Xử án nâng điểm thi đại học – Sự cảnh cáo trước mùa thi đã đủ chưa?

Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn là người bị đề nghị mức án cao nhất. Ảnh: Hoàng Lam
- Quảng Cáo -

Người viết: Anh Hoàng

Ngày 11 tháng 5 năm 2020, tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 15 bị cáo trong vụ gian lận, nâng điểm thi tại kì trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình. Kết quả, theo bản luận tội, Viện kiểm Sát Nhân Dân đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Vinh 7-8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng bị truy tố tội danh này, Viện Kiểm Sát đề nghị phạt Đỗ Mạnh Tuấn 7-8 năm tù. Ngoài ra, Tuấn còn bị đề nghị phạt thêm 3-4 năm tù về tội nhận hối lộ, và các bị cáo khác nhận mức án 1,5 năm đến 6 năm tù. Trong đó, các bị cáo Bùi Thanh Trà, Nguyễn Đức Hoàng và Lê Thị Hồng bị đề nghị 2-2,5 năm tù treo. Quách Thanh Phúc, Nguyễn Tân Hưng và Đào Ngọc Thuật bị đề nghị 18-24 tháng tù treo. Bị cáo Phùng Văn Thụ 12-18 tháng tù treo.

Tương tự, tòa án cho mở phiên tòa xét xử vụ án nâng điểm thi trung học phổ thông tại Sơn La. Cụ thể, sáng nhày 21 tháng 5 năm 2020 Tòa Án Nhân Dân tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông Quốc Gia 2018.

Bị cáo Nguyễn Minh Khoa (nguyên cán bộ Công an tỉnh Sơn La) tại tòa sáng 21-5  Ảnh: DANH TRỌNG

Đây được xem là lời răn đe và cảnh cáo mạnh mẽ đến đến những người cầm cân nảy mực cho mùa thi trung học phổ thông Quốc Gia 2020 và nhiều năm nữa, họ cần hiểu rằng bất kì hành động sai trái nào đều sẽ bị trừng phạt thích đáng bởi pháp luật. Đặc biệt, ở lĩnh vực giáo dục là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển xã hội và kinh tế, những sai trái dù là nhỏ nhất cũng sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những sự cảnh tỉnh này có lẽ là chưa đủ, khi hiện tượng gian dối để kiếm lợi bắt nguồn cơ chế quản lý và điều hành bởi bộ giáo dục. Kể từ năm 2017, một tỉnh thành phố sẽ tổ chức một cụm thi trung học phổ thông và lấy điểm xét tuyển đại học (gộp hai kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học thành một). Hình thức này sẽ giúp các sở giáo dục, trường đại học giảm chi phí, thời gian, công sức so phương pháp cũ. Bản thân các học sinh và gia đình các học sinh không còn phải vất vả ngược xuôi trong đi lại và thi cử, cũng như tham gia vào các lò luyện thi như trước. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh từ hình thức này khi các trường đại học gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào. Để giải quyết vấn đề này, nhiều trường đại học đã thực hiện thêm các kì thi riêng, hoặc đặt ra các quy định riêng để kiểm soát chất lượng đầu vào tốt hơn. Ví dụ, trường đại học Ngoại Thương dùng tiêu chí điểm IELTS để tuyển thẳng. Đây là sự thay đổi cần thiết để duy trì chất lượng giáo dục đại học, và kiểm soát tốt tài chính khi nhiều trường đại học đang tự chủ tài chính thay vì phụ thuộc vào nguồn cấp từ bộ giáo dục.

- Quảng Cáo -

**

Nguồn tham khảo:

https://zingnews.vn/tuyen-an-vu-nang-diem-thi-o-hoa-binh-post1086792.html

https://tuoitre.vn/sang-nay-21-5-12-bi-cao-trong-vu-gian-lan-diem-thi-o-son-la-hau-toa-20200520160917079.htm

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here