CS làm chính sách vì mục đích gì ?

- Quảng Cáo -

Đỗ Văn Ngà|

Năm 2001, lúc đó ông Phan Văn Khải làm thủ tướng. Ông đã ký Quyết định 112 ngày 25/7/2001, quyết định triển khai đề án Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước, gọi tắt là đề án 112. Đề án này chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là từ 2001-2005, giai đoạn 2 là 2006-2010. Nhưng khi triển khai hết giai đoạn 1 và bước qua giai đoạn 2 thì đến 30/10/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng kí Công văn 6258 ngày 30/10/2006 cho dừng hoàn toàn dự án. Dự án mới đi nửa chặng đường đã thất bại hoàn toàn, số tiền chi ra rơi vào túi tham nhũng phần lớn, đồng thời hạ tầng nhân lực của chính quyền CS cũng không đủ sẵn sàng vận hành theo mô hình chính phủ điện tử.

Trong đề án 112, nó có chương trình ứng dụng phục vụ quản lý và điều hành, xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia vv.. trong đó tất nhiên có những phần mềm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của con người. Nó tương tự như những gì đang được triển khai trong dự án “chính quyền điện tử” mà thành phố Hà Nội đang làm.

Sáng ngày 09/05/2019, hệ thống cửa hàng điện thoại di động Nhật Cường ở Hà Nội bị khám xét và thu giữ. Hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp này chỉ có 9 cửa hàng, nói chung là một doanh nghiệp nhỏ lẻ chứ không phải ông lớn. Nhưng thật bất ngờ, chỉ một doanh nghiệp cỏn con này mà được chỉ định thầu cung cấp thiết bị lẫn phần mềm cho đề án “Chính quyền điện tử” của thành phố hà Nội, những gói thầu có thể lên đến cả ngàn tỷ đồng. Cách làm ăn của Nhật Cường y hệt như cách làm ăn của công ty AMAX trong vụ án Mobifone mua AVG đình đám mới đây. Công ty AMAX có vốn điều lệ chỉ có 3,8 tỷ đồng Việt Nam, tức vốn chỉ tầm 200 ngàn đô mà định giá AVG lên đến 16.568 tỷ tương đương 690 triệu đô.

- Quảng Cáo -

Qua đây chúng ta thấy gì? Đó là những dự án đã thất bại, nó đã cho thấy sự tàn phá ngân sách nhà nước kinh khủng nhưng không có tác dụng gì, thì nay chính quyền CS lấy lại rồi đổi tên và tiếp tục moi tiền thuế của dân. Đề án 112 của chính phủ năm 2001 và đề án “chính quyền điện tử” của thành phố Hà Nội ngày nay là như nhau. Đồng thời, quan chức lãnh đạo lại dùng những công ty sân sau để nhảy vào hứng lấy tiền từ dự án đó để làm giàu.

Cách làm chính sách của Cộng Sản không giống ai. Người CS làm chính sách họ không hề đặt câu hỏi kiểu những nhà làm chính sách ở các nước dân chủ là “chính sách này mang lại lợi ích gì cho đất nước?”, mà ngược lại, họ đặt câu hỏi là “chính sách này sẽ mang lại lợi ích gì cho tôi?” mà thôi. Chính vì tư duy làm chính sách như thế nên họ mới dựng lại một chính sách đã thất bại và gây thiệt hại rất nhiều tiền thuế của dân. Vì sao? Vì đơn giản họ đã nghiên cứu kỹ rằng, trong cái chính sách thất bại trước kia bọn nó ăn quá ngon nên hôm nay “dại gì tao không làm lại?”.

Đấy là bản chất cách làm quản lý của chính quyền CS. Thế nhưng chính quyền CS thì đang cố che đậy bản chất đó, họ nhào nặn ra những con số tăng trưởng đẹp để ru ngủ người dân dễ dãi Việt Nam. Với cách quản lý như vậy, đất nước này chỉ có tàn và mạt chứ chẳng có sự phát triển nào cả. Có một nghịch lý mà ít ai để ý, rằng năm 2018, Việt Nam đang có chỉ số tăng trưởng GDP là 6,8%, còn Hàn Quốc có chỉ số tăng trưởng GDP của 2018 chỉ 2,7%, nhưng dân lại Việt đổ sang Hàn làm culi thì ngày một đông. Nghịch lý đó xảy ra là vì đâu? Vì cái bản chất phá hoại đang được che đậy của chính quyền CS./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here