Hội nghị trung ương 11 khoá 12- Lãng nhách

- Quảng Cáo -

Thanh Hieu Bui|

hội nghị trung ương 11 khoá trước vào tháng 5 năm 2015 bàn về nhiều vấn đề quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại hội nghị lần ấy đã vạch ra những tiêu chuẩn chọn lựa các nhân sự chủ chốt để các uỷ viên thảo luận. Yếu tố trường hợp quá tuổi , tỉ lệ phụ nữ và biểu quyết danh sách chọn lựa để tiểu ban nhân sự làm căn cứ soạn báo cáo ở hội nghị trung ương 12, cũng như tán thành quyết định phân bổ các đại biểu dự đại hội đảng lần thứ 12.

Đến hội nghị trung ương 11 khoá 12 (ra trong tuần này, bắt đầu 7/10/2019) diễn ra trong một bầu không khí tẻ ngắt, ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đảng chỉ đặt cho hội nghị thảo luận về vấn đề đường lối, văn kiện.

Hội nghị có 5 mục, thì mục 4 là bổ sung vài thành viên vào ban kiểm tra trung ương, mục 5 là kêu gọi giữ đoàn kết, giữ vững chủ quyền và hoà bình. Hai mục này không có gì đáng để mà bàn cả.

- Quảng Cáo -

Mục 1 bàn về chính sách kinh tế cho khoá sau, cũng như nhìn lại thực hiện chính sách đã thực hiện.

Mục 2 bàn về ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách cho năm 2020.

Mục 3 bàn về tài chính của đảng và những gì bộ chính trị đã thực hiện.

Cả 5 mục này chẳng có gì đáng bàn, về chính sách, đường lối không có gì thay đổi. Các hướng vạch ra cũng như những hội nghị trước, thậm chí như nhiều năm trước. Không có gì thiết thực hoặc phản ánh kịp thời cuộc.

Để cứu cho hội nghị trung ương này thoát khỏi cảnh tẻ nhạt, hôm mở đầu báo chí đưa lời ông Trọng rằng cần phải nghiên cứu chính sách về biển Đông. Nhưng thực tế thì hội nghị cũng chẳng có gì rõ ràng về số phận biển, đảo Việt Nam ở biển Đông cả ngoài một chút nói sơ qua ở sáng hôm bế mạc về các hoạt động ngoại giao.

Nếu như trong ta so sánh với hội nghị trung ương 11 khoá trước cũng có 5 mục như sau.

Mục 1 – đánh giá ưu khuyết điểm của lãnh đạo, đặt ra tiêu chuẩn chọn lựa lãnh đạo khoá sau, soạn danh sách lãnh đạo để hội nghị trung ương 12 đưa ra biểu quyết.

Mục 2- Bàn bạc phân bổ số lượng đại biểu từng khu vực

Mục 3 – thảo luận về mô hình tổ chức chính quyền địa phương đổi mới.

Mục 4- Thảo luận xây dựng cảng hàng không Long Thành.

Mục 5- đây là mục cuối cùng, nên sẽ thường giống nhau, đó là đoàn kết, xây dựng đảng vững mạnh.

So sánh các mục bàn ở hội nghị trung ương 11 của khoá trước và khoá sau, có thể thấy đây là một hội nghị làm cho có thủ tục.

Tại sao hội nghị trung ương 11 khoá 12 này lại diễn ra tẻ nhạt như vậy ?

Câu trả lời rất về lý do đầu tiên rất đơn giản, vì quyền lực tập trung hết vào tay ông Trọng. Thường khi quyền lực tập trung vào tay một người thì chẳng có gì đáng bàn cả. Nhất là trong tình trạng sức khoẻ của ông Trọng không được tốt, ông chỉ xuất hiện lúc đầu và lúc cuối. Không có ông chủ trì, thì những ngày làm việc của các uỷ viên trung ương tất sẽ chẳng bàn tới những điều mà ông cần phải quản chặt , chẳng hạn vấn đề nhân sự khoá sau.

Trung ương 11 khoá 12 chỉ có một điểm đáng chú ý, là vai trò điều hành của ông Trần Quốc Vượng, ở trung ương lần này bàn nặng về chính sách, đường lối. Điều này khiến vai trò lãnh đạo của ông Vượng được nổi bật hơn, ông Vượng điều hành ngày thứ hai và ngày thứ năm của hội nghị diễn ra có 6 ngày.

Ông Phúc điều hành phiên đầu tiên, nhưng đấy chỉ là thủ tục vì ông Trọng là người đọc diễn văn khai mạc, sự có mặt của ông Trọng chẳng nói nên việc điều hành của ông Phúc có giá trị gì.

Ngày thứ hai ông Trần Quốc Vượng điều hành bàn về cương lĩnh, dự thảo.

Ông Phúc được điều hành trung ương vào ngày thứ ba bàn về báo cáo tổng kết và kế hoạch phát triển kinh tế năm 2021 đến 2025.

Ngày thứ tư bà Nguyễn Kim Ngân điều hành trung ương bàn về ngân sách nhà nước.

Ngày thứ năm lại ông Trần Quốc Vượng buổi sáng điều hành về điều lệ đảng, buổi chiều ông Trọng chủ trì công bố đưa thêm 4 người vào ban kiểm tra trung ương.

Ngày thứ sáu, bà Kim Ngân chủ trì cho ông Trọng đọc diễn văn bế mạc. Sự điều hành của bà Ngân hôm bế mạc cũng mang tính thủ tục như ông Phúc buổi khai mạc.

Tính ra chỉ ba vị Ngân, Phúc, Vượng đều có 2 buổi điều hành, nhưng nếu điều hành độc lập thì ông Vượng có trọn 2 buổi bàn về xây dựng đảng, còn 2 người kia chỉ có một buổi bàn về kinh tế, ngân sách.

Như vậy vai trò người kế nhiệm ông Trọng đã rõ ràng, đó là ông Trần Quốc Vượng.

Nhưng bao giờ chuyển giao kế nhiệm thì vẫn chưa thấy ai nhắc tới, có thể là khoá sau, giữa khoá sau, hoặc là hết khoá sau.

Không ai dám đặt vấn đề nhân sự lãnh đạo cao cấp, tức không ai dám bàn đến chuyện khi nào ông Trọng sẽ về hưu !!!

Có lẽ người ta còn tin tưởng vào ông Trọng nhiều quá, nên 100% đều không ai muốn bảo ông về. !!!.

Cứ đà này khoá tới lại có trường hợp đặc biệt là một ông cụ 77 tuổi, mang tiền sử đột quỵ, đi không vững vì tình thế bất đắc dĩ phải một người làm hai việc, đó là tổng bí thư và chủ tịch nước để dẫn dắt toàn đảng, toàn dân đi tới tương lai.

Cuộc đua tới chức tổng bí thư của Nguyễn Xuân Phúc, có thể khẳng định đã chấm dứt. Những phản ứng của Nguyễn Xuân Phúc trước đó với Trần Quốc Vượng sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp dị nhân xứ Quảng. Nếu ông Trọng để ông Vượng làm tổng bí thư, ông phải tiễn ông Phúc về vườn. Không thể để cho một người đã móc máy chửi ông Vượng là ”không biết gì về thực tiễn, chỉ ngồi phòng máy lạnh đòi hoạch định chính sách” được ngồi lại ghế tứ trụ, như thế sẽ có mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ, ảnh hưởng đến nguy cơ tan vỡ đảng. Nhất là một người tham vọng như ông Phúc.

Không có cửa gì đi tiếp, ông Phúc chỉ hy vọng rằng ông Trọng tiếp tục ngồi lại khoá sau, còn hơn để kẻ như Trần Quốc Vượng, kẻ mà nói ông chỉ là thằng chém gió, nói cho sướng tai, đi đến cơ sở thì rồng rắn cả đoàn xe rất phản cảm.

Tuy nhiên thì tổng kết tình hình, khả năng ở khoá tới, ông Trần Quốc Vượng là người giữ vị trí tổng bí thư rất cao. Nhưng với điều kiện là ông Trọng rời ghế. Đang ở đỉnh cao quyền lực, người duy nhất từ thời Lê Duẩn đến nay có quyền lớn nhất trong tay, mang ước mơ là một minh quân còn sáng hơn cả Hồ Chí Minh, ông Trọng nếu giã từ lúc như vậy, sẽ là một điều khổ tâm với ông, nhất là khi ông còn đang mang bệnh./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here