Xài hoang phí rồi tăng thuế: Dân không phải là vịt để vặt lông

- Quảng Cáo -

Trọng HàDân Luận|

Với bất cứ một nhà nước, một chế độ nào thì thuế cũng là nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng các nguồn thu này để trả lương cho bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp, để đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, để xây dựng an ninh quốc phòng, để phát triển y tế, giáo dục, để thực hiện các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội v.v…

Ở các nước như Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan v.v… người dân tuy đóng thuế cao, nhất là thuế thu nhập nhưng đổi lại họ được hưởng chế độ giáo dục, y tế miễn phí cũng như các phúc lợi xã hội tốt và được bảo đảm cuộc sống với mức lương cơ bản. Để làm được điều đó, chính phủ các nước đã xây dựng được một nền quản lý tài chính công minh bạch và quy định rỏ ràng trách nhiệm của chính phủ với công dân của mình về việc tiền thuế của dân được sử dụng như thế nào. Và đặc biệt là ngăn chặn thành công nạn tham nhũng.

Nhưng ở Việt Nam lại là một vấn đề khác. Người dân không những đóng thuế cho nhà nước mà họ còn phải chi tiền cho các dịch vụ mà đáng lẽ nhà nước phải chi trả như y tế, giáo dục, dịch vụ công cộng. Thậm chí trong nhiều lĩnh vực còn phải trả phí hai lần cho một dịch vụ. Chẳng hạn như trong giao thông, đã nộp phí bảo trì đường bộ nhưng khi lưu thông trên đường còn phải nộp phí qua trạm thu phí BOT. Ngoài ra người dân còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp các loại quỹ ở địa phương.

- Quảng Cáo -

Hiến pháp quy định, đóng thuế là nghĩa vụ của công dân, nhưng việc nhà nước chi tiền thuế như thế nào, đầu tư ra sao thì người dân lại không được biết. Với cơ chế xin cho, đầu tư tuỳ tiện, bộ máy cồng kềnh, nạn tham nhũng, tiền ngân sách được chi một cách thiếu kiểm soát và lãng phí. Cho nên nợ công ngày càng tăng, năm nào cũng bội chi ngân sách cũng không có gì là khó hiểu.

Không chỉ người dân, ngay cả doanh nghiệp cũng chịu áp lực rất lớn từ thuế, phí. Có những lĩnh vực mà doanh nghiệp đã phải chịu từ 12 – 15 loại thuế và phí. Làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng, muốn kiếm 1 đồng lời phải chi ra 1 đồng “bôi trơn”. So với các nước trong khu vực thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ ở mức trung bình nhưng tỷ lệ huy động thuế, phí hiện nay ở mức bình quân khoảng 20%, cao hơn so với Thái Lan là 16,1%, Philippine 13,5%, Idonesia 12,4% và Malaysia 14,3% (số liệu thống kế của Ngân hàng thế giới).

Phải khẳng định trên thế giới hiện nay hiếm có nước nào thất thoát và lãng phí tiền ngân sách như Việt Nam. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ví dụ, mức trung bình làm 1km đường sắt đô thị của thế giới chỉ khoảng 20-30 triệu USD thì ở Việt Nam lên tới 70 triệu USD. Chí phí làm đường cao tốc 4 làn xe của Trung Quốc chỉ 5 triệu đô la Mỹ/km, của Mỹ và các nước châu Âu là 3 – 4 triệu đô la Mỹ/km, ở Việt Nam cao gấp từ 2 – 4 lần nhưng chất lượng chưa tương đương.

Chuyện các dự án đội vốn gấp đôi gấp ba không phải là hiếm, điểm hình như hệ thống đường sắt đô thị. Rồi những tiêu cực như PMU18, Vinashin, Vinalines, tập đoàn dầu khí, tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn điện lực làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng. Rồi các dự án nghìn tỷ thua lỗ, dự án đắp chiếu, dự án trên mây. Rồi các công trình xây xong bỏ hoang, đường xá, cầu cống mới khánh thành đã xuống cấp. Rồi xây tượng đài, quảng trường, cổng chào, làm phim cúng cụ, tổ chức ngày kỷ niện, họp hành v.v…

Chẳng nói đâu xa, chỉ là chi tiếp khách của văn phòng hội đồng nhân dân (tỉnh Gia Lai) cũng đã ăn hết 3,5 tỷ đồng; Công trình kênh tưới tiêu Châu Bình (Nghệ An) được đầu tư hơn 700 tỷ đồng chưa đưa vào sử dụng nứt toác nghiêm trọng; Công trình trạm y tế xã (Thanh Hoá) làm hơn 500 triệu đồng, khai khống 1,4 tỷ đồng; Đường hơn 749 tỷ đồng (Kom Tum) mới hết bảo hành 3 tháng đã tanh bành; Đê 89 tỷ đồng (dài 1,26km, Hà Tĩnh) tan hoang sau vài tháng bàn giao; Cái cổng chào 200 tỷ đồng (Quảng Ninh) chỉ để “chào”. Chỉ vài ví dụ nhỏ thôi đã thấy ngân sách thất thoát, lãng phí vô cùng. Đó là chưa nói đến các khoản chi ví như 45.000 tỷ đồng để nuôi các hội đoàn; gần 13.000 tỷ đồng chi phí hoạt động xe công. Như vậy thử hỏi, thuế đâu cho đủ, ngân sách nào kham nổi.

Và khi ngân sách thâm hụt, thay vì tiết giảm chi, ngăn chặn thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý ngân sách thì nhà nước lại chọn tăng thuế, phí, lệ phí để tăng thu ngân sách. Khó khăn được đẩy về phía người dân. Chỉ cần điều chỉnh sắc thuế (tăng) là ngân sách đã có thêm hàng chục ngàn tỷ đồng. Chẳng hạn, khi tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ mức 10% lên 12% là ngân sách có thêm 70.000 tỷ đồng. Thật không có cách kiếm tiền nào dễ hơn thế.

Là một công dân, tôi ủng hộ việc đóng thuế, tăng thuế nhưng phải hợp lý chứ không phải là tận thu và nhà nước phải sử dụng đồng tiền thuế đúng mục đích, có hiệu quả, không thất thoát, lãng phí. Còn với cách quản lý và sử dụng ngân sách như hiện nay thì tôi thực sự thất vọng và phản đối việc tăng thuế.

Dân là người, là công dân đất nước chứ không phải là vịt để vặt lông, vặt cho đến khi trần trụi như ông tiến sĩ trời đất Vũ Đình Ánh ví von “thu thuế như vặt lông vịt, làm sao cho sạch nhưng đừng để chúng kêu toáng lên”. Mà thực ra, chẳng có con vịt nào còn sống bị vặt trụi lông mà không kêu cả, trừ khi nó bị bóp mỏ mà cho dù bị bóp mỏ thì nó cũng còn dãy dụa.

Trọng Hà

Thử đọc bài thơ này xem nay có khác xưa

Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế ghe
Thuế sản vật, thuế chè thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế cả hết phấn son đường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy còm
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.

Thuế đường , mật, thuế xe mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế nhôm, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn khốn cùng chưa thôi…!

(trích bài Á Tế Á ca – Bài ca Châu Á)

- Quảng Cáo -

39 CÁC GÓP Ý

  1. May thang lanh dao cap cao an giong het 50% roi con dau ngan sach ma ko tan thu?lu khon nan.Vay ma ra duong cu nghenh nghenh cai ban mat ra ve ta day la quan chuc cap cao.Song ko tich duc,roi day con chau lanh qua bao ma thoi

  2. Mọi con đường “bác đi” đều dẫn tới đường…bi đát cho dân tộc và như vậy, người dân mới có sự chọn lựa cho mình con đường thích hợp.

  3. Ở các nước tư bản dảy chết như Mỹ , khi tranh cử tt luôn đưa mục tiêu giãm thuế nâng cao đời sống xã hội ! Còn đất nước xhcn tươi đẹp thì nâng phí thuế để tận thu trả lương cho bộ máy ” quan liêu , tham nhũng “

  4. Đối với các Quốc gia tư bản thì thu thuế là để phục vụ cho dân, nhg với nhà sản VN thì….thu thuế là để nuôi đám ăn hại đám áo xanh vây quanh toà án

  5. thuế để tăng thu nhập ngân sách của quốc dân , không phải để cho bọn ngồi không tính chuyện bỏ vào túi thủng , dân lao động chưa đủ ăn vậy mà lũ ăn không chẳng biết cách giúp dân vẫn sinh sự gây bao nhiễu cho đất nước , liệu dân có cho cả lũ làm lãnh đạo hay không

  6. dan con kho lam lam do mo hoi xoi nuoc mat moi .co duoc so tien nho nho la phai dong the nha nuoc dong the phai cho hop ly .dong the cho nhiu quan ly con so ho de quan chuc tham nhung may ngan ti qua dao buon cho dan

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here