Không nên cứu, hãy hi sinh Cai Lậy

- Quảng Cáo -

Blog Trương Duy Nhất, RFA |

Đừng lặp lại một “cuộc chiến Đồng Tâm” ở Cai Lậy.

Nếu “dừng thu 30 ngày” chỉ là chiến thuật nhằm giãn dư luận, để cài bẫy điều tra, bắt bớ truy tố nhóm thủ lĩnh tài xế, thì chính phủ đang đi những bước gần nhất đến hố chôn mình.

Hi sinh Cai Lậy. Thậm chí sẵn sàng hi sinh các “cứ điểm” BOT khác trên toàn quốc, tương tự Cai Lậy, để chuộc lại lòng dân. Chiếm được lòng dân, thì giá nào, đắt mấy cũng nên làm. Đấy mới là cuộc “kiến tạo” cần nhất từ chính phủ, trong thời khắc này.

- Quảng Cáo -

Không nhìn đâu xa, trông cậu Hun Sen láng giềng kìa: Quyết định mua cầu Koh Kong ở tỉnh Koh Kong, một dự án thuộc sở hữu của tỉ phú Ly Yong Phat. Cây cầu huyết mạch nối biên giới Campuchia – Thái Lan.

Tờ Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Hun Sen: “Từ đây, người dân Campuchia có thể qua lại vô tư trên cây cầu Koh Kong mà không phải mất tiền”.

Đập tan những “tập đoàn cứ điểm” Cai Lậy là trách nhiệm của chính phủ. Đừng để đến khi dân vùng lên làm thay chính phủ, thì chẳng những Cai Lậy, mà nhiều “cứ điểm” khác cũng tanh bành!

Nghĩ cách cứu dân. Đừng tìm cách đánh dân!

- Quảng Cáo -

45 CÁC GÓP Ý

  1. BOT CAI LẬY – TỔNG HỢP NHỮNG CÁI SAI!

    Có nhiều cái sai ở đây, và cái sai nọ thì dẫn đến cái sai kia. Cụ thể:
    + Cái SAI đầu tiên mà tất cả những người phản đối BOT Cai Lậy đều đồng tình là “Vị trí của trạm thu phí”. Rõ ràng ở đây là chuyện “làm một chỗ tính tiền một chỗ”, tại sao tài xế phải trả tiền vé đi qua đoạn đường tránh trong khi họ chỉ đi đường Quốc lộ 1? Đây là điểm bất đồng đầu tiên khi nhắc tới BOT, việc BOT được đặt ở một vị trí “bao trọn mọi nguồn thu” đã vô tình làm cho những tài xế vốn không đi đường tránh nhưng cũng phải đóng tiền cho đường tránh. Dù nó là vị trí đã được bộ GTVT sắp vào nhưng đa phần các chuyên gia và người dân cho rằng vị trí ấy đã SAI. Chính vì nó sai nên nhiều người dân dân mới bức xúc.
    + Cái sai thứ hai đó là thái độ của chủ đầu tư. Thực sự trong những ngày qua, khi mà vấn đề trạm BOT nóng lên thì chủ đầu tư của dự án này lại phản ứng khá “chậm”, đồng thời phía chủ đầu tư cũng hùng hồn khẳng định “không dời trạm” như vậy rõ ràng là khẳng định họ đúng và các tài xế nói trạm đặt sai vị trí là sai, bởi nếu đặt trạm đúng thì việc gì phải di dời trạm, trong khi Chính phủ cũng chưa xác định rõ tính đúng sai trong vấn đề này thì phát ngôn như vậy cộng với việc chủ đầu tư thiếu thiện chí đối thoại với các tài xế càng làm cho các tài xế muốn chống đối BOT mạnh hơn. Bên cạnh đó lại xuất hiện các “giang hồ” đe dọa các tài xế ở BOT khiến cho người ta phải đặt câu hỏi: “Giang hồ này do chủ đầu tư thuê hay tự có???”, nếu do nhà đầu tư thuê thì khỏi nói, sai lè rồi, nhưng kể cả “tự có” thì bảo vệ của BOT cũng phải có trách nhiệm “di dời”. Điều này cũng gây bức xúc cho tài xế chân chính (quá khích thì tôi không nói, vì kể cả không có giang hồ họ vẫn cứ quá khích).
    + Cái sai thứ ba đó là hành vi của một số tài xế quá khích. Có thể là nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng việc nhiều tài xế quá khích lập bàn thờ heo quay ở BOT, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, dừng lại rửa xe ngay giữa trạm thu phí hay chửi bới, bao vây… làm tắc nghẽn giao thông, gây ảnh hưởng đến đi lại của nhiều người cũng là một cái sai. Các tài xế có thể đấu tranh nhưng phải trên cơ sở tôn trọng luật pháp, quyền và lợi ích của người khác. Cũng cần phải bàn thêm về “hành vi trả tiền lẻ” – tôi khẳng định luôn hành vi này không vi pham pháp luật, các tài xế sử dụng tiền của nước CHXHCN Việt Nam, có hình Quốc huy, quốc hiệu Việt Nam, có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chẳng bao giờ là vi phạm pháp luật, bất kể mệnh giá, còn được lưu hành là còn được trả. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ một chút, việc một, hai hay vài chục tài xế cùng trả tiền lẻ là chuyện bình thường, nhưng nếu như các anh có hành vi lên mạng xã hội kêu gọi, lập các nhóm đông người, bàn bạc phương thức, hỗ trợ nhau tiền, vật chất, xúi giục nhau mua vé bằng tiền lẻ với mục đích cuối cùng là cố ý làm cho trạm thu phí tê liệt, tắc nghẽn nhiều giờ cũng có thể coi là một dạng “gây rối trật tự công cộng” và nếu gây ra hậu quả như: Cản trở ách tắc giao thông, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, gây tai nạn chết người…thì cơ quan điều tra có thể xem xét, xử lý và vẫn có thể bị khởi tố.
    + Cái sai tiếp nữa là hành vi của một số đối tượng lợi dụng thừa “nước đục thả câu”. Có ba loại: Loại thứ nhất lợi dụng việc các tài xế ở BOT Cai Lậy trả tiền lẻ cho trạm để phản đối thu phí, nhiều kẻ đã bắt chước và đi thực hiện ở một số trạm BOT hợp pháp, hợp lý khác, gây ách tắc giao thông; Loại thứ hai là những người vốn chẳng có lợi ích liên quan gì đến BOT, chẳng bao giờ đi BOT Cai Lậy, thậm chí có những kẻ ở tận ngoài Bắc nhưng lại tụ tập lại, đến BOT Cai Lậy để “phản đối”, cung cấp nguồn tiền lẻ cho các tài xế đang phản đối, bày nhiều cách khác nhau cho các tài xế với mục đích cuối cùng là làm tê liệt BOT, gây hỗn loạn, mất trật tự trị an; Loại thứ ba là các nhà dâm chủ, nhân quyền lợi dụng BOT để kích động nhân dân, gây mâu thuẫn, chống đối Nhà nước, đưa tin xuyên tạc. Những hành vi này thì cần phải kịp thời xử lý những đối tượng cầm đầu, tránh gây hiệu ứng xấu cho xã hội.

    • BOT CAI LẬY – CÁI LÝ THIỆT HƠN CỦA TỪNG BÊN

      Nói đi thì cũng phải nói lại, đương nhiên, mỗi bên lập luận đều đưa ra cái lý của mình, và chúng ta đều cần lắng nghe, cụ thể:
      + Về phía các tài xế: nếu đặt trạm ở phía trước Quốc lộ 1 và đường tránh thì các tài xế sẽ bị thiệt, bởi lẽ cả dự án Cai Lậy là nâng cấp quốc lộ 1 với số vốn hơn 300 tỷ và xây đường tránh với số vốn hơn 1 nghìn tỷ, như vậy lẽ dĩ nhiên là “hàng cũ tân trang” không thể bằng “hàng mới xịn 100%” được nên buộc phải thu phí xe đi vào quốc lộ 1 phải thấp hơn đi đường tránh. Cái dở khóc dở cười ở đây là “Chẳng thể xác định nổi xe nào đi quốc lộ, xe nào đi đường tránh cả”, mà nếu thu bằng nhau thì rõ ràng bất công với các tài xế đi quốc lộ 1. Đồng thời các tài xế cũng đưa ra lý do “họ đã đóng phí bảo trì đường bộ, tại sao không lấy tiền đó ra sửa Quốc lộ 1???”.Trả lời về việc này cũng cần nhận thấy rằng, so với số tiền thu phí hiện tại và hiện trạng đường xá cải tạo, xây mới hàng năm của Việt Nam, số tiền thu được theo Bộ GTVT chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu cải tạo, xây dựng mới và theo tôi người dân có thể cùng chia sẻ gánh nặng với nhà nước, nhưng việc này phải minh bạch ngay từ khi khởi công BOT, nếu nói rõ ngay về việc bộ GTVT không đủ tiền để cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 mà cần sự giúp sức của người dân thì tôi nghĩ không người dân nào phản đối việc đóng thêm chút phí để sửa đường cho dễ đi hơn cả. Cái lý của các tài xế chân chính, cái lý của dân là HỌ CẦN SỰ MINH BẠCH.
      + Về phía nhà đầu tư BOT, thì cái lý của họ ở đây là nếu đặt trạm ở đường tránh, thì với tâm lý chung của 100% người dân Việt Nam, thích miễn phí hơn là tốn phí nên họ sẽ đi quốc lộ 1 chứ không bao giờ đi đường tránh, kể cả quốc lộ 1 có ổ voi ổ gà đầy rẫy, đường có xấu đến mấy họ cũng sẽ không đi đường tránh, trừ trường hợp bất khả kháng. Và như vậy nhà đầu tư dù có đặt trạm ở đường tránh 100 năm cũng đừng hòng thu lại vốn. Mà đã đầu tư thì ai chẳng muốn có lãi, phải có lãi mới làm, có lãi mới duy trì được công ty. Cái lý của chủ đầu tư là ĐẦU TƯ THÌ CẦN LỢI NHUẬN.

      ĐIỀU CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐẾN BOT CAI LẬY – ĐÚNG HAY SAI?

      Khẳng định luôn: ĐÚNG!
      Vì việc lực lượng cảnh sát túc trực để điều tiết, giữ gìn trật tự, đề phòng, xử lý hành vi gây rối (nếu có) tại trạm thu phí là cần thiết. Theo Thông tư 01/2016 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012.
      Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền sau:
      – Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát…
      – Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các vi phạm hành chính…
      – Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật…
      – Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc các trường hợp khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
      – Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
      – Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
      – Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
      Rõ ràng, ở BOT Cai Lậy đã có những sự hỗn loạn nhất định, điển hình ở đây là tắc nghẽn nhiều giờ, tắc nghẽn nhiều lần nên việc CSGT có mặt ở đó không có gì là lạ cả!

  2. Bà đầm thép nước Anh thatcher..dùng chiêu..doanh nghiệp chết là chôn chứ không cứu.đẫ thúc đẩy nền kinh tế nước Anh năng động nhất châu âu thời đó..giờ mình cũng vậy,kể cả chống tham nhũng..

  3. Thằng tướng cầm quần này nó đã đều động ” bọn chó vàng, chó xanh, chó đen” đông như kiến cỏ để bảo vệ.
    BOT
    B. Bốc Lột
    O. Không
    T. Trừ
    Có nghĩa là…
    Bốc lột không trừ một ai!

  4. Việt cộng đang run sợ chế độ sụp đổ, thì chúng ta quyết tử để quyết sinh, đừng nghe những gì tưởng thú phúc. Người dân muốn giải trừ BOT cái máy hút máu nhân dân. Hãy cố gắng lên bà con nhé.

  5. T mong dc như thế Đồng Tâm thì nhỏ xíu chứ dân miền Tây đông lắm nhé…đây là cơ hội cho ông niễng ,người ta thường bảo ông là thủ tướng tệ nhất từ trước đến nay thì đây là cơ hội để ông chứng minh ,chỉ 1 việc bé con như thế ko đau đầu nhức óc mà làm ko dc nữa thì thôi….mà tui nghĩ 30 ngày này chỉ là liệt các tài xế có chính kiến vô 1 chỗ ,đe dọa hay xử phạt nặng rồi 30 ngày sau tiếp tục thu tiền vì đã xóa lí xong thành phần quá khích….nhưng như thế sẽ xảy ra biến t nghĩ còn lớn hơn Đồng Tâm ,vì tài xế nhiều vô đối

  6. Giới Tài xế Miền Tây rất đông ,phương án 1 bộ giao thông vận tải đưa ra là không khả thi mà chỉ dời trạm thu phí vào đường tránh là tốt nhất mà thôi.

  7. Cái gì mà “hy sinh”, tác giả viết cứ như là nhà nước ta có “ăn phần” trong đó vậy. Có điều là cs có thể cướp của bất cứ ai nhưng dứt khoát không thể cướp của đồng chí mình được

  8. Tôi o niem nam ra tham lăng bác, tôi da nhìn thấy hàng tre xanh man mác, trong lòng tôi xúc động bôi hồi, BOT cai lay nhu chiếc gươm rình chém, oi BOT cai lay chiến thắng đien bien bộ doi ta tiến quân trở về với sự hào hùng dân tộc, giải phóng miền nam đầy gia diet,thuong cho long dùng cảm của những vị anh hung da chìm trong giấc ngu say

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here