SÀI GÒN (CTM Media) – Hôm 19 Tháng Tư, kết quả từ cuộc nghiên cứu của Viện Tài Nguyên và Môi Trường thuộc trường Đại Học Quốc Gia Việt Nam cho thấy, tất cả các kênh rạch ở Sài Gòn đều bị nhiễm bẩn rất nặng. Theo các chuyên viên môi sinh thì Sài Gòn cần xây hồ dự trữ nước để sử dụng.
Việc dự trữ nước để sử dụng ngày thêm cấp thiết, vì độ ô nhiễm của nước sông Sài Gòn, khiến nước thủy cục chứa nhiều chất độc.
Ngoài ra, Sài Gòn bị mất khoảng 1/3 lượng nước máy vì đường ống bị rò rỉ. Tỉ lệ thất thoát nước trên đường ống lớn là một sự lãng phí đã được báo động từ hàng chục năm nay, nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn chưa có giải pháp khắc phục.
Thành phố Sài Gòn thải ra khoảng 1 triệu 300 ngàn thước khối nước bẩn mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 14% được thanh lọc trước khi đưa ra sông. Điều này có nghĩa là số lượng nước bẩn còn lại đều chảy thẳng vào sông Sài Gòn, cùng với sông Đồng Nai vốn là nguồn cung cấp nước cho Sài Gòn.
Các viên chức phụ trách các nhà máy nước tại Sài Gòn thú nhận rằng, nước thủy cục Sài Gòn bị ô nhiễm hoá chất, nhưng vẫn cho rằng số lượng hoá chất, kim loại trong nước sông “vẫn còn trong mức độ cho phép”. Ông Bùi Xuân Thanh của trường đại học Sài Gòn cho biết, hệ thống xử lý nước thải của Sài Gòn hiện nay sử dụng kỹ thuật rẻ tiền, không hữu hiệu trong việc thanh lọc các chất độc hại trong nguồn nước thải trước khi đưa ra sông.
Xây đập chứ xây hồ cho mấy ông lớn thôi hả
Mà tui nhớ SG lấy nước sông Đồng nai, đâu phải lấy từ sông SG