Đảng và nhà nước “ta” liên tục không ngừng nghỉ, kéo dài liên miên nhiều năm, đầu tư tổ chức, tốn phí tiền của vô cùng nhiều nhằm kêu gọi, thúc đẩy, dồn ép, trao thưởng cho người Việt Nam và người cả thế giới cho những ai học tập, rèn luyện và áp dụng thành công “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào cuộc sống. Tôi là công dân nước Việt Nam, hít thở không khí học tập này cũng chừng ấy thời gian mà ĐCSVN phát động, tổ chức, không thể không “ngấm” “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Sau đây là bản liệt kê sơ lược những gì mà tôi đã tiếp cận, nghiên cứu, học tập và đã ngấm:
- Học đạo đức coi mạng người như cỏ rác, giết người rồi lại khóc người như than.
Để có quyền lực tuyệt đối, ông đã không ngần ngại nướng 20 vạn thanh niên trai tráng, tinh hoa của dân tộc trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954; nướng 20 vạn đồng chí, đồng bào, những người có công với cách mạng, những nhà văn, nhà báo, những nhà họat động xã hội nổi tiếng trong “Cải cách ruộng đất”, trong “Nhân văn Giai phẩm” kéo dài từ năm 1949 – 1969; nướng 4 triệu người trong trận chiến 20 năm phiêu diêu chống Mỹ từ năm 1954 – 1975. Tổng quan lại, ông đã tàn sát, tận diệt, hủy hoại cả dân tộc, cả đất nước Việt Nam trong đấu đá nội bộ với lưỡi dao và thuốc độc mang tên “đấu tranh giai cấp”, “đấu tranh là động lực phát triển xã hội” và trong “lửa thiêu” của mấy cuộc chiến tranh.
Giết người không ghê tay, nhưng để cho bàn dân thiên hạ thấy giết người như vậy là có đạo đức, “cực chẳng đã” mới phải làm, ông đã khóc và xin lỗi đồng bào. Đây là bài học thứ Nhất tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học đạo đức làm cha dân tộc Việt Nam.
Năm 1947, ông mới 55 tuổi, nhưng ông đã để râu, rồi ông viết cho in và phát hành tác phẩm: “Những mẫu chuyện về đờì hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Trong sách này, ông đã rất tự hào hạ mấy chữ: “Hồ Chí Minh là cha gìa dân tộc”. Cha của ông bà tổ tiên mình, cha của cả người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình. Một sự vĩ đại “vô tiền khóang hậu”, “độc nhất vô nhị” của “người” Việt Nam và cả người của các chủng tộc trên toàn thế giới. Đây là bài học thứ Hai tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học đạo đức bịt mặt, dấu danh.
Viết bài báo “Địa chủ ác ghê” đăng trên báo Nhân dân, vu cáo bà Nguyễn Thị Năm – Cát Hành Long – với những tội ác tày trời là ông Hồ nhằm tiêu diệt bà Năm. Nhưng để che dấu tội ác, ông Hồ ký tên C.B dưới bài báo. Và khi tay chân của ông – Đội Cải cách – đem bà Năm đi xử bắn để làm gương bắn tiếp những người vô tội khác qua Cải Cách , ông Hồ đã cùng ông Trường Chinh đã bí mật đến xem đấu tố xử bắn. Hai ông đứng lẫn trong đám đông người xem. Nhưng để tránh bị phát hiện, ông Hồ dùng khăn bịt râu của ông lại và ông Trường Chinh thì “đeo kính râm” che mắt của mình lại, để cùng “bí mật tới dự vụ đấu tố xử bắn.” (Hồi ký “Đèn Cù” của Trần Đĩnh).
Khi cần phải ca ngợi mình, để cho người ta tin, tránh để thiên hạ đàm tiếu “mèo khen mèo dài đuôi”, ông hóa thân thành người khác “đến” phỏng vấn, hỏi chuyện chính ông và ông ký dưới tác phẩm một cái tên khác.(“Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” ông ký tác giả là Trần Dân Tiên; “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, ông ký tên tác giả T.Lan; “ Địa chủ ác ghê”, ông ký tên C.B; “Giấc ngủ mười năm”, ông ký tên Trần Lực, vân vân.). Ngoài ra, ông còn ký bút danh với hàng trăn các tên hoặc ký hiệu tên khác. Bịt mặt, giả danh nhiều tên khác nhau là bài học thứ Ba tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học đạo đức coi gái như đồ chơi.
Ông đi đến đâu là gái đấy. Ông đã ngoặm cô Út Huệ Sài Gòn trong lúc túi ông không tiền, chân ông không dép khi dạt từ Phan Thiết vào Sài Gòn (Theo Búp sen xanh của Sơn Tùng).
Ông có vợ là bà Tăng Tuyết Minh, người Trung Quốc, cưới năm 1926 tại nhà hàng Thanh Bình bên Trung Quốc do vợ ông thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai – Đặng Dĩnh Siêu – đứng làm chủ hôn. Bà Minh có thai với ông và sinh ra một đứa con gái, nhưng bị chết yểu khi ông đang hoạt động ở Thái Lan. Kể từ đó ông “mất hút con mẹ hàng lươn” với bà Minh. Ngay cả khi ông đứng trên cương vị lãnh tụ tối cao của nước Việt Nam trong mấy chục năm ròng và cho đến khi ông chết năm 1969, ông không hề có biểu hiện gì nhớ đến bà Minh. Trong khi bà Minh vẫn ở vậy, không lấy ai nữa, mỏi mòn nhớ ông, đợi ông, cho mãi đến năm 1991 mới chết mà trong tim óc bà vẫn mơ ngày gặp mặt ông.
Năm 1955 ông ăn ngủ với cô Nông Thị Xuân, người huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, nước Việt Nam, đẻ ra cậu ấm Nguyễn Tất Trung ( nay đổi tên thành Vũ Trung và là con nuôi ông Vũ Kỳ). Nhưng con ông do bà Xuân đẻ ra, ông cũng để mặc. Người đẻ ra con ông, ông cũng chẳng đoái hoài gì tới. Ông còn “ngoảnh mặt làm ngơ” để cho tay chân của ông là Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn tha hồ hãm hiếp cô Xuân rồi sau đó đem cô Xuân đi thủ tiêu bằng tai nạn ô tô ở dốc Bác Cổ, Hà Nội, cùng với hai người chị em khác của cô Xuân là cô Vàng và cô Nguyệt. Thế nhưng, để che mắt thiên hạ, ông rầu rầu cái bộ mặt, và ngậm ngùi chia sẻ nỗi hy sinh riêng tư của mình với toàn thể quốc dân đồng bào Việt Nam và thế giới rằng: “Tôi là người không vợ, không con chỉ nguyện suốt đời phấn đấu hy sinh cho dân tộc”. Đây là bài học thứ Tư tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học tập đạo đức biến có thành không, biến không thành có.
Năm 1911 ông mò sang Paris cốt chỉ để xin vào học trường đào tạo các quan để cai trị xứ thuộc địa của người Pháp (Trường Thuộc Địa Pháp), nhưng bị người Pháp từ chối, ông dấu nhẹm sự việc này và ông tự hô lên rằng: “tôi rời nước Việt Nam ra đi là để tìm đường cứu nước”. Đây là bài học thứ Năm tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học đạo đức nói một đằng làm một nẻo, tư tưởng này địt mẹ tư tưởng kia.
Ông nói: “Dân chủ là phải biết làm cho người dân mở miệng ra”, nhưng ông lại thiết chế một nền “Dân chủ Cộng hòa” mà duy nhất chỉ có đảng cộng sản của ông được tồn tại để lãnh đạo, cầm quyền. Ai không đi theo con đường của ông tất cả đều bị tiêu diệt.
Năm 1946, ông nói, “Nước có độc lập, nhưng dân không có tự do, ấm no hạnh phúc thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa gì”, nhưng đến năm 1967 ông lại nói ngược hẳn lại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”, tức dân có ấm no, hạnh phúc cũng không bằng có độc lập tự do. Đây là bài học thứ Sáu tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học đạo đức biến của người thành của mình.
Tập thơ “Nhật ký trong tù” ông nhặt được của ai, đem về nước, giắt trên mái tranh nhà của một nhà đồng bào. Lâu lâu không thấy ai nhận là của mình, ông bèn sai tay chân của ông đến lấy và xúi đám tay chân này đồng thanh hô lên là của ông. Thế là nghiễm nhiên nó thành của ông.
Ông Quản Trọng bên nước Tàu nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người”; Tổng thống Mỹ nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; Ông Tôn Trung Sơn nói “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”; Sách “Âu học ngũ ngôn thi dạy trẻ con”, viết: “ Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí cũng làm nên”; Ông đều biến nó thành câu nói của ông, ghi danh ông vào hàng ngũ những người có nhiều câu nói bất hủ. Đây là bài học thứ Bảy tôi ngấm qua hàng chục năm tiếp cận, nghiên cứu và học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
Tất nhiên, đạo đức “sáng ngời” của ông Hồ Chí Minh còn có thể liệt kê nhiều “vô thiên, lũng địa” nữa, nhưng đó là công việc của các nhà nghiên cứu. Tôi, một thứ dân “ăn cơm muối, uống nước sông” chỉ có thể thống kê được chừng ấy. Mong mọi người bổ xung./.