Theo luật, hằng năm tổng kiểm toán nhà nước ra Quyết định kiểm toán những cơ quan nhà nước sử dụng vốn ngân sách, trong đó có các bộ và tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ). Với kế hoạch năm 2020 thì Tổng Kiểm Toán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1866/QĐ-KTNN ngày 28/11/2019, tất nhiên là kiểm toán những khoản thu chi năm trước đó.
Theo Nghị quyết sô 73/2018/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 14/11/2018 thì ngân sách năm 2019 dành cho TLĐLĐ Việt Nam là 300 tỷ đồng. Thế nhưng kết quả kiểm toán năm 2020 của kiểm toán nhà nước với TLĐLĐViệt Nam, người ta phát hiện cơ quan này có dôi ra 29.000 tỷ đồng (29 ngàn tỷ đồng) gấp gần 100 lần ngân sách Trung ương phân bổ hằng năm cho cơ quan này, và hiện số tiền này được gởi tại các ngân hàng thương mại để kiếm lời. Cứ tạm tính lãi suất 7%/ năm thì hằng năm TLĐLĐ Việt Nam thu được 2030 tỷ (hai ngàn không trăm ba mươi tỷ), một con số rất lớn. Số tiền dư ra này được phía TLĐLĐ giải thích rằng, nguồn tài chính gần 29.000 tỉ gửi ngân hàng không phải của một năm mà là của toàn bộ hệ thống tổ chức công đoàn tích lũy suốt từ khi có luật Công đoàn về thu phí công đoàn và công đoàn phí, đồng thời số tiền lãi được đưa vào nguồn thu hằng năm cho TLĐLĐ.
Liên đoàn lao động hay bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, sơ đồ tổ chức theo hình tháp. Nghĩa là ở vị trí càng cao thì số cơ quan càng ít đi và nhân sự cũng ít, vậy mà công đoàn cấp trên chiếm 68,1% tổng chi, còn Liên đoàn Lao động tỉnh/thành phố và công đoàn ngành chỉ được giữ phần còn lại, trong khi đó công đoàn cấp cơ sở phải đảm nhiệm chi cho vấn đề người lao động và khối lượng nhân viên khổng lồ. Chưa hết, trong số tiền ít ỏi ở LĐLĐ cấp cơ sở được chia ấy họ không chi hết mà cắt xén 0,9% lại trên tổng số tiền đáng lẽ họ phải chi. Khi dòng tiền dồn lên trên quá lớn, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của người lao động bị bỏ phế, chắc chắn là như vậy.
Đây là một hiện tượng bất thường. Ở đây phát sinh ra nhiều câu hỏi lớn, một câu hỏi cho cơ quan kiểm toán, hai câu hỏi cho TĐLĐLĐ Việt Nam và một câu hỏi cho LĐLĐ cấp cơ sở:
Thứ nhất, nếu số tiền này được tích lũy nhiều năm thì tại sao những đoàn kiểm toán nhà nước trước đó không phát hiện? Đây chính là dấu hiệu thông đồng giữa đoàn kiểm toán và lãnh đạo TLĐLĐ Việt Nam, cần phải truy ra ai là người chịu trách nhiệm vấn đề này?
Thứ nhì, theo thông báo của kiểm toán nhà nước thì chỉ riêng “nguồn thu khác” của TLĐLĐ Việt Nam đã gấp 2,2 lần nguồn chi. Vậy câu hỏi đặt ra là phần còn lại của “nguồn thu khác” và 300 tỷ mà ngân sách nhà nước rót xuống đi về đâu?
Thứ ba, với khoản dư 29.000 tỷ trong nhiều năm không bị phát hiện thì làm sao tiền lãi hằng năm của khoản tiền dư thừa này có thể đưa vào nguồn thu hằng năm của TLĐLĐ Việt Nam một cách hợp lệ được? Đã giấu khoản dư, thì ắt phải giấu luôn khoản tiền lãi của nó chứ? Giấu khoản dư mà đưa khoản tiền lãi vào sổ sách thì khác nào “lạy ông tui ở bụi này”, vậy mà nhiều năm đoàn kiểm toán nhà nước không phát hiện? Vậy khoản tiền lãi đó chui vào túi ai?
Thứ tư, ngoài số tiền 29.000 tỷ của TLĐLĐ Việt Nam thì còn có 0,9% kinh phí còn dư ra hằng năm do LĐLĐ cơ sở chi không hết, vậy các LĐLĐ cấp cơ sở đã dùng 0,9% nguồn chi vào việc gì sao kiểm toán không chịu làm rõ?
Qua 4 câu hỏi này chúng ta thấy một hình ảnh liên minh giữa cơ quan kiểm toán và TLĐLĐ Việt Nam hợp thức hóa trò hút máu người lao động của TLĐLĐ Việt Nam để trục lợi. Cho nên, tội không chỉ ở LĐLĐ Việt Nam mà tội của cơ quan kiểm toán cũng rất lớn. Thế nhưng qua vụ phanh phui này, cho thấy lợi ích nhóm đang khui vụ này chỉ để đánh vào lãnh đạo TLĐLĐ Việt Nam nên lỗi hệ thống của cơ quan kiểm toán thì cho qua. Đúng là chống tham nhũng XHCN, chống “có chọn lọc”./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-1866-QD-KTNN…
https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-quyet-73-2018-QH14…
https://thanhnien.vn/…/tong-ldld-viet-nam-noi-ve-viec…
https://thuvienphapluat.vn/…/Luat-Cong-doan-2012-142186…
https://baodautu.vn/kiem-toan-tai-chinh-cong-doan-tren…
https://enternews.vn/ban-khoan-tai-chinh-cong-doan-181220…
#liênđoànlaođộngvn #kiểmtoánnhànước #thamnhũng