Formosa Hà Tĩnh ‘đẻ non’ và ‘phớt lờ bảo đảm môi trường’

Ts. Nguyễn Thành Sơn - Blog Bùi Văn Bồng

- Quảng Cáo -

Đáng lưu ý, những loại than dùng để luyện coke được Formosa đã nhập về VN đều là những loại than rẻ tiền. Thay vì nhập khẩu than mỡ, Formosa đã nhập khẩu than bitum vào VN để luyện coke. Cụ thể, năm 2014, Formosa đã nhập khẩu 960.466 tấn than bitum từ Indonesia với giá bình quân gần 84 U$/tấn và năm 2015, Formosa đã nhập khẩu 87.923 tấn than bitum từ Canada để luyện coke với giá bình quân 82 U$/tấn. Các thành phần độc tố nói trên trong các loại than bitum rẻ tiền này chắc chắn còn cao hơn nhiều so với trong than mỡ đắt tiền (khoảng 200 U$/tấn).

Nhà máy luyện coke của Formosa theo thiết kế có công suất 2,86 triệu tấn/năm. Như vậy, cũng theo thiết kế, lượng khí lò coke (COG) hàng năm lên tới 1,4 tỷ Nm3 (trong điều kiện bình thường) và thải ra khoảng 1,1 triệu tấn xỉ/năm. Ngoài than luyện coke, nhà máy này còn phải sử dụng 1.906 tấn dầu rửa/năm.

Nhà máy luyện thép công ty thép Formosa Hà Tĩnh.
Nhà máy luyện thép công ty thép Formosa Hà Tĩnh.

Điều đáng lo ngại là trong Báo cáo đầu tư, Formosa đã cố tình không đưa ra các đặc tính kỹ thuật cũng như các thành phần hóa học của các loại nguyên liệu đầu vào được đưa vào sử dụng trong dự án (trong đó có các thành phần độc tố trong than luyện coke và dầu rửa).

Vấn đề bảo vệ môi trường không được đề cập trong Báo cáo đầu tư

Như trên đã nêu, ngày 25/3/2008, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mới ký văn bản “Đồng ý chủ trương Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư Nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại văn bản nêu trên” (số 102/UBND-CN2 ngày 16/01/2008).

- Quảng Cáo -

Nhưng ngay trong năm 2008 (không rõ tháng), Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã trình “Báo cáo dự án đầu tư khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh”. Báo cáo đầu tư gồm 2 phần: phần I- Thuyết minh tổng hợp (tổng luận, 116 trang khổ A4) và phần phụ lục; phần II- Giải trình kinh tế-kỹ thuật (gồm 5 chương, 281 trang khổ A4).

Đối với một dự án nhậy cảm với môi trường, có mức đầu tư tới 7,897 tỷ U$, nội dung Báo cáo đầu tư này đã được lập hoàn toàn đối phó, không theo các quy định hiện hành của Luật đầu tư. Trong đó, đặc biệt là phần liên quan đến bảo vệ môi trường.

Trong Thuyết minh tổng hợp, Mục 9.9 “Bảo vệ môi trường” (tr.87÷94) được thực hiện rất sơ sài và rất mơ hồ. Trong đó, mục 9.9.2 “Ứng dụng các giải pháp không chế ô nhiềm” gồm: khống chế ô nhiễm không khí (2 trang); khống chế ô nhiễm nước (1 trang); tận dụng chất thải rắn (>2 trang); khống chế tiếng ồn (<1 trang).

Trong “Giải trình kinh tế-kỹ thuật”, mục 3.2 “Hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải” cũng vỏn vẹn có 4 trang khổ A4 (tr. 3-37÷3-41, kể cả 2 trang hình vẽ). Trong đó, mục 3.2.2.3 “Hệ thống xử lý nước thải” có tổng số chưa đầy 12 dòng (5 dòng về “dự kiến”, 4 dòng về “nước thải sinh hóa” và 2 dòng về “nước thải công nghiệp”).

Với nội dung rất sơ sài của một Báo cáo đầu tư như trên, nhưng, trong một thời gian ngắn kỷ lục, chủ đầu tư đã được cấp đất và triển khai dự án. Điều này đặt ra câu hỏi về chất lượng của các hồ sơ dự án do chủ đầu tư lập, trong đó có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và chất lượng tổ chức thẩm định dự án của phía VN trước khi cấp phép.

Việc quản lý môi trường bị buông lỏng

Như chúng ta đã biết, Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày.

Nước thải đổ ra biển Vũng Áng.
Nước thải đổ ra biển Vũng Áng.

Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, cơ quan chức năng cần công bố toàn văn ĐTM và những tài liệu liên quan đến việc phê duyệt ĐTM của dự án.

Câu hỏi, liệu hàng tấn chất cực độc nêu trên có dẫn đến cá chết hàng loạt hay không? chúng tôi xin nhường lời cho các nhà khoa học hóa sinh./.

Hà Nội, ngày 01/5/2016
NTS /Chuyên gia tư vấn độc lập

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here