Phùng Cung sinh ngày 18 tháng 7 năm 1928 tại Vĩnh Yên. Nhà thơ Phùng Cung tham gia cách mạng từ năm 1945, lên Chiến khu Việt Bắc và tham gia công tác văn nghệ ở đây từ năm 1949. Cuộc đời ông trải qua nhiều trầm luân, khổ sở nhưng như nhận định của Hội Nhà văn Hà Nội khi trao giải Thành tựu cho Phùng Cung, là thơ ông cho thấy một bài học làm nghề sâu sắc. Trong đó, ông nâng niu quý trọng từ ngữ, sử dụng nó một cách tài tình, luôn coi thơ như một sự trở về tĩnh tại của tâm hồn. Thơ ông cũng thể hiện một sức chịu đựng kỳ lạ của con người, sau những dồn nén, vật vã vẫn giữ vẹn nguyên sự nhân hậu để yêu mến cuộc đời này.
Phùng Cung là nhà thơ, nhà văn Việt Nam thế kỷ 20. Ông tham gia phong trào nhân văn giai phẩm tại miền Bắc vào những năm 1955 – 1957. Sau đó ông bị bắt giam 12 năm trong các nhà tù Hỏa Lò, Bất Bát, Yên Bái, Phong Quang…[1] Tác phẩm khiến ông rơi vào vòng lao lý là: Con ngựa già của Chúa Trịnh và Dạ Ký, ngụ ý đả kích những văn nghệ sĩ bẻ cong ngòi bút, không dám nói thật tiếng nói của mình, bị lưu đày trong cõi tung hô.Ông bị bắt giam vào năm 1961.
Năm 1973, ông được phóng thích. Tuy nhiên vẫn bị quản thúc và theo dõi. Sau khi được phóng thích, ông sinh sống bằng nghề làm đinh và vẫn âm thầm làm thơ.
Bích Huyền