Suy nghĩ độc lập và hành động theo hiến pháp (*)

LS. Trần Đức Hoàng – FB. Hoang Tran

Cựu Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates
- Quảng Cáo -

Vào ngày 30.1.2017, Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates (tiếng anh là Attorney General) đã cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng Thống Donald Trump là bất hợp pháp và các luật sư của Bộ tư pháp sẽ không bảo vệ sắc lệnh đó trước tòa án liên bang. Phản ứng với phát ngôn đó, Tổng Thống Donald Trump đã cáo buộc Bộ Trưởng phản bội Bộ Tư Pháp và sa thải bà.

Rất nhiều chính trị gia đã coi hành động này của Donald Trump là “trẻ con” do bà Sally Yates hoàn toàn có quyền phản đối sắc lệnh của Tổng Thống Mỹ.

Hẳn có nhiều người Việt Nam ngỡ ngàng và nghi ngờ tại sao một Bộ Trưởng lại có thể và “dám” công khai phản đối Tổng Thống, là sếp của mình. Không những thế, tại sao hành động chống đối và không tuân theo sắc lệnh của Tổng Thống, người đứng đầu đất nước lại có thể được coi là một hành động đúng pháp luật ?

Để lý giải cho vấn đề này, chúng ta cần phải biết rằng theo pháp luật Hoa Kỳ, bất kỳ vị bộ trưởng nào khi nhậm chức đều phải tuyên thề. Đây không phải là lời thề sẽ luôn nghe lệnh, phục vụ hay bảo vệ tổng thống và một nhà nước chính phủ nào. Mà đây là lời thề sẽ luôn bảo vệ Hiến pháp, đạo luật tối cao nhất của Hoa Kỳ.

- Quảng Cáo -

Cụ thể lời thề như sau:

“I (name), do solemnly swear (or affirm that I will support and defend the Constitution of the United States against all enemies, foreign and domestic; that I will bear true faith and allegiance to the same; that I take this obligation freely without any mental reservation or purpose of evasion; and that I will well and faithfully discharge the duties of the office on which I am about to enter. So

help me God.”

Các vị Bộ trưởng không chỉ là những người duy nhất thề sẽ luôn bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Những lãnh đạo, công chức của bộ máy nhà nước liên bang hay thẩm phán cũng phải thề như vậy. Không cần phải làm việc cho quốc gia, tất cả luật sư tại Mỹ cũng bắt buộc thề bảo vệ Hiến Pháp.

Tôi đã 2 lần thề bảo vệ Hiến Pháp Mỹ, một tại Boston, một tại New York cùng hàng trăm luật sư khác. Lời thề này khiến bản thân tôi luôn tin tưởng vào sứ mệnh của luật sư là bảo vệ luật pháp và công lý tối cao của nhà nước pháp quyền, bất kể mọi tình huống nào, bất kể chúng tôi là luật sư cho nhân quyền, doanh nghiệp hay mọi lĩnh vực khác nhau. Khi Hiến pháp Mỹ bị tổn hại, nhiệm vụ của giới luật sư là bảo vệ nó. Đây cũng giải thích cho lý do và động cơ của hàng trăm luật sư Mỹ đã tình nguyện đóng quân tại các sân bay để bảo vệ quyền lợi pháp lý của những người nhập cư ngay sau khi Trump ban hành sắc lệnh vi hiến của mình.

Nhiều luật sư Mỹ tình nguyện giúp bảo vệ quyền lợi pháp lý của những người nhập cư tại các sân bay, Hoa Kỳ.

Sally Yates vừa là Bộ trưởng tư pháp, vừa là một luật sư, do đó phải có nghĩa vụ bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của bà là bảo đảm tổng thống và chính phủ Mỹ sẽ thực hiện chức năng hành pháp theo đúng Hiến Pháp. Nếu bà đã tin sắc lệnh của Trump là vi hiến, sẽ không ai có thể ép buộc bà phá bỏ nhiệm vụ và lời thề tối cao bảo vệ Hiến Pháp của mình.

(Trên thực tế, trong lịch sử nước Mỹ chưa có một vị Bộ trưởng Bộ Tư Pháp nào bị sa thải vì bất đồng về quan điểm pháp lý với Tổng Thống, ngoài sự kiện Bộ trưởng thời Nixon đã tự từ chức khi ông phản đối việc Nixon ra lệnh sa thải công tố viên vụ Watergate).

———–

Theo Luật sư Lê Công Định, bài viết của Luật sư Trần Đức Hoàng cho thấy sự độc lập của các bộ trưởng Mỹ đối với tổng thống và lời thề trung thành bảo vệ hiến pháp của họ và hệ thống hành pháp ở các nước dân chủ phương Tây vận hành ra sao.

Cũng theo LS. Lê Công Định, ở Việt Nam, các bộ trưởng nói riêng và quan chức các nhánh quyền lực của nhà nước thì chỉ biết còn đảng còn mình. Họ không phải là công bộc của quốc gia, mà là đảng bộc.

Trong khi quan chức phương Tây suy nghĩ độc lập và hành động theo hiến pháp, thì quan chức Việt Nam chỉ là con rối của đảng, được đảng lập trình cả tư duy lẫn hành động. Vì vậy, chẳng may (đối với họ) đảng sụp đổ, họ chỉ còn cách tự sát hoặc đào tẩu.

(*) Tựa cho CTM Media đặt

- Quảng Cáo -

11 CÁC GÓP Ý

  1. một bộ trong chính phủ chỉ có nhiệm vụ khai triển để thực hiện chỉ thị cuả chính phủ, không có chuyện có đối lập trong chính phủ, làm như vậy là phá hoại chính phủ cần phải loại bỏ, chả khác cái đầu ra lệnh cho cái tay cầm ly nước nhưng nó từ chồi cầm ly nước phải lại mệnh lệnh cuả khối óc?.

    • chính phủ là hành pháp, toà án là tư pháp, quốc hội là lập pháp đó là tam quyền phân lâp độc lập với nhau không bị kiểm soát bởi một đảng và khi hành pháp, tư pháp hay lập pháp ra một quyết định thì những bộ phận đó họ phải thi hành mới vận hành cộng việc cuả quốc gia được.

    • ngu như vậy mà há miệng ra , chả lẽ chính quyền Hoa Kỳ không bằng đứa con nít à, tam quyền phân lập trong 3 cơ quan , hành pháp, tự pháp, lập pháp nhưng trong ỗi cơ quan làm việc thì không thể suy nghĩ bệnh hoạn như vậy, hay như vậy sao không lên tiếng đòi đảng CSVN thực thi tam quyền phân lập đi, nước Mỹ tự do, đã có tam quyến phân lập eồi , đúng là trẻ con chả hiểu biết gì chỉ nói bừa.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here