Câu chuyện hành trình Sea Games và những điều nhức nhối

- Quảng Cáo -

Hoàng Ngọc Anh

Đã ba tuần kể từ hành trình Sea Games 30 Việt Nam nhưng trong mỗi người Việt vẫn có gì đó cảm giác lâng lâng vì những chiến tích mà những Vận Động Viên (VĐV) ta đoạt được trên đất Philipphines, đó là chưa kể những khó khăn mà chủ nhà Philipphines đã dành cho chúng ta như về chất lượng sân bãi, những di chuyển khó khăn từ khách sạn đến nơi thi đấu và luyện tập và ngược lại, ẩm thực không phù hợp và thiếu đồ ăn. Nhưng vượt lên tất cả VĐV chúng ta đã giành 98 huy chương vàng đứng thứ hai trên bảng tổng sắp huy chương vượt Thái Lan sau 16 năm. Trước đó Việt Nam đứng trên Thái Lan vào năm 2003 khi Việt Nam là chủ nhà. Đăc biệt hơn sau 60 năm bóng đá nam Việt Nam mới lại đứng trên bục cao nhất khi nhận huy chương.

Hay như VĐV quần vợt Lý Hoàng Nam đã giành huy chương vàng Sea Games sau 52 năm với tấm huy chương vàng của tay vợt Võ Văn Thành năm 1967 và trước đó là của tay vợt Võ Văn Bảy năm 1961 tại SEAP Games tiền thân của Sea Games.

Lý Aline An, Đinh Quốc Tuấn, Võ Văn Thành, Tạ Duy Báu (từ trái sang).Nguồn: thanhnien.vn
- Quảng Cáo -

Nhưng sau những thành công đó vẫn còn đó những vấn đề của các cấp lãnh đạo và đội ngũ quan chức Việt Nam. Điều đầu tiên dễ nhận thấy là số lượng quan chức đi tham dự các kì đại hội nhưng không làm tốt trách nhiệm của mình, khi các vận động viên gặp khó khăn trong việc ăn uống, thiếu thức ăn, khó khăn trong đi lại. Điều này được phản ánh rõ trong câu chuyện của đội bóng đá nữ Việt Nam. Khi các thành viên đội bóng nữ thiếu ăn, huấn luyện viên Mai Đức Chung phải đi đổi tiền đi chợ mua thêm đồ ăn cho các cầu thủ. Mọi người có thể khen huấn luyện viên nhiệt tình, thương vận động viên như con. Nhưng măt khác, chúng ta cũng có thấy được sự thiếu chuyên nghiệp của đoàn Việt Nam chúng ta. Huấn luyện viên có trách nhiệm chuyên môn chứ không phải lo về bếp núc, chợ búa. Đây là trách nhiệm của đầu bếp, hay chuyên gia dinh dưỡng của đội bóng.

Nhìn sang VĐV Ánh Viên lại là một câu chuyện khác, dù cô đạt được 6 huy chương vàng tại kì đại hội lần này nhưng các thông số kết quả cho thấy sự thụt lùi của cô. Ở nội dung 400 m hỗn hợp là sở trường của cô ở Asian Games là 4 phút 42 giây 81 còn ở Sea Games là 4 phút 47 giây 96, kém hơn 6 giây. Đây thực sự là con số lớn ở cự ly bơi ngắn. Người ta đổ cho khả năng huấn luyện của HLV Đặng Anh Tuấn và không có kế hoạch đầu tư chuyên sâu cho một nội dung như cách HLV Singapore áp dụng cho Schooling VĐV đã hạ gục Micheal Phelps để giành lấy tấm huy chương vàng Rio Olympic ở nội dung 100 m bơi bướm. Dù cho Ánh Viên được đầu tư đi tập huấn tại Mỹ dài hạn. Nhưng cần nhìn lại, bản thân các quan chức đã tham lấy cái danh hão mà ép HLV cho VĐV luyện tập ở nhiều nội dung khác nhau. Hãy nhìn cách Park Hang Seo đưa đội tuyển U23 Việt Nam đến tấm huy chương vàng. Ông được quyền gọi những cầu thủ ông muốn, có kế hoạch tập huấn riêng và đội ngũ trợ lý chuyên môn do ông chỉ định. Ngay cả địa điểm tập huấn, thời gian cũng là do ông quyết định. Liên đoàn bóng đá Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu của ông. Ông cũng không biết đọc hay nghe, nói tiếng Việt vì vậy ông chả có một áp lực nào từ phía báo chí hay người hâm mộ. Còn các HLV Việt Nam khác hoàn toàn họ bị chi phối bởi các quan chức, báo chí và người hâm mộ. Có thể chuyên môn các HLV ngoại không hơn HLV nội là bao nhưng sự quyết đoán và không áp lực đã mang đến cho thành công.

Chưa hết, bản thân các VĐV cũng phải chịu những thiệt thòi, những khoản tài trợ cũng chẳng thể đến tay hết hoàn toàn các VĐV mà có thể vào túi các quan chức một phần mà họ gọi là đóng góp cho hoạt động tổ chức và luôn nói rằng đó là do VĐV tình nguyện. Các tay vợt phải hy sinh thời gian cho các cuộc cạnh tranh quốc tranh mang lại cho họ những kết quả tốt cả về chuyên môn lẫn vật chất. Như tay vợt Lý Hoàng Nam đã dành 3 tháng để tập luyện cho Sea Games khiến trên bảng xếp hạng ATP bị tụt hạng do không tham dự các giải do ITF tổ mà anh đã tiến sâu ở các giải đó vào năm ngoái.

Đấy đều là những vấn nạn của nền thể thao Việt Nam mà nếu không được giải quyết dứt điểm thì sẽ không bao giờ được những bứt phá. Những tấm huy chương như huy chương bạc của Hoàng Anh Tuấn ở môn cử tạ tại Olympic Bắc Kinh 2008 hay huy chương vàng Olympic tại Rio 2016 của tay súng Hoàng Xuân Vinh cũng sẽ mãi chỉ là nét chấm phá mờ nhạt trong bức tranh xám xịt do chính phủ Việt Nam & liên đoàn thể thao Việt Nam và các vị lãnh đạo vẽ lên mà thôi.

Người viết: Hoàng Ngọc Anh

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here