Hai hiện tượng lạ đang xảy ra đồng thời: trong lúc cơ quan thống kê Việt Nam vẫn “quên” công bố số liệu kiều hối về nước này trong 6 tháng đầu năm 2017, những dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) của Mỹ lại cho thấy kiều hối về Việt Nam năm 2017 chỉ có 5,4 tỷ USD.
Vào những năm trước khi lượng kiều hối dồn dập đổ về “quê nhà”, Tổng cục Thống kê thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc tháng Sáu hàng năm. Nhưng vào năm nay, đã gần hết tháng Tám mà vẫn chưa có con số thống kê nào trên bình diện quốc gia về nguồn tiền quý giá này.
Cho tới nay, vẫn chỉ có con số kiều hối duy nhất về Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm 2017 được công bố: khoảng 2,1 tỷ USD.
Trong khi đó, trang VietFact dẫn nguồn từ Pew Research Center cho biết: Theo báo cáo Dòng kiều hối quốc tế của Pew Research Center, năm 2015 có tổng cộng 13,2 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam. Đến năm 2016, con số này giảm còn 9 tỷ USD (giảm 31,8%), và số lượng kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 TP.HCM tiếp nhận được 2,1 tỷ USD. Trong khi đó khu vực này thường chiếm khoảng 58% tổng lượng kiều hối hàng năm, như vậy có thể dự đoán kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 sẽ rơi vào khoảng 3,6 tỷ USD. Và với dự báo 6 tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối còn bị giảm 50% do tác động của việc chính phủ Việt Nam duy trì lãi suất đồng USD 0% và FED tăng lãi suất, kiều hối năm 2017 sẽ vào khoảng 5,4 tỷ USD, giảm 39,7% so với năm 2016.
Nếu dự báo của Pew là chính xác, đây sẽ là một cú giáng rất nặng nề không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam vốn đang lặn ngụp trong năm suy thoái thứ chín liên tiếp tính từ 2008, mà còn khiến phá sản hàng loạt động tác của chính quyền Việt Nam nhằm kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” gửi tiền về.
Trong thực tế, cho dù Việt Nam tăng lãi suất gửi đồng USD trong thời gian tới, động tác này cũng khó làm hấp dẫn thêm lượng tiền kiều hối ở nước ngoài gửi về. Lý do đơn giản là mặc dù Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã duy trì chính sách gửi đồng USD với lãi suất bằng 0 trong cả năm qua, vẫn có nhiều người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp tìm cách lách luật bằng việc vẫn gửi USD vào ngân hàng rồi ngay sau đó, họ lại thế chấp sổ tiết kiệm để vay lại VNĐ với lãi suất 4%-5%/năm, tiếp tục gửi tiết kiệm VNĐ với lãi 6%-7%. Như vậy, người gửi USD đã có mức sinh lời 2%/năm, và các ngân hàng thương mại vẫn đang huy động USD với mức lãi suất là 2%. Do đó, nếu Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất huy động USD lên 0,25-0,5% thì cũng chỉ là bước đi nhằm dần dần hợp thức hóa những gì mà các ngân hàng thương mại đang làm, chứ không thể tăng huy động thêm USD cho nền kinh tế.
Bài liên quan:
- Việt Nam khốn đốn vì dòng kiều hối tụt giảm mạnh
- Kiều hối về VN giảm thảm hại, chỉ có thể đạt 5,4 tỷ USD vào năm 2017
- Tự hào Việt Nam: Ngân hàng không thiếu… tiền Việt !
-
Ngân hàng Nhà nước không ngăn nổi chuyển ngân lậu mà chỉ rình mò vàng phòng thân của dân?
Hiện trạng nền kinh tế lại đang quá cần đến USD để phục vụ nhập khẩu và trả nợ cho nước ngoài. Con số “gom USD” mới nhất được Thống đốc Lê Minh Hưng công bố là gần 10 tỷ USD trong năm 2016, đưa kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên đến 41 tỷ USD. Một phần lớn trong con số gần 10 tỷ USD mua vào được xác định từ nguồn trôi nổi trong dân chúng. Tuy nhiên, con số này cũng mới chỉ thỏa mãn được khoảng 2,3 tháng nhập khẩu do nhu cầu nhập khẩu tăng lên. Cùng lúc, mỗi năm Việt Nam phải trả nợ từ 10 – 12 tỷ USD cho các chủ nợ quốc tế.
Vậy “đào” đâu ra ngoại tệ mạnh?
Gần đây, một lần nữa chính phủ và Ngân hàng nhà nước phải “tìm mọi cách để huy động nguồn lực vàng, USD trong dân”. Tuy thế, việc dự trữ ngoại hối chỉ tăng từ 41 tỷ USD lên 42 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2017 lại cho thấy, lượng USD nằm dưới gối của người dân có thể chẳng còn nhiều để “tìm mọi cách huy động”.
Nếu dự báo của Pew Research Center về kiều hối năm 2017 về Việt Nam chỉ có 5,4 tỷ USD là đúng, đây sẽ là cú tụt hậu có giá bằng 10 năm: mức kiều hối 2017 sẽ tụt về năm 2007.
Một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5-6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi USD ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho “kiều bào ta” yên tâm gửi tiền về…
The la tot. Giam nua cang tot hon.
5.4 tiền gởi về – 3.1 tỉ tiền mua nhà = khúc ruột ngàn dậm đến thế là cùng.
Cắt luôn đi đừng gửi nữa cũng đc, cho lũ dân việt ngu dốt vô ơn trắng mắt ra vì cứ gân cổ chửi ba sọc lưu vong gì đó
Ai yêu nước thì không gửi tiền, còn ai muốn nuôi bọn nô tài trung cộng hại nước thì gửi về. Tự suy nghỉ đi.
Xìu rồi.
Giam la phai.ve toi san bay xuong may bay la bi nhan vien hanh.xin dieu.xg lay hanh ly thi bi an cap.hoi thu co ai muong ve kg.?voi mot dat nuot ma lu trom cap vao tan khoang hanh ly an cam.co ca ban ten va dong phuc nua chu.
Để coi lũ dlv sủa ntn đây,ngon lắm mà,chuẩn bị hết ngân sách thì đói rã họng nha lũ chó.
Bọn dâm lợn viên đâu có biết ngoại tệ là gì. Chúng nó ăn cám heo. Nên kg có ngoại tệ cũng chửi
Nhiều khi nó còn không hiểu ngoại tệ nghĩa là ông cố ngoại của nó nên nó chửi vung vít thiệt là cái thứ ăn cám xú
Những năm qua kinh tế vn phát triển 1 phần nhờ vào vốn vay NH thế giới ,các tổ chức tài chính hổ trơ phat triển,vốn ODA ,năm nay NH thế giới kg còn cho vay với lải xuất ưu đãi nữa rồi ,vốn ODA bi han chế, nơ đáo han tới kỳ thanh toán ,thu ngân sách kg đat yêu cầu kế hoach …..các doanh nghiêp nhà nước làm ăn kg hiêu quả ,lổ vốn triền miên ,kinh tế tư nhân găp khó khăn …..
Nguy cơ vở nơ công đang tiềm ẩn trước mắt . Than ôi thiên đường hây đia nguc ?
Kiều hối về Nước là 5 tỷ 4 . Còn Kiều hối ra Nước là Bao n hiêu ?…
A chi e ben nước ngoai dung goi tiền gi ve ma bao lanh người nha sang ben do hết di
Thật sự đồng bào ở nước ngoài có tâm thì lập quỹ. Xong cử đại diện về Việt Nam tự mình xây dựng cho nhân dân. Chứ gửi về ko biết sẽ đi đâu về đâu.
Them vai nam nua se lam tui doc tai sup do vi kte