Kết tội “thao túng tiền tệ“, công cụ lợi hại của Washington

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Đối với bất kỳ quốc gia nào, việc bị thâm hụt thương mại sẽ mang đến khó khăn cho quốc gia đó, vì sao? Vì họ phải xuất ngoại tệ dự trữ hoặc đi vay nước ngoài để thanh toán bù cho khoản thâm hụt ấy. Chính vì vậy mà Đức, Trung Cộng, Nhật bản vv… đều cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu để có thặng dư lớn, và từ đó chính phủ có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào để dễ bề ứng phó với khủng hoảng.

Với nước Mỹ, việc thậm hụt thương mại đã xảy ra liên tục từ năm 1976 đến nay, nhưng Mỹ vẫn cứ dẫn đầu thế giới về sức mạnh kinh tế. Đó là thực tế. Điều này cũng dễ hiểu vì dù cho Mỹ có thâm hụt như thế nào thì họ vẫn không phải đi vay để bù đắp, mà họ chỉ cần xuất đồng nội tệ của họ bù vào, đồng tiền mà họ có thể in được. Vì vậy, thâm hụt lớn không là vấn đề lớn của nước Mỹ. Chính nhờ tình trạng duy trì thậm hụt thương mại ấy, mà hằng năm đồng USD được xuất khẩu ra thị trường thế giới nhiều hơn bất kỳ đồng ngoại tệ nào khác và nó trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế mạnh nhất và cũng là đồng tiền được các quốc gia dùng làm dự trữ ngoại tệ nhiều nhất. Tất nhiên sức mạnh đồng tiền luôn gắn với sức mạnh nền kinh tế. Nếu nền kinh tế Mỹ chỉ đứng thứ nhì thế giới thì đồng USD không thể là đồng ngoại tệ mạnh nhất được. Ý thức được vấn đề đó mà chính quyền Mỹ qua các nhiều đời tổng thống luôn quyết tâm bảo vệ vị thế độc tôn của nền kinh tế Mỹ.

Ngoài Mỹ, thì quốc gia nào cũng muốn đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Biện pháp mà các ngân hàng trung ương thường chọn, đấy là ghìm giá đồng nội tệ sao cho có giá trị thấp một cách giả tạo so với USD. Khi giá trị nội tệ thấp, hàng nội địa quy đổi ra USD sẽ rẻ hơn tạo nên lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, vì hàng nhập khẩu được mua bằng USD nên nếu quy đổi ra đồng nội tệ thì nó sẽ có giá cao nên làm cho hàng nhập khó tiêu thụ. Nói tóm lại, ghìm giá đồng nội tệ là tạo sức mạnh xuất khẩu và cản trở nhập khẩu, từ đó đẩy thặng dư thương mại lên cao. Hình thức ghìm giá đồng nội tệ thấp hơn thị trường tự do ấy, chính quyền Mỹ gọi là “thao túng tiền tệ”.

- Quảng Cáo -

Để đối phó với những quốc gia thao túng tiền tệ, năm 1988 Mỹ đưa ra Đạo luật cạnh tranh và thương mại Omnibus 1988. Theo đó, hằng năm Bộ Ngân Khố Mỹ sẽ theo dõi, phân tích tỷ giá hối đoái để kết luận quốc gia nào thao túng tiền tệ và từ đó tổng thống mới ra chính sách đối phó. Nhật bản chính là quốc gia đầu tiên bị Mỹ dán mác “thao túng tiền tệ”.

Dựa vào kết luận đó, năm 1985, Mỹ kêu gọi 4 cường quốc gồm Pháp, Đức, Anh và Nhật Bản họp tại khách sạn Plaza thành phố New York để ký một thỏa thuận là giảm giá đồng USD so với đồng Yen Nhật. Sau khi hiệp ước Plaza được ký, hàng Nhật trở nên đắt đỏ trên thị trường thế giới làm cho xuất khẩu của Nhật Bản gặp khó khăn. Tuy nhiên, chính phủ Nhật khi đó đã đối phó với khó khăn này bằng cách đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài theo dạng FDI để khai thác nhân công giá rẻ, giảm giá sản phẩm. Và cuối cùng, hàng hóa Nhật lại rẻ và chiếm lĩnh thị trường thế giới và chiếm lĩnh luôn cả thị trường Mỹ.

Việc đồng Yen tăng giá sau hiệp ước Plaza đã mang đến cho nền sản xuất nội địa Nhật bản khốn đốn thật sự. Đồng tiền tăng giá người ta gọi là giảm phát, nó ngược với lạm phát. Tưởng giảm phát là tốt, nhưng không phải vậy. Nó vẫn mang đến khó khăn cho nền kinh tế không thua gì lạm phát. Thực tế khi giảm phát thì giá hàng hóa giảm nhưng tiền lương vẫn không giảm. Xét ở góc độ doanh nghiệp, khi hàng bị giảm giá mà phải chi trả tiền lương và các chi phí khác như cũ thì tất doanh nghiệp lâm vào khó khăn và sản xuất đình trệ. Mà hàng loạt doanh nghiệp lâm vào cảnh như thế thì kéo theo là nền kinh tế gặp khủng hoảng. Để đối phó, Ngân Hàng Trung Ương Nhật đã giảm lãi xuất để bung tiền nhằm kìm hãm đà giảm phát. Điều này dẫn đến hệ quả là dòng tiền tuông ra thị trường nhiều và nó đổ ồ ạt vào chứng khoán và bất động sản tạo nên hiện tượng bong bóng. Và kết quả, bong bóng nổ kéo theo kinh tế Nhật khủng hoảng hơn 2 thập kỷ qua và ngày càng tụt hậu lại ngày càng xa so với kinh tế Mỹ.

Như vậy qua đây chúng ta thấy rằng, Mỹ chỉ lấy lý do Nhật thao túng tiền tệ gây cho Mỹ thậm hụt thương mại để rồi dẫn đến cú đánh quyết định ở hiệp định Plaza. Thực tế, sau hiệp định Plaza hàng Nhật vẫn tràn vào Mỹ tràn lan chứ chẳng hạn chế gì được. Mỹ vẫn thâm hụt thương mại với Nhật ngày một tăng, nhưng kinh tế Nhật thì cứ chựng lại còn kinh tế Mỹ thì ngày càng bỏ xa Nhật. Vậy nên, gắn mác “thao túng tiền tệ” là một lá bài đánh nền kinh tế nước khác, đặt biệt là những nền kinh tế nào đe dọa vị trí độc tôn của Mỹ.

Trước khi đưa ra những đòn trừng phạt kinh tế nhắm vào Tàu, thì Mỹ cũng kết luận Tàu thao túng tiền tệ. Cách đối phó với nền kinh tế Tàu không dùng bài cũ đã đánh Nhật mà họ dùng chiêu thức khác. Nếu ngày trước, Mỹ phát động 2 cuộc chiến tranh với Nhật: chiến tranh thương mại và chiến tranh tiền tệ, trong đó đòn đánh tiền tệ là đòn quyết định. Thì nay Mỹ cũng phát động 2 cuộc chiến tranh với Tàu: chiến tranh công nghệ và chiến tranh thương mại. Dự đoán đòn đánh công nghệ là đòn quyết định.

Chính phủ Hoa Kỳ hay bất kỳ chính phủ nào cũng vậy, họ luôn muốn tăng nguồn thu ngân sách để giảm thâm hụt trong chi tiêu. Nhưng vì Mỹ là nước dân chủ nên việc cắt phúc lợi, tăng thuế đánh trực tiếp lên công dân Mỹ là không thể. Điều này sẽ dẫn tới phản ứng xã hội rất mạnh. Chính vì thế nên tổng thống Trump mới phát động chiến tranh thương mại đánh vào hàng Tàu. Việc đánh thuế lên hàng Tàu làm người ta nghĩ ngay rằng, đây là cách mà tổng thống Trump đánh vào nền kinh tế Tàu để giữ thế “độc cô cầu bại” của nền kinh tế Mỹ. Nhưng đây chỉ là mặt nổi, còn mặt ẩn đằng sau của nó là Trump muốn tăng nguồn thu cho chính phủ để tránh thâm hụt. Nói cho cùng đánh thuế lên hàng Tàu thì số tiền thuế thu được đó cũng do người tiêu dùng Mỹ phải trả chứ không ai khác.

Phát động chiến tranh thương mại nó là mũi tên bắn xuyên 2 mục đích, mục đích thứ nhất là tạo nguồn thu cho chính phủ và mục đích thứ nhì là làm suy yếu kinh tế Tàu- một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Nhưng nói cho cùng, chiến tranh thương mại vẫn không phải là đòn hiểm đánh vào nền kinh tế Tàu, mà đòn hiểm là chiến tranh công nghệ.

Thực ra Mỹ sản sinh ra Đạo luật cạnh tranh và thương mại Omnibus 1988 là để đánh vào những nền kinh tế nào muốn vượt Mỹ. Trước đây là Nhật và nay là Tàu. Tuy nhiên để cho fairplay thì năm 1988 và 1992 Mỹ cũng dán mác này với đồng minh Đài Loan của họ. Và tương tự vậy, để đánh Tàu thì nay Mỹ cũng dán mác “thao túng tiền tệ” với ông Việt Nam. Thực ra nếu đánh Tàu mà không đánh luôn ông Việt Nam là thiếu sót, vì đã từ lâu, Mỹ biết Việt Nam là nước cho Tàu mượn đường xuất sang Mỹ để hưởng ưu đãi thuế. Chẳng qua Việt Nam chơi dại cho Tàu lợi dụng mới bị ăn đạn của Mỹ chứ nếu khôn thì Mỹ đánh làm gì? Bị Mỹ kết tội “thao túng tiền tệ” âu cũng là bởi cái dại của Hà Nội.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53915790

https://home.treasury.gov/news/press-releases/sm751

https://www.americanmanufacturing.org/blog/entry/what-is-currency-manipulation-why-is-trump-saying-china-does-it-why-does-an

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_largest_historical_GDP

#thaotungtiente

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here