Hệ giá trị Mỹ và hệ giá trị Tàu, cuộc chiến không khoan nhượng

- Quảng Cáo -

Đỗ Văn Ngà|

Câu chuyện thứ nhất – chuyện ở Mỹ:

Ngày 02/12/2015, Syed Rizwan Farook, 28 tuổi, cùng vợ tên là Tashfeen Malik, 29 tuổi, thực hiên vụ xả súng tại thành phố San Bernardino – California – Mỹ khiến 14 người chết và ít nhất 21 người bị thương. Cặp đôi này sau đó bị cảnh sát tiêu diệt trong một trận đấu súng khi họ quay súng bắn vào cảnh sát trên đường chạy trốn. Sau đó cảnh sát thu được một Iphone 5C tại một thùng rác và được cho là Iphone của Farook. Iphone này được cài chế độ tự xóa dữ liệu sau một số lần nhập sai mật khẩu.

Sau đó FBI và cả Thẩm phán tòa án Liên Bang đã yêu cầu Apple mở khóa chiếc Iphone 5C của kẻ khủng bố, nhưng Apple đã từ chối làm việc này. Việc này đã nổi lên không ít chỉ trích từ dư luận xã hội trên toàn thế giới.

- Quảng Cáo -

Câu hỏi đặt ra là, vì sao Apple từ chối việc này?

Thứ nhất, Apple từ chối mở khóa vì theo pháp luật, việc từ chối mở khóa của họ không vi phạm luật pháp nước Mỹ. Mà không phạm luật thì cả bộ máy nhà nước không thể làm gì được họ. Đây là bản chất của xã hội thượng tôn pháp luật;

Thứ nhì, Apple là một công ty họ làm trước hết là vì khách hàng của họ. Khách hàng của họ có đến hàng tỷ người. Sự cam kết bảo mật cho khách hàng chính là uy tín của họ và là giá trị sống còn của công ty nên họ có quyền từ chối. Ở góc độ này, Apple là một doanh nghiệp chân chính, không thể để cho bộ máy nhà nước Mỹ có một chút dễ dàng mà phải hy sinh quyền lợi hàng tỷ người. Đây là giá trị của kinh tế tự do đã tạo nên sự hùng mạnh cho nước Mỹ;

Thứ 3, chuyện mở khóa một sản phẩm công nghệ là trách nhiệm của chính phủ. Với bộ máy khổng lồ, ăn lương từ thuế của dân thì trách nhiệm đó là của họ. Tại sao vì sự dễ dàng cho mình mà chính phủ bắt một công ty khổng lồ phải hy sinh giá trị sống còn của họ?

Và cuối cùng, FBI phải tự làm lấy, dù khó khăn gì thì họ cứ chờ thời gian mà mở khóa, việc đó không phải trách nhiệm của Apple. Apple và Chính phủ, chuyện ai người đó làm, luật pháp là vũ khí tối thượng chứ không phải quyền lực. Những giá trị như thế này cần phải được bảo vệ và phát huy trên toàn thế giới. Đó là giá trị Mỹ.

Câu chuyện thứ 2 – chuyện ở Tàu:

Huawei và ZTE là một công ty công nghệ lớn mạnh nhờ họ hỗ trợ chính quyền Trung Quốc trong vấn đề “an ninh mạng” để kiểm soát mọi hoạt động của người dân. Với thị trường nội địa 1,4 tỷ dân, và là kẻ làm theo yêu cầu chính quyền bất chấp đạo lý hoặc sự đúng sai của luật pháp, thế mạnh này đã đưa Huawei và ZTE lớn mạnh và vươn vai ra thị trường toàn cầu.

Cũng tương tự như thị trường nội địa Huawei và ZTE đã mang sứ mệnh của chính quyền Trung Quốc làm công tác gián điệp trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới. Với chiến lược như vậy, chính phủ Hoa Kỳ phát hiện Huawei và ZTE là những cánh tay của chính quyền Trung Cộng thông qua những hợp đồng công nghệ lớn với các chính phủ hay những tập đoàn công nghệ đối tác để thu thập bí mật. Đây là giá trị Tàu mà Trung Quốc muốn xuất khẩu ra toàn thế giới để đánh bại đối thủ bằng đòn hiểm nhất chứ không phải bằng cạnh tranh lành mạnh như giá trị Mỹ đã xây dựng.

Chính vì mối nguy từ giá trị Tàu, chính phủ Hoa Kỳ đã trừng phạt Huawei và ZTE như là sự cắt đi bàn tay bẩn thỉu của chính quyền Trung Cộng thò ra khắp nơi. Cho nên ngày 10/12/2018, chính phủ Nhật cũng đã quyết định loại các sản phẩm của 2 hãng viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co và ZTE Corp ra khỏi danh mục mua sắm tài sản công của chính phủ với lý do đảm bảo trong các thiết bị mạng không bị cài cắm các linh kiện có tính năng độc hại như đánh cắp, phá hoại và gây nhiễu hệ thống thông tin. Truyền thông Nhật dẫn lời quan chức chính phủ tiết lộ, nhà chức trách khi mổ xẻ thiết bị của Huawei đã phát hiện các linh kiện “dư thừa” để làm gì thì chắc chắn ai cũng biết. Sau khi các chính phủ tẩy chay thì giờ đến Google cũng ngưng đối tác với Huawei vì chuyện làm ăn không lành mạnh của đối tác này.

Huawei rẻ và chất lượng chấp nhận được, đó là lợi thế rất mạnh khiến mọi đối tác phải cân nhắc. Nhưng nếu mê muội, sử dụng công nghệ Tàu thì sẽ bị Tàu đánh gục vì gián điệp, đó là viễn cảnh mà không phải chính phủ nào hay tập đoàn kinh tế nào cũng chống đỡ được. Nếu Mỹ không ra tay, những doanh nghiệp chân chính trên thế giới này như Apple hay Google có thể sẽ bị đánh gục trong một ngày nào đó. Đây là một chiến lược mà Trung Cộng đang triển khai. Đánh bằng gián điệp có sự kết hợp với chính quyền. Chiêu này quả là thâm, Tàu Cộng xứng đáng là kẻ gian xảo đứng hàng số 1 thế giới.

Với trò triển khai âm thầm hệ giá trị Tàu làm cả Mỹ và Nhật thấy bất an, còn CSVN thì sao? Họ vẫn thấy “an toàn”. Vâng! An toàn cho họ nhưng bất an với đất nước. Vì chính phủ như Mỹ Nhật họ đứng ở quyền lợi đất nước nên họ đã tẩy chay hệ giá trị Tàu cho dù nó rẻ và chất lượng đáp ứng được. Còn Việt Nam giỏi hơn Mỹ nên không tránh xa giá trị Tàu ư? Không! Chính phủ Việt Nam không đủ trình như chính phủ Hoa Kỳ và Nhật chứ đừng nói là hơn. CSVN bám Tàu vì đã từ lâu họ vứt quyền lợi đất nước đi rồi nên chả việc gì phải tránh Tàu cả. Thế thôi./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here