Trung Quốc, đến chiến lược, kế hoạch 5 năm tới của họ, vì tôi tin nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên kinh tế cũng như xuất khẩu nông sản Việt Nam – huống chi, Tổng thống Mỹ thì có 4 năm, còn “Hoàng đế” Tập thì cai trị vĩnh viễn. Từ ngày 26 đến 29/10, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5 khóa 19 đã diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh với sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và gần 400 Ủy viên Trung ương. Kết quả hội nghị: giai đoạn 2021-2025, Trung Quốc phải thành công trong 6 lĩnh vực chính là phát triển kinh tế, cải cách mở cửa, văn minh xã hội, văn minh sinh thái, phúc lợi cho người dân và quản trị quốc gia hiệu quả. Và 12 giải pháp được đề ra, trong đó sáng tạo và tự lực tự cường về khoa  học công nghệ được đặt lên hàng đầu, để hiện đại hóa và phát triển Trung Quốc. Trung Quốc chính thức đưa khái niệm “Tuần hoàn kép” chỉ đạo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tới. Nội hàm của khái niệm này gồm 2 phần: “tuần hoàn trong nước” và “tuần hoàn quốc tế”, trong đó tuần hoàn trong nước tập trung vào thị trường nội địa và tuần hoàn quốc tế là giao thương với bên ngoài. Trung Quốc tập trung đẩy mạnh nhu cầu nội địa và tận dụng thị trường trong nước, tập trung nâng cao năng lực tự cung tự cấp. Rõ ràng, kế hoạch 5 năm tới là đầy tham vọng với chủ trương “tập trung đổi mới công nghệ, tự chủ kinh tế và mở cửa hơn nữa với bên ngoài”. Kể cả trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cũng như Tầm nhìn đến năm 2035, các vấn đề về đổi mới công nghệ, tự chủ kinh tế và mở cửa đều được Trung Quốc hết sức quan tâm. Trong 12 nhóm giải pháp thì sáng tạo và tự lực tự cường về khoa học công nghệ được đặt lên hàng đầu. Nhóm giải pháp thứ 3 được nhấn mạnh là: hình thành thị trường trong nước lớn mạnh, thiết lập cục diện phát triển mới với nền tảng chiến lược là mở rộng nhu cầu nội địa, thúc đẩy “tuần hoàn kép”, tức nâng cao năng lực tự cung tự cấp. Điều đó cho thấy, trước những khó khăn do quan hệ với Mỹ và các nước có những căng thẳng phức tạp, hiện nay, Bắc Kinh đã có “nhận thức chuẩn xác sự thay đổi, đối phó khoa học với thay đổi và chủ động thay đổi”…

Theo nhận định của nhà báo Vũ Kim Hạnh, thì Trung Quốc đã phải thay đổi để phù hợp những luật chơi mới mà ông chủ Tòa Bạch Ốc tận bên kia bờ đại dương đặt ra.

Còn Việt Nam thì sao? – Chẳng lẽ lại vẫn loanh quanh với những vở diễn cũ rích, đào kép thì chưa một ai từng có giải Thanh Tâm, hay Trần Hữu Trang chứ chưa vội mơ đến Billboard, Oscar…

Từ khóa nào cho sân khấu chính trị độc diễn xứ Việt?

- Quảng Cáo -