Quốc tế lên tiếng trước sự gia tăng đàn áp đối lập tại Campuchia

- Quảng Cáo -

PHNOM PENH (CTM Media) – Quan tâm và lo ngại trước hành động vi phạm nhân quyền, leo thang đàn áp đối lập của chính quyền Hunsen hiện nay, 39 quốc gia, bao gồm Mỹ và các nước thành viên EU, ngày hôm qua đã lên tiếng trong một bản tuyên bố chung kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng hành động.

Bản tuyên bố chung được Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trình bày trước Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Geneve, Thụy Sĩ, hôm 14/9, trong đó các nước bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước tình trạng leo thang căng thẳng chính trị hiện nay ở Campuchia, đang đe dọa các hoạt động hợp pháp của đảng đối lập và tổ chức nhân quyền nước này.”

Bản tuyên bố cũng đề cập đến vụ ông Kem Ley, một nhà phê bình chính trị nổi tiếng với những phát biểu chống Thủ tướng Hun Sen, đã bị sát hại hồi đầu tháng 7 vừa qua, để đòi chính phủ Campuchia mở cuộc điều tra “minh bạch” sự việc.

Trong những ngày qua, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh cho cảnh sát và quân đội bao vây trụ sở của đảng đối lập CNRP, Đảng Cứu Quốc Campuchia, nhằm ngăn chận cuộc biểu tình phản đối phiên tòa xét xử các thành viên lãnh đạo đảng này.

- Quảng Cáo -

Hiện có 29 thành viên cùng những người ủng hộ của đảng CNRP bị bắt bớ và đang phải đối mặt với những cáo buộc vô cớ, trong đó có hơn 10 thành viên chủ chốt đã bị kết tội với những bản án tù nặng. Cùng lúc, hai ông Sam Rainsy và Kem Sokha là chủ tịch và phó chủ tịch của đảng CNRP cũng bị cáo giác là vi phạm luật pháp với những vụ bê bối “khai man và liên quan mại dâm” để đẩy ông Rainy lưu vong ra nước ngoài, và ông Sokha thì bị quản thúc tại trụ sở Đảng CNRP. Sự kiện này xảy ra trước thời điểm diễn ra tổng tuyển cử dự trù vào năm 2017 tới đây.

Theo lãnh đạo đảng đối lập CNRP, nếu tình trạng này không chấm dứt thì không có tự do và cuộc bầu cử tự do sẽ không có trên đất nước Campuchia. Đó là lý do Đảng đang dự định thực hiện một cuộc biểu tình quy mô để đòi hỏi chính phủ phải trả lại môi trường chính trị bình thường cho Campuchia.

Trong khi đó, phía chính quyền dưới quyền lãnh đạo của ông Hun Sen, người ngã theo hẵn Bắc Kinh bao lâu nay, hăm doạ sẽ dùng quân sự để đàn áp cuộc biểu tình này, với lý do là vì “hoà bình và ổn định của nhân dân”.

- Quảng Cáo -

7 CÁC GÓP Ý

  1. Vào cuối năm 1970 khi CS Việt Nam lãnh đạo khôn ngoan hãy để người dân Campuchia tự giải quyết vấn nạn của họ. Chỉ lên bảo vệ 3 tỉnh biên giới của mình thì Việt Nam sẽ khác. Giờ đây Campuchia sắp có biến .thì CS VIỆT NAM đã có bài học.

  2. Hunsen sợ đái trong quần rồi! Lòng dân đang chán ghét hắn độc tài độc đoán. Lũ cs cùng một giuộc với nhau, chà đạp lên quyền cơ bản của nhân dân. Nguy cơ là ra tay đàn áp.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here