Một kiểu viết luật vừa thâm vừa gian

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Khi miếng đất của dân ở một vị trí đắc địa, nó sẽ là mồi ngon cho chính quyền và nhóm lợi ích sân sau cướp lấy. Như Thủ Thiêm chẳng hạn, nhà nước đã lấy đất của dân và đền bù không thoả đáng. Người dân không đồng ý, vũ lực sẽ được sử dụng để cướp cho bằng được. Vì sao? Cũng vì chuyện giá cả.

Chúng ta thấy, trên thế gian này từ cổ chí kim, từ đông sang tây, có cuộc mua bán nào mà giá bán lại do người mua ấn định không? Không có. Khi tôi muốn bán một sản phẩm, thì quyền ấn định giá là của tôi chứ không là của ai hết. Tôi là chủ sở hữu sản phẩm thì tôi phải là người quyết định giá, đó là chân lí. Vậy rõ ràng, quyền sở hữu gắn liền với quyền ra giá sản phẩm của mình.

Để phá bỏ quyền định giá của chủ đất, Cộng Sản đã nghĩ ra cách cực kì thâm. Đó là họ rút quyền sở hữu đất ra khỏi tay chủ nhân và đánh lừa họ bằng cách, gán quyền đó cho một đối tượng ảo có tên là “toàn dân”. Đối tượng này nghe như hữu hình nhưng thực ra nó không có thật. “Toàn dân” là ông nào? Ông “toàn dân” ấy có tư cách pháp nhân gì mà sở hữu đất của mọi người? Kẻ không có địa chỉ, kẻ không có hình hài, kẻ không có tư cách pháp nhân, và không thể nào đưa đối tượng “toàn dân” này ra tòa nhưng hắn lại ở hữu một tài sản hữu hình. Rất phi lí. Như vậy đối tượng “toàn dân” kia là ảo. Tựa như một người lớn lấy trộm kẹo của con nít ăn xong rồi đổ thừa cho “ông kẹ” lấy. Đối tượng “toàn dân” mà Cộng Sản gán cho cái quyền sở hữu đất ấy cũng tựa như “ông kẹ” mà người lớn gạt con nít mà thôi.

- Quảng Cáo -

Kẹo thì vào bụng một đối tượng thật, nhưng đứa trẻ lại nghĩ là “ông kẹ” nào đó nuốt kẹo của nó mất rồi. Tựa như vậy, chẳng có ông “toàn dân” nào sở hữu đất của dân mà chính ông Nhà nước mới sở hữu thật. Quyền sở hữu của ông Nhà nước được trá hình bằng câu “do nhà nước quản lý”. Vì thực tế, quyền sở hữu bị mất nên dân cũng không có quyền định đoạt giá mảnh đất của mình. Mà trên đời này, nếu thằng đi mua được quyền quyết định giá thì nó đâu có dại mà đưa giá cao? Cho nên chuyện cướp đất xảy ra tràn lan trên khắp Việt Nam là như vậy, là bởi trò bịp được soạn thành luật như thế này.

Ở Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp đều gặp bọn quan lại đến xin đểu. Xin đểu tức là nói lời xin, nhưng thực chất là ép doanh nghiệp phải xì tiền. Tương tự vậy, người nào có mảnh đất đẹp, chính quyền sẽ đến “mua đểu” mảnh đất ấy bằng cái giá mà nó tự ấn định. Nếu nói xin đểu là trấn lột hoặc cướp, thì “mua đểu” cũng thế, cũng là một hình thức trấn lột hoặc cướp mà thôi.

Luật đất đai của CSVN cũng là một sản phẩm của những nước Cộng Sản quan thầy. “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” là một sự toan tính. Toan tính gì? Đó là chính quyền CS luôn muốn cướp đoạt những gì vốn thuộc về nhân dân bằng những trò gian nhất và thâm nhất có thể. Hãy xâu chuỗi lại, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here