Nguyễn Anh Tuấn – Blog nguyenanhtuan, RFA |
Nếu quả thật lợi thế đang không thuộc về phe tài xế vì thời gian không đứng về phía họ, thì câu hỏi là họ có thể làm gì để đảo ngược tình hình?
Điều đầu tiên cần làm là thay đổi cách nhìn về chính đối thủ của họ: BOT Cai Lậy.
Nếu ví trạm BOT này như một cỗ máy thu tiền thì sẽ có ít nhất hai cách khiến nó ngưng hoạt động: Một là nhắm thẳng trực tiếp vào cỗ máy để quấy nhiễu, tức tấn công trực diện; hai là tìm hiểu xem cỗ máy này đang được vận hành dựa trên những nguồn hỗ trợ nào để cắt đứt những nguồn này tức là tấn công gián tiếp. Toàn bộ những hoạt động của phe tài xế đến giờ phút này tập trung vào cách thứ nhất, không có hoặc có rất ít hành động thuộc cách thứ hai.
Với cách thứ nhất, một khi cỗ máy vẫn được cung ứng đầy đủ các nguồn lực để vận hành, nó sẽ tiếp tục đối phó giằng co với các tài xế. Thời gian, do đó, đứng về phía cỗ máy. Càng lâu tài xế càng mệt mỏi, chưa kể cùng lúc đó họ còn bị tấn công bởi các lực lượng khác.
Với cách thứ hai, bởi lẽ mất sạch các nguồn hỗ trợ cho việc vận hành, cỗ máy không còn cách nào khác ngoài phải chấm dứt hoạt động. Càng để lâu càng thiệt hại, vậy nên thời gian đứng về phía phe tài xế.
Thế nhưng thực hiện cách thứ hai như thế nào? – Đầu tiên phải bằng việc phân tích các nguồn lực hỗ trợ cho BOT Cai Lậy.
Thứ nhất là nguồn lực tài chính. Ngân hàng BIDV cấp 85% vốn cho dự án BOT Cai Lậy. Điều này có nghĩa là họ chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư trên lưng những người lái xe. Bởi vậy họ không thể vô can, họ phải chịu trách nhiệm theo cách này hoặc cách khác. Không ai có sức mạnh hơn những người gửi tiền ở BIDV trong việc yêu cầu ngân hàng này ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy (bằng không sẽ rút tiền hàng loạt). Khách hàng của BIDV còn có trách nhiệm đạo đức phải làm điều này nếu không muốn bị coi là vô tình tiếp tay cho BIDV. Những người lãnh đạo của BIDV như Trần Anh Tuấn (Quyền Chủ tịch) và Phan Đức Tú (Tổng Giám đốc) đều là những người địa vị cao, quan hệ rộng ở Hà Nội nên chắc chắn sẽ không muốn xuất hiện trong mắt bạn bè, người thân, đối tác như những kẻ đang sống giàu sang trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt của những người lái xe kham khổ miền Tây. Một chiến dịch truyền thông sẽ buộc họ phải lựa chọn giữa việc ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy hoặc là chuốc lấy hậu quả cho thanh danh bản thân mình.
Ông chủ thực sự của BOT Cai Lậy, tương tự, là đối tượng thứ hai không thể bỏ qua. Người đàn ông tên Lê Tiến Thắng, Chủ tịch công ty Bắc Ái trụ sở tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có vẻ vẫn đang ung dung ngồi thu tiền từ khoảng cách 2000 cây số tính từ BOT Cai Lậy. Phải có một chiến dịch truyền thông để ông ta không còn vẻ ung dung đó nữa. Người thân, bạn bè, đối tác của ông ta cần nhận ra sự giàu có của ông ta chẳng có gì tốt đẹp và đáng tự hào vì nó đến từ những đồng tiền còm cõi của những người lái xe – lẽ ra được dùng để đỡ đần thêm cuộc sống cho vợ con, thêm thịt cá cho bữa ăn, thêm sách vở để đến trường.
Nguồn lực thứ ba là các dịch vụ hậu cần. Các công ty xe cẩu, công ty bảo vệ, công ty cung ứng nhân viên thu phí ở Tiền Giang và các tỉnh lân cận đều cần nhận được thông điệp chính thức từ phe tài xế giải thích vì sao không nên cung cấp dịch vụ cho BOT Cai Lậy. Chỉ cần một thư ngỏ có lý có tình và một kế hoạch truyền thông khéo léo sẽ khiến chẳng có công ty bảo vệ hay xe cẩu nào “tham bát bỏ mâm” bám lấy BOT Cai Lậy để rồi bị không chỉ hàng ngàn tài xế mà cả một cộng đồng quốc gia quay lưng tẩy chay. Tương tự vậy, nếu phe tài xế tìm ra được những mạnh thường quân đồng ý tiếp nhận các nhân viên bán vé sau khi họ nghỉ việc ở Cai Lậy, cũng như kêu gọi những người khác không ứng tuyển vào các vị trí này để tiếp tay BOT Cai Lậy thì sẽ là một thách thức không nhỏ cho trạm này.
Thử hình dung cỗ máy BOT Cai Lậy, một khi không còn nhận được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, không tìm đâu ra một công ty bảo vệ/công ty xe cẩu nào chịu ký hợp đồng, cũng không ai ứng tuyển vào các vị trí bán vé thu phí, thì không lẽ ông chủ Lê Tiến Thắng phải đứng ra giữa đường Cai Lậy vừa bán vé, vừa gác an ninh? Hoặc, một khi bị các ngân hàng xa lánh, ông Thắng sẽ phải tiếp tục công việc làm ăn của mình thế nào trong tương lai?
Điểm sơ qua có thể thấy khối lượng công việc không hề ít, song tôi tin là với những gì đã thể hiện, phe tài xế thừa năng lực để làm tất cả những việc trên. Dĩ nhiên sự ủng hộ của công chúng là tối quan trọng, và rất may mắn, đây là thứ mà phe tài xế đang có thừa.
Bài liên quan:
– Làm gì trong tháng tạm ngưng thu phí BOT Cai Lậy
– BOT Cai Lậy: Lợi thế có đang thuộc về các tài xế?
<3
Nên chia sẻ rộng rãi bạn ơi!
Tôi rút hết tiền trước
Chua thang dau, dung lo la, khong the dat niem tin nao vao Cong san, chung no rat nham hiem
Tôi có 1 cách là bài cong
De nghi Thu Tuong ra quyet dinh kiem toan Bo Giao thong vi tai sao Ngan sach nha nuoc va bao nhieu von vay DOA dau tu cho ha tang co so phi duong bo ….rat nhieu nguon Thu vay ma bay gio giao cho cac BOT lap tram thu phi tren cac Quoc lo nhung sai pham nay tu thoi Dinh la Thang nhung thoi gian do cDan chua nhin thay no phat trien nhanh va manh me nhu bay gio Yeu cau Chinh phu va Thu tuong Tong bi thu phai thanh tra va sua sai kip thoi nhung sai pham nay
Đoàn kết lại là sức mạnh của toàn dân !
Cả 3 biẹn pháp đưa ra sẽ rất khó thực hiện được . Ở bp 1 sẽ ko thể vì sức mạnh đồng tiền nó sẽ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà mục tiêu cuối cùng cũng chỉ là lợi nhuận , ở bp 3 cũng thế vì xã hội con người lao động ở miền Tây vốn rất khó khăn do vậy họ sẽ ko bao giờ bỏ việc đc
Sau Da Phien , noi rat dung, tui thay 3 phuog an nao cung rat kho, vi bon no ca me 1 lua . Kg de gi thay hot tien toi noi roi lai vuot bon no rat tham tien , kg de gi ma tu bo dau,
Thi Hong Nguyen sẽ thực hiện được trừ khi chính phủ mới phải trung thực khách quan nhìn nhận sự vụ sự việc theo chiều hướng tích cực là cần đi ngược lại lịch sữ thời gian từ lúc dự án mới là phôi thai đến khi hình thành và đưa vào sử dụng , trích lục tất cả từng văn bản pháp lý , biên bản cuộc họp giữa các bên liên quan chịu trách nhiệm cũng như quyền hạn để làm rỏ cái sai thuộc về ai ? Từ đó có biện xữ lý dân sự kể cả hình sự nếu có vi phạm cho dù nhỏ nhất , lôi chúng ra ánh sáng đăng tải sự thật trên các kênh truyền thông đại chúng . Mới răn đe đc cho những cái BOT khác . Quan trọng là ai dám làm điều này ???!!! Đây mới chính là cái khó .
Bài viết rất đúng
SẦU DÁ PHIẾN ,tất cả nhũng biên pháp mà ban dề ra phải có sụ trong sach của chính quyền Nhung tất cả bọn chúng có dúa nao trong sạch đâu ngoài ra chúng còn dúng ra che chán cho nhau .Tất cả mọi chuyện nhân dân phãi tụ lục mà ủng hộ nhau thôi
Nguyễn Phú Trọng là người chịu trách nhiệm cao nhất cho đất nước này
Tay không bắt giặc. Vay tiền ngân hàng thi công kê lên,dân lãnh đủ
Khi cần hảy xuất chiêu trường kỳ kháng chống BOT vô lý , xem ai thắng ai ….
K nên để chúng nó có thời gian chuẩn bị. Đồng Tâm là bài học.