Đến lượt Giám đốc cao cấp Ân xá Quốc tế bị từ chối visa vào Việt Nam

Ông Minar Pimple và bà Debbie Stothard
- Quảng Cáo -
Lê Công Định FB: Một hành động kém cỏi đủ để phì cười trước ngàn lời biện minh cho thành tích vi phạm nhân quyền của thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ – CHXHCN Việt Nam: Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty Inernational) vào sáng ngày 10 tháng 9 ra thông cáo báo chí cho hay ông Minar Pimple, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của tổ chức nhân quyền này, bị từ chối cấp thị thực visa vào Việt Nam trong lúc an ninh sân bay Nội bài vừa giam giữ và sau đó trục xuất đối với Tổng thư ký Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền.
***
Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty Inernational) vào sáng ngày 10 tháng 9 ra thông cáo báo chí cho hay ông Minar Pimple – Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của tổ chức nhân quyền này bị từ chối cấp thị thực visa vào Việt Nam trong lúc an ninh sân bay Nội bài vừa giam giữ và sau đó trục xuất đối với Tổng thư ký Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền.

Ông Minar Pimple là một thành viên của ban lãnh đạo cao cấp của Ân xá Quốc tế, được mời tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 sắp tổ chức tại Hà Nội và dự định sẽ có bài phát biểu về sự đa dạng và đa nguyên, thế nhưng đã bị từ chối cho tham dự.

Theo thông cáo này thì ban tổ chức của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã liên lạc với chính phủ Việt Nam và được trả lời rằng visa của ông Pimple đã bị liệt vào danh sách cần phải từ chối, tương tự trường hợp của bà Debbie Stothard – Tổng thư ký FIDH.
Ông Kumi Naidoo , Tổng thư ký của Ân xá Quốc tế tuyên bố:
Chúng tôi phản đối quyết định này bởi nó nhằm bóp nghẹt tiếng nói của một người có đóng góp thường xuyên đối với Diễn đàn Kinh tế Thế giới, người đã lên tiếng cho nhân quyền ở mức độ cao nhất trên toàn thế giới.
Điều này xảy ra trong bối cảnh quyền tự do biểu đạt đang bị đe dọa nghiêm trọng tại Việt Nam.
Hành động này của chính quyền đã phá hoại một sự kiện vốn dựa trên sự đa dạng về quan điểm, và họ đang phá hỏng thanh danh của ASEAN.
Ân xá Quốc tế cũng cảnh báo rằng luật An Ninh Mạng vừa mới được thông qua hồi tháng 6 sẽ trở thành mối đe dọa đối với các quyền tự do biểu đạt trên không gian mạng.
Ông Kumi Naidoo nhấn mạnh: “Chính phủ ở Việt Nam cần gỡ bỏ sự kiểm soát đối với quyền tự do biểu đạt và phải ngay lập tức chấm dứt việc truy tố và áp bức những người lên tiếng tranh luận.
Những quốc gia có sự bang giao đáng kể đối với Việt Nam như Hoa Kỳ, các thành viên của Liên minh Châu Âu, các thành viên của ASEAN, cùng với cộng đồng doanh nghiệp và các tham dự viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cần phải chú ý tới những vấn đề nhân quyền khẩn cấp đang diễn ra tại đất nước này, và phải kiên định rằng các tranh luận tại Diễn đàn đều công khai và phải nhắm tới các mối lo ngại đối với nhân quyền trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực”.
Đây là trường hợp thứ 2 liên tiếp lãnh đạo các tổ chức nhân quyền lớn của thế giới bị cấm vào Việt Nam để tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới theo điều 21 – Luật xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài năm 2014 có điều khoản không được nhập cảnh “vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.
Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 với chủ đề ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ được Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia – Hà Nội từ ngày 11-13/9/2018.
Theo báo chí trong nước thì đây là sự kiện đối ngoại đa phương lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2018.
Thông tin từ tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực chống án tử hình và các hình thức đối xử vô nhân đạo cho hay, trong những năm vừa qua, chiến dịch trấn áp tự do biểu đạt đối với xã hội dân sự tại Việt Nam đã trở nên khốc liệt với việc bắt bớ các nhà hoạt động, xét xử bất công và kết án nhiều năm tù, điều này đã khiến rất nhiều nhà hoạt động khác phải bỏ chạy khỏi đất nước.
- Quảng Cáo -

23 CÁC GÓP Ý

  1. NGHĨ GÌ VỀ VIỆC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẤM NHẬP CẢNH ĐỐI VỚI HAI VIÊN CHỨC CỦA TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN?

    Có bạn nghĩ việc chặn hai viên chức của tổ chức nhân quyền tên tuổi nhằm cho thấy sức mạnh của đảng cộng sản Việt Nam, nhưng thật ra, một chế độ độc tài đang thật sự vững mạnh và đang làm chủ tình hình…, thì họ không có nhu cầu bắt bớ, ngăn chặn, gia tăng đàn áp… vì tất cả hành động này, nói gì nói, đều làm xấu đi bộ mặt của chế độ độc tài vì bị quốc tế lên án.

    Tóm lại, hành động bắt bớ trong thời gian vừa qua, hành động ngăn chặn, đánh đập người dân, và mới đây là việc ngăn chặn hai viên chức của tổ chức nhân quyền quốc tế cho thấy chế độ độc tài cộng sản Việt Nam càng lúc suy yếu, càng nhiều khó khăn vì e sợ nỗ lực đấu tranh và sức ép của người dân. Hiểu được như vậy, người dân nên càng lúc dấn tới nhằm từng bước đẩy lùi chế độ để viết sang trang sử mới cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here