Tham nhũng- căn bệnh trầm kha khó chữa ở Việt Nam

Từ trái qua: ông Trương Minh Tuấn, ông Nguyễn Bắc Son, ông Lê Nam Trà, ông Cao Duy Hải - Ảnh: TT.
- Quảng Cáo -

Người viết Anh Hoàng

Tình trạng tham nhũng, lạm quyền đã không còn gì là mới trong hệ thống chính trị và các dịch vụ công ở Việt Nam. Vấn đề này đã được thể hiện rõ thông qua số liệu thống kê và phân tích của tổ chức Minh bạch Quốc tế eV (Transparency International e.V) viết tắt là (TI). Đây là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Berlin, Đức, và được thành lập vào năm 1993. Mục đích của tổ chức là hành động để chiến đấu chống lại nạn tham nhũng trên toàn cầu và ngăn chặn các hoạt động tội phạm phát sinh từ tham nhũng.

Theo bảng số liệu này sẽ xếp các nước theo hình thức: nước có tỷ lệ tham nhũng càng cao thì xếp hạng thấp. Việt Nam trong năm 2019 xếp thứ 96 trong số 183 quốc gia, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam còn xếp sau Timor-Leste (93), Indonesia (85), Malaysia (51). Đứng đầu trong bảng xếp hạng này là Đan Mạch và Singapore một nước Đông Nam Á nhưng xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng này. Rõ ràng, tham nhũng đang là vấn nạn lớn của Việt Nam- một quốc gia đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng như hiện nay, khi các quan chức lạm quyền, nhũng nhiễu dân và doanh nghiệp, thu lợi từ các doanh nghiệp nhà nước để kiếm tiền.

Luật pháp thiếu công bằng nghiêm minh

- Quảng Cáo -

Nền pháp luật Việt Nam còn rất lỏng lẻo, thiếu công bằng nghiêm minh. Cụ thể, tình trạng hối lộ đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát. Ví dụ điển hình trọng vụ án  Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu, tên gọi tắt là Truyền hình An Viên, viết tắt là AVG (từ tên giao dịch tiếng Anh: Audio Visual Global). Theo như lời tổng bí thư- chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “Chưa bao giờ chúng ta xử được tội nhận hối lộ, như trước đây toàn là thiếu trách nhiệm và vi phạm việc nọ việc kia, gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng chưa bao giờ chúng ta thu được tài sản lớn như thế. Vụ AVG thu được cho Nhà nước số tròn là 8.500 tỉ đồng”.

Như vậy, trước đó đã có rất nhiều vụ việc nhận hối lộ nhưng đều chỉ bị nhắc nhở, khiển trách hay tự kiểm điểm mà thôi. Cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông chịu án chung thân dù đã khắc phục hậu quả nộp lại toàn bộ số tiền 3 triệu đô la Mỹ, tuy nhiên cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ người đưa hối lộ dù đã bồi thường hoàn toàn số tiền nhưng chỉ chịu mức án là 3 năm tù. Điều này có thể phản ánh sự thiếu nghiêm minh, công bằng của luật pháp Việt Nam hiện tại.

Quyền tự do ngôn luận bị hạn chế

Ở Việt Nam việc tố cáo, lên tiếng phản đối cá nhân, tổ chức nhận hối lộ và một việc làm rất khó khăn. Mọi thông tin trên phương tiện truyền thông đều bị kiểm soát đứng đầu là Bộ Thông tin và Truyền thông. Các cá nhân tố cáo hành vi nhận hối lộ không cẩn thận còn bị truy tố ngược vì hành vi đưa hối lộ. Một ví dụ điển hình là vụ án nhà báo Hoàng Khương năm 2012, khi anh  viết bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” đề cập đến vụ Huỳnh Minh Đức nhận 3 triệu đồng để “giải thoát’ cho xe đầu kéo sai quy định. Tiếp đến, Liên quan đến việc nhà báo Hoàng Khương “giải cứu” xe đua giúp bị cáo Trần Minh Hòa – bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, tức em vợ nhà báo Hoàng Khương. Tại tòa, bị cáo Hòa thừa nhận nội dung cáo trạng. Là đối tượng từng tham gia nhiều vụ đua xe trái phép và mới bị TAND TP.HCM xét xử về tội cướp giật tài sản cách đây ít ngày, Hòa thừa nhận: cuối năm 2009 có tham gia tụ tập cùng nhóm đua xe nên bị Công an quận Gò Vấp giữ xe. Vì là bạn thân của Nguyễn Đức Đông Anh nên Hòa đã điện thoại cho Đông Anh, nhờ Đông Anh nói với anh rể là nhà báo Hoàng Khương giúp đỡ. Sau đó, chính bị cáo Khương đã điện thoại cho Công an xác nhận vào đơn cho Trần Minh Hòa để Hòa lấy xe ra. Tương tự như lần trước, ngày 23/4/2011, Hòa sử dụng xe Suzuki Sport để đua xe và bị Công an quận Bình Thạnh bắt giữ. Hòa tiếp tục nhờ Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh nhờ nhà báo Hoàng Khương “giải cứu’ xe đua mà không cần phải làm bản kiểm điểm trước tổ dân phố theo quy định. Lúc đầu, Hòa nghe Đông Anh nói lại muốn lấy được xe phải chi 21 triệu nhưng vì Hòa không có tiền nên sau đó được giảm còn 15 triệu. Sau khi đưa cho Huỳnh Minh Đức 15 triệu đồng và lấy được xe ra, Hoàng Khương nhờ người giao lại cho Trần Minh Hòa. Vì Đức không trả đăng ký xe nên Tôn Thất Hòa đã nhiều lần gọi điện, thậm chí dọa dẫm nếu Đức không trả giấy đăng ký thì nhà báo Hoàng Khương sẽ viết bài về vụ Đức nhận hối lộ 15 triệu đồng.

Khi nghe thông tin trên, Đức có hứa sẽ trả nhưng không thực hiện nên Hoàng Khương đã viết bài “Giải cứu xe đua trái phép” và được Tuổi trẻ đăng ngày 10/7/2011. Trong cả hai vụ việc, Hoàng Khương không phải là người đưa hối lộ chỉ đưa thông tin, nói lên sự thật, vụ việc đưa và nhận tiền là có sự đồng thuận của cả hai bên là cảnh sát và bên bị tạm giữ xe. Tuy nhiên, Hoàng Khương đã bị khép tội đưa hối lộ với án tù 4 năm và cảnh sát Đức nhận mức án 5 năm tù.

Nguyên nhà báo Hoàng Khương tại toà (Ảnh: T.T)

Đây không phải lần đầu tiên người dân phản về tình trạng nhận hối lộ của các công nhân viên chức Việt Nam ở các lĩnh vực như: giao thông, y tế, giáo dục hay thuế vụ hải quan. Tuy nhiên, đây là một câu chuyện điển hình khi người tố cáo bị ra tòa và kết án, trong khi các câu chuyện khác, họ tố cáo thông qua các clip hay những bài viết trên mạng xã hội và hầu hết người tố cáo và bị tố cáo đều không phải ra tòa. Sau 8 năm kể từ vụ án nhà báo Hoàng Khương, chính phủ đã cho phép người dân được phép quay phim cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Ngày 15-1-2020, thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về việc người dân có quyền giám sát lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình chính thức có hiệu lực. Theo quy định, người dân sẽ có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thứ nhất thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật. Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ. Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thứ năm, giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. “Nhân dân giám sát công an nhân dân phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật”, điều 10 thông tư 67/2019 nêu rõ. Bên cạnh đó, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/02/2020 có hiệu lực từ 31/3/2020 nêu rõ trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi bị xử lý vi phạm hành chính.

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra; đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.

Ngoài buộc thôi việc, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc cách chức. Tuy nhiên, mức độ thực thi của các thông tư nghị quyết này đến đâu thì còn cần chờ thời gian trả lời, hơn nữa không chỉ cảnh sát giao thông rất nhiều ngành nghề khác của Việt Nam như giáo viên, bác sĩ, thuế vụ, hải quan đang hưởng lương nhà nước nhưng nhận hối lộ bằng nhiều hình thức khác nhau vẫn chưa có hình thức xử phạt, đó là điều đáng lo.

Xã hội tiếp tay tham nhũng

Đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp đang đi xuống trầm trọng ở Việt Nam. Trẻ em đến trường được học về đạo đức từ lớp một những chính những bậc phụ huynh, và các thầy, cô giáo những người dạy dỗ trực tiếp những đứa trẻ, lại đang đi ngược lại những giá trị đạo đức đó. Cụ thể, nhiều giáo viên xem việc phụ huynh tặng quà (phong bì tiền mặt, quà) vào ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là điều hiển nhiên và nếu phụ huynh nào không đến con của những phụ huynh đó sẽ bị trù dập, điểm kém. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng chấp nhận điều đó và định hướng con theo những ngành nghề như công an, bác sĩ hay công nhân viên chức làm việc tại các dịch vụ công vì lợi ích vô hình to lớn nghề nghiệp đó mang lại, thay vì đấu tranh chovấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ hiện nay. Cụ thể như vụ án chạy điểm vào trường đại học tại Sơn La 2018, vụ chạy điểm vào trường trung học phổ thông chuyên Hà Giang năm 2019 là hồi chuông cảnh báo về sự suy đồi đạo đức của các cán bộ giáo dục, và chính những con người thiếu đạo đức đó lại đang dạy dỗ những lớp trẻ họ có thể sẽ đi theo vết xe đổ trong tương lai.

Họ sẽ là những công nhân viên chức trong tương lai và tiếp tục có thể nhận hối lộ hàng nghìn tỷ và xem là điều hiển nhiên họ được hưởng với vị trí họ đang ngồi.

Việc nhận hối lộ là trái với đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, tuy nhiên, ở Việt Nam không ai nghĩ vậy, họ cho rằng “ một người làm quan cả họ được nhờ”, họ nhờ người thân họ đang làm quan tất cả những gì có thể. Bản thân những người làm quan cũng không hề từ chối những điều đó vì đi kèm với những lời nhờ vả đó đều là những món lợi không nhỏ. Những quan chức đó không sợ hãi hay ăn năn bởi họ tin vào chiếc ghế quyền lực họ đang ngồi. Điều tồi tệ nhất đến với họ chỉ là bồi hoàn lại tiền trong vụ án họ bị truy tố và chịu mức án hai ba năm tù.

Liều thuốc cho căn bệnh này

Cần những liều thuốc cho căn bệnh này. Thứ nhất cần cải thiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ người tố cáo đi kèm với đó là xây dựng những khung hình, quy tắc cho mỗi ngành nghề và hình phạt cụ thể đối với hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, cần đưa pháp luật vào trong cuộc sống thay cho những giáo điều đạo đức mà thiếu tính răn đe, ngay cả với quan chức những kỉ luật đảng, tự kiểm điểm, nhắc nhở, khiển trách sẽ chẳng thể giúp những người vi phạm nhận ra lỗi lầm hay thay đổi hành vi của mình. Bên cạnh đó mức lương thứ bậc, biên chế cho nhóm công nhân viên chức đánh giá năng lực con người thông qua bằng cấp và tuổi nghề đã không còn phù hợp với nền kinh tế mở hiện nay. Chính phủ phải tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các dịch vụ công tư, cho phép doanh nghiệp tư kinh doánh ở mọi lĩnh vực, không còn tồn tại độc quyền. Đây là hình thức mà các nước phát triển đang làm, một ví dụ điển hình là các trường học tư tại nước ngoài luôn tốt hơn trường công, dù học phí cao hơn. Điều này kích thích các giáo viên sẵn sàng nộp đơn vào các trường tư vì thu nhập cao hơn, tuy nhiên những giáo viên tại những trường tư đều phải tuân thủ những quy tắc và đạo đức nghề nghiệp nếu vi phạm họ sẽ bị chịu những hình phạt theo cam kết hợp đồng. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều trường tư chất lượng như Vinschool. TH school góp phần tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành giáo dục, những giáo viên không đủ trình độ hay tiêu chuẩn đạo đức sẽ bị thải loại. Điều này cần được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Tình trạng biên chế vĩnh viễn ở công nhân viên chức cần chấm dứt thay vào đó là hợp đồng lao động cụ thể.

Nguồn tham khảo:

https://www.transparency.org/cpi2019

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vu-nha-bao-hoang-khuong-trung-uy-csgt-nhan-toi-87507.html

https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-lan-dau-tien-xu-duoc-toi-nhan-hoi-lo-20191230124935204.htm

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here