Đại biểu và lời hứa với cử tri

- Quảng Cáo -

Loan Thảo – (VNTB) – Có cử tri nào thắc mắc trong suốt các nhiệm kỳ làm người đại biểu nhân dân từ năm 2000 đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các lời hứa – hẹn với cử tri ra sao?

Quyền phát biểu, tranh luận của mỗi đại biểu là như nhau, vấn đề đại biểu có tận dụng và sử dụng quyền đó để thực hiện trách nhiệm với cử tri hay không mà thôi. Tất nhiên, đại biểu không chỉ có một kênh là phát biểu, tranh luận. Còn có nhiều cách khác nữa để thực hiện trách nhiệm của mình.

Có cử tri nào thắc mắc trong suốt các nhiệm kỳ làm người đại biểu nhân dân từ năm 2000 đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các lời hứa – hẹn với cử tri ra sao?

“Nếu tiếp tục được ‘dân tin, Đảng mến’, được trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước xin hứa cố gắng hết sức mình, chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của phường, tổ dân phố, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến và anh hùng, thanh lịch, hào hoa, nhân dân có cuộc ấm no, hạnh phúc…” – báo Tin tức có đoạn tường thuật như vậy về Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

- Quảng Cáo -

Cố gắng hết sức mình, chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước” là một lời hứa được ghi nhận mang tính nghi thức của ứng cử viên Nguyễn Phú Trọng. Lý do: trên cương vị là đại biểu Quốc hội khóa XIV, lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng phải kiên quyết yêu cầu Quốc hội khóa XIV tuân thủ Luật tổ chức Quốc hội, phiên bản tu chỉnh tháng 7-2020, và Luật tổ chức Chính phủ, phiên bản tu chỉnh tháng 12-2019.

Với những gì đang diễn ra trên nghị trường Quốc hội với tên gọi “Bộ máy lãnh đạo của Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 được kiện toàn tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV sau khi bầu mới Chủ tịch Quốc hội, 3 phó chủ tịch, một số chủ nhiệm ủy ban, tổng thư ký Quốc hội và tổng Kiểm toán Nhà nước”, cho thấy đã vi phạm Chương V của Hiến pháp 2013, với đơn cử cụ thể là ở điều 79.1 “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”.

Một ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 khác là ông Nguyễn Xuân Phúc, đã vừa hứa gì với cử tri nếu ông trúng cử?

Báo điện tử Chính phủ đưa tin, “Cử tri nhất trí giới thiệu Chủ tịch nước ứng cử đại biểu Quốc hội” như sau về lời hứa của ông Nguyễn Xuân Phúc: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, hay đại biểu của nhân dân là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc và đóng góp xây dựng đất nước. Tôi vừa tuyên thệ sáng nay, dưới cờ đỏ sao vàng, trước đồng bào cử tri cả nước, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc với nhân dân, với Hiến pháp… để bảo vệ, xây dựng đất nước ta.

Một cán bộ bình thường cũng như vậy và một cán bộ cấp cao càng phải như vậy, đặt sự nghiệp của dân tộc, của đất nước lên trên hết. Và đây cũng là lời hứa của chúng tôi đối với đồng bào cử tri. Thứ hai, tiếp tục gắn bó với nhân dân, trung thành với sự nghiệp của Đảng ta”.

Phát biểu của ứng cử viên Nguyễn Xuân Phúc, nếu so với ứng cử viên Nguyễn Phú Trọng thì xem ra là rất khó giải thích về mặt quy định pháp luật: ông Nguyễn Xuân Phúc vừa thay ông Nguyễn Phú Trọng để làm Chủ tịch nước cho Quốc hội khóa XV sắp sửa được bầu vào Chủ nhật 23-5-2021.

Giả dụ như không đủ tỷ lệ phiếu bầu chọn của cử tri, liệu ứng cử viên Nguyễn Xuân Phúc có thể rớt hay không?

Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV ở khối Quốc hội” là bản tin trên báo Lao động ngày 18-3-2021, và cũng tương tự ‘tình cảnh’ như ứng cử viên Nguyễn Xuân Phúc, là nếu khi kiểm thùng phiếu bầu cử cho kết quả cuối cùng, rằng số phiếu cử tri chọn ứng viên Huệ không đạt con số quy định, vậy không lẽ tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ phải rời ghế mà mình vừa ngồi ‘chưa nóng đ.í.t’?

- Quảng Cáo -