Lãnh đạo tỉnh muốn có cảnh vệ: Thêm tín hiệu về bất ổn xã hội

VOA

Cuộc thanh toán giữa các lãnh đạo Tỉnh Yên Bái. Chi cục trưởng Kiểm Lâm đột nhập văn phòng bắn chết bí thư tỉnh ủy và chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái.
Cuộc thanh toán giữa các lãnh đạo Tỉnh Yên Bái. Chi cục trưởng Kiểm Lâm đột nhập văn phòng bắn chết bí thư tỉnh ủy và chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. Ảnh: Internet
- Quảng Cáo -

Đề xuất của nhiều lãnh đạo tỉnh cần có cảnh vệ đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận với nhiều ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ bất ổn xã hội đã tăng lên một mức mới.

“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy.”
Trần Thu Nam, Luật sư

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, Võ Trọng Việt, nêu lên đề xuất này từ nhiều tỉnh thành tại một buổi thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Cảnh vệ hôm 6/6. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng lo ngại về sự bất tín của lãnh đạo với người dân và đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về những đối tượng sẽ được đưa vào danh sách cần sự bảo vệ của cảnh vệ quốc gia. Theo dự thảo luật được truyền thông trong nước đưa tin, đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của đảng, nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, có những đại biểu đề nghị đưa vào danh sách này những vị trí ở mức thấp hơn như người đứng đầu các tòa án và các tỉnh.

“Sau khi có sự việc xảy ra ở một tỉnh nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh là đối tượng cảnh vệ,” ông Võ Trọng Việt được báo chí trong nước dẫn phát biểu.

- Quảng Cáo -

Theo TuoiTreNews, sự việc mà ông Việt đề cập đến tại Quốc hội là vụ án mạng xảy ra ở Yên Bái vào năm ngoái khi Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh bắn chết Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh này trước khi tự sát.

Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành.
Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành.

⇒ Những phát súng từ Yên Bái

⇒ Những cánh sen Yên Bái

Đề xuất vừa kể, theo luật sư Trần Thu Nam, cho thấy “một sự bất ổn trong xã hội.”​

“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy.” Luật sư Nam nói “Đã có những cơ quan sẵn có rồi, mỗi tỉnh đều có công anh tỉnh. Chả lẽ những cơ quan hiện có tại sao không đáp ứng được yêu cầu về anh ninh mà lại phải lập thêm vấn đề cảnh vệ cho từng chủ tịch tịch hoặc bí thư tỉnh.”

Theo chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, nhiều ý kiến của đại biểu quốc hội muốn tăng thêm đối tượng cảnh vệ là những người “chống tiêu cực, chống tham nhũng, đụng độ, đụng chạm đến rất nhiều lợi ích, nhất là lợi ích nhóm.”

Vào tháng 3 năm nay, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị đe dọa sau khi quyết định phát động chiến dịch ngăn chặn nạn khai thác cát sông bất hợp pháp ở tỉnh này.

Một đại biểu của Hải Phòng được báo điện tử VnMedia trích lời tại buổi hội thảo của Quốc hội rằng “Nếu để xảy ra tình huống không đảm bảo an toàn, an ninh cho các đồng chí này thì ảnh hưởng nghiêm trọng địa phương, anh ninh trật tự chung của cả nước.”

“Bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn. Trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”
Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập

Dư luận xã hội cho rằng đề xuất này cho thấy các lãnh đạo, ngay cả cấp tỉnh, cũng đang “sợ dân”. Một người dùng mạng xã hội có tên Loi Dai phản hồi về bài viết của báo Tiền Phong trên Facebook rằng “Nếu ai cũng chính trực đàng hoàng cần gì phải cảnh vệ”. Một Facebooker khác có tên Hong Le Nguyen bình luận “Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”

Minh chứng cho lập luận rằng các cấp lãnh đạo đang “run sợ,” nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra ví dụ về trường hợp một quan chức cấp tướng phải huy động một trung đội công binh để mở một gói quà mà ông nghi rằng có bom hoặc mìn trong khi đó chỉ là một chiếc bánh trung thu.

Nhiều người khác cùng tham gia bình luận đều có chung ý kiến rằng nếu các lãnh đạo trong sạch, làm việc vì dân, không vụ lợi, thì không cần đến sự bảo vệ nào.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “trước đây quan chức sợ dân, nhưng từ sau vụ (sát hại ở) Yên Bái thì quan chức sợ nhau.”

“Thực ra không biết nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ nào nhưng quả là bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn.” Nhà báo Dũng nói “trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”

Giám đốc Công an Nghệ An và đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu nói với Tiền Phong bên lề cuộc hội thảo hôm 6/6 rằng ông cũng không đồng tình với việc đề xuất bảo vệ lãnh đạo tỉnh ở cấp quốc gia vì “cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn.”

Luật sư Trần Thu Nam đồng tình với quan điểm đó vì “càng nhiều cảnh vệ thì càng bất ổn và càng bất ổn thì càng tăng cường cảnh vệ – đó là một vấn đề tỷ lệ thuận với nhau giữa bất ổn và cảnh vệ.”

Phân tích sự yếu kém trong điều hành của đảng dẫn tới xã hội bất ổn, thành viên Hội Nhà báo Độc Lập, Phạm Chí Dũng, nhấn mạnh “sự bất ổn đó là từ trong nội bộ đảng, lấy xã hội ra làm bình phong che chắn.”

Kinh tế, tài chính, môi trường và nhân quyền là những vấn đề lớn góp phần gây bất ổn xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng cho phép 65% GDP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận điều này hồi đầu năm nay. Nợ xấu tại Việt Nam, qua số liệu thống kê, tăng cao đột biến 5 năm gần đây, hiện ở mức 600.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều cuộc biểu tình vì môi trường nổ ra từ tháng 4 năm ngoái vì cách giải quyết của chính quyền đối với thảm họa Formosa. Nhiều nhà hoạt động vì môi trường đã bị đàn áp và bắt giam.

Ngoài những bất ổn trong xã hội, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “đến cả đảng bây giờ cũng bất ổn.” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây 5 năm đã đề cập đến sự tồn vong của đảng và “sự tồn vong đó sắp đến” với sự bất ổn tăng cao, theo phân tích của nhà quan sát này.

- Quảng Cáo -

101 CÁC GÓP Ý

  1. 63 bí thư, 63 chủ tịch đòi được “cảnh vệ”. Mà chủ tịch là phó bí thư nên chắc chắn bổ sung thêm chức danh phó bí thư và có nơi phó bí thư làm chủ tịch HDND (như Hà Nội, HCM). Nên bổ sung chủ tịch HDND. Rồi có nơi phó bí thư làm phó chủ tịch UBND, như ngài Nghị ở Kiên Giang năm nào. Sẽ, có kẻ théc méc phải bổ sung thêm mấy ông phó chủ tịch UBND cũng phải được cảnh vệ. Thằng khác cũng théc méc tiếp, phó chủ tịch UBND có người là tỉnh ủy viên thôi, nên tỉnh ủy viên phải có cảnh vệ mới công bằng. Nhưng giám đốc sở (bí thư huyện, chủ tịch quận, thành phố thuộc tỉnh) cũng tỉnh ủy viên. Nên giám đốc sở (…), cũng cần cảnh vệ. Rồi có thằng tỉnh ủy viên nhưng phụ cấp 0,7 thôi tức bằng phó giám sở (như phó chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy….). Tóm lại, tất cả thượng vàng hạ cám toàn bộ máy cảnh vệ và cảnh vệ nhé!

  2. Có cảnh vệ thì bò tiền nhà chúng mày ra mà thuê vệ sĩ đừng lấy tiền của dân . Còn chúng mày có chết thì đã có nhiều người khác lên thay việt nam thiêu ng à .

  3. Tĩnh mà cần bảo vệ nói lên điều gì ?XẢ HỘI loạn xì ngầu rồi .Giờ cấp nầy ai cũng nhà cao cửa rộng, ai cũng muốn bão vệ cái đầu sợ như YÊN BÁY Bồ nhí nó hưỡng thì oan hơn vợ Thằng ĐẬU…

  4. bất ổn xã hội thì rõ như ban ngày rồi..nhìn đâu cũng thấy đánh đập..thực là một xã hội hỗn loạn..hòa bình mà không có thanh bình..đúng như nhận xét của bác Thanh..

  5. Rất đúng là phải có để có sự an toàn khi vi hành thị sát cập thời các điểm nóng và quan trọng trong thời thế nhiễu nhương che đậy này . tán thành tuyệt đối

    • chúng nó giờ đang lo nên mới ngi ra trò nuôi Triển chiêu đây mà chúng nó thấy sợ là chúng đã làm quá nhiều cái sai với nhân dân chúng đã nhận thấy ng dân đang căm thù chúng nên chúng mới cần đội ngũ bảo vệ

  6. Đất nước chúng ta số dân chỉ bằng 2 tỉnh của trung quốc . Dt chỉ bằng nửa tỉnh của trung quốc. Nhưng ở vn lại chia ra 63 tỉnh thành. So với trung quốc thì số cán bộ dư ra quá nhiều. Hàng trăn ngàn lãnh đạo sở ngành. Bây giờ lại thêm hàng ngàn cán bộ cảnh vệ lãnh đạo cấp tỉnh. Lương ở đâu mà trả nuôi ăn. Các lãnh đạo cần đọc kỹ câu nói của bác hồ. (. Việc gì có lợi cho dân thì nên làm. Việc gì có hại cho dân thì đừng nên làm ) việc vẽ ra cảnh vệ lãnh đạo cấp tỉnh là có hại cho dân. Các ông cứ làm tốt. Vì dân vì nước. Thì chẳng sợ gì ai , dân mọi người họ biết hết nhưng họ muốn yên thân thôi. Đừng khi có quyền có chức rồi ăn trên đầu trên trốc họ , thì mới lo bảo vệ ( như ở yên bái )

  7. Các ông bà phá hoại đất nước nhiều quá hay sao mà sợ, phải cần có cận vệ? Chính phủ Việt Nam luôn tự hào là một đất nước luôn ổn định chính trị, an ninh và trật tự xã hội mà, hay bây giờ tình hình chính trị, xã hội bất an, mất an ninh?

  8. Cac bac biêt ma các Ô quan cân co can vê cho ban thân thôi ..vi .con thi mi no co trách nhiệm fai jao dục (sag mi hêt zôi) tiên thi hiên nay. Mi no cug fai giư luôn.vơ thi vô tư đi can bô cs co ma đây …lôn thê..ma thui..

  9. Làm lãnh đạo mà lúc nào cũng sống trong sợ hãi, khổ thế sao chúng mày không biến đi cho dân nhờ. 1lũ hèn hạ, thối nát.

  10. Sau vụ kẹo đồng ba đồng chí cho nhau ăn ở Yên Bái chấn động cả nước.Giờ đồng chí nào trong Tà quyền hồ cộng đảng Formosa cũng cần phải có Cảnh Vệ để bảo vệ mình tránh bị ” Kẹo Lạc ” khi ăn chia quyền lợi không đều.

  11. Cái đó họ yêu cầu cũng đúng thôi, xã hội giờ phức tạp mà. Những tụ điểm ăn chơi biết bọn này có tiền hay vào đấy nên chúng sợ là chính xác. Thằng nào hay đi nhậu nhẹt gái gú thì đồng ý còn thằng nào mà cứ cơm nhà lồn vợ thì thôi.

  12. Ngày nay họ là vua chúa từ lâu rồi… làm gì có ( đầy tớ nhân dân nữa)… giá mà ông Hồ còn sống mà nhìn thấy sản phẩm này nhỉ

  13. đất nước văn minh và lịch sự thế này cầm gì phải cảnh vệ có cầm chẳng qua là chỉ cần cho những thăng tham ăn tục uống cướp được nhiều lên sợ bị báo thù thì cần cảnh vệ thôi

  14. Cac ong an chia k deu….chang co luat nao la fai cho ng bao ve cho nhung cap day.bao ve cho thi cang lung loan.vay moi biet su trung thanh cua cac ong voi jan den dau….bo ngay mo ly thuyet lam day to cua jan di….

  15. Quan chuc lam chuyen chinh dang ra duong thi se nhieu nguoi kinh ne …chac Lam nhieu dieu bat chinh qua roi …nen ra duong bi nguoi ta tra thu cho gi , nen can canh ve …

  16. chứng tỏ rằng các cán bộ đCS hiên nay đã mất hết lòng tin với nhân dân và ng dân đã coi như kẻ thù nên mới cần cảnh vệ và đã báo hiệu một chế độ bị lung lay ngiêm trọng nguyên nhân vì sao mà lại sợ đến vậy nếu làm đúng trách nhiêm biết lo cho dân cho nước thì sao phải sợ dân chỉ có làm sai làm ác thì mới sợ thôi

  17. Sống dối trá lừa lọc nhau . Gây oan sai cho dân nó phải tự sử thôi . Thế giới họ chỉ bảo vệ một vị trí . Ta đến 18 vị trí rồi còn đòi 64 tỉnh cả bí thư , chủ tịch thì khủng quá

  18. Dân nghèo thì chả lo,mà đi làm chuyện tào lao,nếu cán bộ có tâm lo cho dân thì cần gì bảo vệ,tụi cán bộ tụi bay ăn hối lộ nhiều quá nên mới sợ chết đây mà

  19. Dm dân trả lương cho chúng mày. Chúng mày làm dc việc gì cho dân chưa??? Giờ đòi cạnh vệ,k làm việc mờ ám cần đéo gì cạnh vệ. Muốn cạnh vệ chúng mày tự thuê.

  20. Thử đọc nhiều bài trong trang này và kết luận thằng ad và đồng bạn ngu hơn bò, miệng thì như lỗ hậu môn . không có ĐẢNG CSVN MUÔN NĂM , BÁC HỒ VỸ ĐẠI thì chó bọn mày không còn chỗ mà làm anh hùng bàn phím đâu, phải bắt được đầu sỏ trang này mới được.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here