Vừa qua tại hội nghị an ninh châu Á – Thái bình dương , thường gọi là đối thoại Shangri-La, đã có sự đối đầu gay gắt giữa bộ trưởng quốc phòng Mỹ Shanahan và bộ trưởng QP Trung quốc Nguỵ Phượng Hoà. Bộ trưởng QP Mỹ phê phán những hành động của Trung quốc lấn chiêm và đòi hỏi quá mức ở biển Đông, bồi đắp xây dựng nhiều đảo nhân tạo và quân sự hoá biển Đông, gây căng thảng tình hình khu vực…
Về phía mình, bài phát biểu của ông Nguỵ Phượng Hoà đã nói Trung Quốc mong muốn chung sống hoà bình với các nước, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới trong nhiều năm qua (sic!).
“Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”,
Thật là trâng tráo, vô liêm sỉ. Hắn còn nói tiếp: “Trung Quốc chưa bao giờ xâm lược nước khác. Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung Quốc sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc”.
Đó bản chất của người Trung quốc: gian lận, trâng tráo, đê tiện, làm bậy rồi không dám nhận. Xin hỏi: có nước láng giềng nào có chung đường biên giới với TQ mà không có xung đột, chiến tranh không? Câu trả lời là KHÔNG!
Sau đây xin nêu 4 cuộc chiến tranh xâm lấn của Trung quốc với các nước láng giềng mà TQ luôn là người gây hấn:
1- Thôn tính và chiểm đóng Tây Tạng. Ngày 15 tháng 2 năm 1950, Tây Nam cục, quân khu Tây Nam, Bộ tư lệnh Dã chiến quân số 2 liên hiệp ban hành “lệnh động viên chính trị tiến quân Tây Tạng”. Quân Trung Quốc vào ngày 7 tháng 10 bắt đầu tấn công miền tây khu vực Kham, ngày 19 tháng 10 chiếm lĩnh Chamdo, tiêu diệt hơn 5.700 binh sĩ Tây Tạng, bắt giữ Tổng quản Chamdo Ngapoi Ngawang Jigme cùng hơn 2.600 binh sĩ, quân đội Tây Tạng đầu hàng vào ngày 21 tháng 10. Trung quốc chiếm đóng Tây Tạng suốt từ đó đến nay.
2- Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1962. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng.
Sau 5 năm kể từ chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, hai quốc gia láng giềng một lần nữa lại lao vào cuộc xung đột đẫm máu khác, và lần này phía Ấn Độ nói rằng họ đã đánh cho địch thủ hung hăng “chảy máu mũi”.
3- Chiến tranh biên giới với Liên xô năm 1969. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết đã bị lính Trung Quốc phục kích. Quân Xô Viết bị tổn thương 59 chết và 94 bị thương. Sau đó họ trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu.
Căng thẳng gia tăng dọc theo biên giới dài 4.380 km, nơi 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu 814.000 lính quân Trung Quốc.
Cuộc chiến kéo dài cho đến đầu tháng chín, 1969 khi Thủ tướng Liên xô Cô sư ghim trên đường trở về từ cuộc lễ tang chủ tịch Hồ Chí Minh, ghé thăm Bắc kinh. Hai bên đã đàm đạo và cùng nhau thống nhất kết thúc chiến tranh.
4- Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. 3 giờ sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới, từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Sau đúng 1 tháng TQ tuyến bố thắng lợi, hoàn thành mục tiêu “dạy cho Việt Nam một bài học”. Sau khi rút quân về TQ còn chiếm giữ một số cứ điểm trên lãnh thổ Việt Nam. Cuộc chiến vẫn còn kéo dài thêm 10 năm nữa nhưng quy mô nhỏ hơn.
Những bằng chừng nêu trên là những cái tát trời giáng vào mặt tên bộ trưởng quốc phòng Trung quốc Nguỵ Phượng Hoà mặt dày, trâng tráo.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều kẻ quan chức cao cấp còn tin theo những luân điệu đểu cáng, xằng bậy của TQ làm cho nền kinh tế lụi bại, lòng dân bất bình, tình hình an ninh quốc phòng luôn bị đe doạ./.