Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc

Lê Anh Hùng - Blog Lê Anh Hùng, VOA

- Quảng Cáo -

Ngoài 4 nhà máy nhiệt điện, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải còn một dự án quan trọng nữa là cảng biển. Ngày 21/4/2013, Dự án Cảng biển Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải đã được khởi công. Theo báo Hà Nội Mới, đây là một cảng biển nước sâu, với tổng diện tích mặt nước 427,1 ha; giá trị gói thầu EPC là hơn 88,1 triệu USD và hơn 2.324 tỷ VND, bao gồm 15% giá trị vốn đối ứng do EVN thu xếp và 85% vốn dự kiến vay của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Dự án do Tổng Cty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (China Communications Construction Company Ltd.) làm tổng thầu EPC.

Như vậy, trong 5 dự án chính của Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải thì có đến 4 dự án do Trung Quốc vừa cho vay vốn vừa làm tổng thầu EPC (ba nhà máy nhiệt điện 1+2+3 và hải cảng nước sâu).

Theo quy hoạch ban đầu, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải chỉ có 3 nhà máy nhiệt điện. Dự án thứ tư, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, là một dự án nhỏ, công suất chỉ bằng ½ một trong ba nhà máy trên, và mới được bổ sung sau này. Lý do xem ra là vì người ta tránh bị dư luận dị nghị khi cả 3 dự án nhiệt điện cùng dự án cảng nước sâu của một trung tâm nhiệt điện quan trọng tầm cỡ quốc gia lại đều do Trung Quốc cấp vốn và làm tổng thầu.

Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán. Việc Thủ tướng Trung Quốc đích thân cho phép một doanh nghiệp nhà nước cấp số vốn lên tới hàng tỷ USD cho một doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện dự án ở một nước thứ ba rồi chính họ lại làm tổng thầu dự án đó rõ ràng là không bình thường. Nói theo ngôn ngữ dân gian thì trong vụ này công ty Janakuasa hoàn toàn “tay không bắt giặc”, hoàn toàn theo sự “đạo diễn” của người Trung Quốc, bởi ngay cả người giao dự án đó cho họ – PTT Hoàng Trung Hải – cũng là người Trung Quốc nốt.

Hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải
- Quảng Cáo -

Tại sao người Trung Quốc lại phải núp bóng một công ty Malaysia để vừa cung cấp vốn vừa làm tổng thầu một dự án nhiệt điện ở Việt Nam?

Vì chính phủ Việt Nam chuộng thiết bị của Pháp (hãng Alstom của Pháp sẽ là nhà cung cấp thiết bị chính) hơn của Trung Quốc ư? Nếu vậy thì phải giải thích thế nào khi hầu hết các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện của Việt Nam đều do Trung Quốc làm tổng thầu và cung cấp thiết bị? Hay là vì Huadian Engineering không cạnh tranh nổi với Janakuasa để được chính phủ Việt Nam  giao thực hiện dự án? Lý do này lại càng khó thuyết phục, không chỉ bởi các công ty Trung Quốc là những “bậc thầy” trong việc đấu thầu “theo cách của Việt Nam” mà quan trọng hơn, như chúng tôi đã nhiều lần chỉ rõ, họ còn nhận được sự ưu ái đặc biệt của ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng gốc Tàu phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành điện lực.

Vậy lý do khả dĩ nhất nằm ở đâu?

Xin thưa, lý do nằm ở chỗ: 3 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng đều do EVN làm chủ đầu tư; các nhà thầu Trung Quốc sau khi hoàn thành hợp đồng tổng thầu sẽ bàn giao nhà máy để EVN vận hành. Trong khi đó, Duyên Hải 2 lại là dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao); sau khi xây dựng xong nhà máy, nhà đầu tư sẽ tiến hành kinh doanh trong một khoảng thời gian trước khi chuyển giao nguyên trạng cho chính phủ Việt Nam. Nghĩa là, chủ đầu tư dự án Duyên Hải 2 sẽ tiếp tục ở lại khu vực dự án trong hàng chục năm sau khi hoàn tất giai đoạn xây dựng nhà máy.

Với diện tích lên tới 878,91ha, nằm ngay bên bờ Biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải rõ ràng là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh quốc phòng. Đây là khu vực thuận lợi cho lực lượng xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thuỷ tiến vào miền Tây Nam Bộ qua hai cửa sông chính nói trên. Nếu kiểm soát được khu vực này, Trung Quốc có thể phối hợp với lực lượng nằm vùng ở khu vực Campuchia tiếp giáp biên giới tây nam Việt Nam (hoặc thậm chí với quân đội của một Campuchia đang nuôi tham vọng đòi lại Nam Bộ) để tạo thành một gọng kìm nguy hiểm uy hiếp Việt Nam.

Không còn nghi ngờ gì, vị trí chiến lược của Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải khiến Trung Quốc hết sức thèm muốn. Tuy nhiên, với một khu vực nhạy cảm như thế thì việc một công ty Trung Quốc được giao thực hiện dự án BOT rồi “cắm chốt” ở đấy trong hàng chục năm sẽ khó tránh khỏi bị dư luận dị nghị rồi bóc mẽ. Vì thế, núp bóng một công ty Malaysia để đạt được mục đích của mình là một kế sách rất quỷ quyệt, thể hiện đúng ‘thương hiệu’ “thâm như Tàu” của các ông chủ Trung Nam Hải. Điều này lại càng thuận lợi bởi ông Ti Chee Liang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Janakuasa, đồng thời là người đại diện pháp luật của Cty TNHH Janakuasa Việt Nam, là một người Hoa.

Chúng tôi cũng đã từng vạch trần âm mưu xảo quyệt của Trung Quốc là lập các công ty ma ở Mỹ hay Singapore rồi lấy pháp nhân của chúng để đầu tư vào những dự án nằm ở những vị trí xung yếu tại Việt Nam như Silver Shores ở Đà NẵngLăng Cô  ở Thừa Thiên – Huế, hay Bãi Chuối ở đèo Hải Vân.

Rõ ràng, nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc sẽ trở thành chủ đầu tư thực tế của dự án Duyên Hải 2 theo ít nhất 1 trong 3 cách thức hoàn toàn hợp pháp và rất khó kiểm soát sau đây: (i) Janakuasa thành lập một liên doanh với Huadian Engineering để thực hiện dự án rồi đến lúc “rút êm” khỏi liên doanh (trên thực tế họ chẳng phải bỏ ra một cắc nào bởi tổng thầu Huadian Engineering đã bảo đảm thanh toán toàn bộ chi phí); (ii) sau khi dự án Duyên Hải 2 hoàn thành và đi vào hoạt động, Janakuasa sẽ bán dự án cho tổng thầu kiêm chủ nợ Huadian Engineering để “cấn nợ”; và (iii) Huadian Engineering mua cổ phần của Janakuasa.

Giống như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, khi lựa chọn một khu vực ven biển thuộc xã Dân Thành để đặt một trung tâm nhiệt điện lớn, người ta đã bỏ qua hai tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá một dự án là kinh tế và môi trường. Địa điểm đặt các nhà máy cách các trung tâm tiêu thụ điện năng chính hàng trăm km sẽ khiến tỷ lệ hao hụt điện năng cao. Hiện tượng tro bụi phát tán do gió và nguy cơ các chất độc trong xỉ than ngấm vào mạch nước ngầm sẽ khiến vùng đất và vùng biển xung quanh các nhà máy khó tránh khỏi bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến cả môi sinh lẫn kinh tế, đặc biệt là ngư nghiệp và du lịch.

Với tư cách Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, ông Hoàng Trung Hải là người có tiếng nói quyết định đối với các dự án điện nói riêng và các công trình trọng điểm quốc gia nói chung.

Untitled-2

Không chỉ trao an ninh năng lượng của Việt Nam vào tay Trung Quốc thông qua hàng loạt dự án nhiệt điện và thuỷ điện do Trung Quốc làm tổng thầu, giúp hình thành nên những “phố Tàu” nhan nhản trên khắp Việt Nam[i], ông Hoàng Trung Hải còn lập được những chiến công hiển hách hơn cho quê hương là biến các trung tâm nhiệt điện quốc gia như Vĩnh Tân hay Duyên Hải thành những căn cứ vô cùng lợi hại của Trung Quốc.

Như để “tưởng thưởng” cho những “thành tích” vô tiền khoáng hậu đó, sau Đại hội XII, ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này đã chễm chệ trong ban lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN, trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội, và tràn đầy cơ hội tiếp quản chiếc ghế Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong những năm tới.

__________

Ghi chú:

[i] Mới đây, một loạt tờ báo chính thống đã phải lên tiếng về hiểm hoạ “phố Tàu” xung quanh Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải: VietNamNet ngày 12/3 đăng bài “‘Xóm Trung Quốc’ ở Trà Vinh”; VTC News ngày 13/3/2016 đăng bài “Lạc vào khu ‘phố Trung Quốc’ ở Trà Vinh”; tờ Đời sống & Pháp luật ngày 19/3 đăng bài “Cận cảnh ‘phố người Trung Quốc’ ở Trà Vinh và bài toán an ninh”, v.v.

31.03.2016
L.A.H.

 

 

- Quảng Cáo -

9 CÁC GÓP Ý

  1. Trương Châu Nhi, Van Tuong Tran: Vẫn không hiểu tại sao 1976 sau khi dành đảo Poulo Wai từ Khmer đỏ thì chúng ta lại trao trả lại cho chính quyền Campuchia? Vậy tốn sức chiếm đảo để làm gì khi trước sau ở Lục Địa Khmer đỏ cũng bị sụp đổ. Còn đã đánh chiếm sao không giữ luôn vì từ thời Mạc Cửu các đảo ở vùng biển Tây Nam mặc nhiên là thuộc chua Nguyễn và thời VNCH cũng tuyên bố chủ quyền với Poulo Wai?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here