Bắc Kinh lúng túng đối phó với cuốn sách God Father China-Xi Jinping
Cuốn sách God Father (Bố Già) của tác giả Mario Puzo viết về xã hội đen (Mafia) ở Mỹ, xuất bản vào năm 1969 đã lôi cuốn nhiều người đọc với 11 triệu ấn bản tiếng Anh đó là chưa kể đến các ấn bản được dịch ra đủ thứ tiếng nên hầu như mọi người trên thế giới đều biết về cuốn sách này hay ít ra cũng không lạ gì với tựa đề God Father. Sách đã nhanh chóng trở thành Best Seller ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong nhiều tháng liên tiếp. Năm 1972, sách đã được hãng Paramount dựng thành phim với tài tử lừng danh Marlon Brando thủ vai chính Bố Già và đương nhiên trở thành cuốn phim ăn khách nhất vào thời đó.
Kể từ khi lên nắm giữ quyền lực cao nhất ở Trung quốc, ông Tập Cận Bình đã và đang áp dụng luật rừng để cai trị nên nhà văn Ju Jie (có âm Hán Việt là Dư Kiệt) đã viết tác phẩm God Father Tập Cận Bình để chỉ trích lối điều hành đất nước của ông Bình theo kiểu Mafia. Trong bản lý lịch của ông Tập Cận Bình ở phần sở thích thì ông ta viết là thích đọc sách rồi nói luôn cuốn sách và phim God Fatherlà một trong những tuyệt tác mà tôi thích nhất. Tác giả cuốn God Father Tập Cận Bình nói thẳng vì thích Bố Già Mafia nên Tập Cận Bình cũng muốn mình trở thành God Father Trung quốc. Tưởng cũng nên biết thêm một chút là nhà văn Dư Kiệt đang chuẩn bị cho xuất bản thêm hai cuốn sách nói về cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, sách chưa xuất bản nhưng ai cũng đoán biết nội dung của nó sẽ xoáy vào những tội ác của hai ông Đào và Bảo đối với người dân Trung quốc. Khi được hỏi cả ông Đào lẫn ông Bảo đều là God Father China hay sao thì tác giả Dư Kiệt trả lời ngay là từ ông Mao Trạch Đông đến ông Tập Cận Bình đềư là Bố Già Trung Quốc cả, có điều mỗi Bố Già có một đặc điểm riêng.
Theo tờ South Morning Post, một tờ báo tiếng Anh xuất bản ở Hồng Kông thì vào ngày 21/01/2014 vừa qua, ông Yao Wentian (Diêu Văn Điền, 78 tuổi), Tổng biên tập một nhà xuất bản Morning Bell Press ở Hồng Kông bị công an Trung quốc bắt giữ ở thành phố Shenzen (Thẩm Quyến) thuộc tỉnh Quảng Đông với lý do đem đồ lậu vào Hoa lục để trốn thuế. Sau 3 tháng bị câu lưu điều tra mà không trưng ra được một bằng chứng cụ thể nào nên phải thả ông Điền ram về đến Hồng Kông ông Điền họp báo cho biết công an bắt tôi về tội buôn lậu thế mà trong suốt quá trình điều tra chỉ hỏi duy nhất một chuyện là tại sao lại có ý định tiếp tay cho tên nhà văn phản động Dư Kiệt đang sống ở Mỹ xuất bản cuốn sách God Father China- Tập Cận Bình. Trong thời gian bị câu lưu, công an đã tìm đủ mọi cách từ áp lực đến hăm dọa bắt tôi phải ngưng xuất bản cuốn sách đó hoặc nếư không thì sửa đổi lại nội dung. Chẳng những cá nhân tôi mà nhà xuất Morning Bell Pressbản, đặc biệt là staff chăm lo cuốn sách God Father China- Tập Cận Bình cũng bị chính quyền Bắc Kinh tìm cách làm khó dễ để cho mọi người bỏ cuộc, nhưng chẳng một ai khuất phục trước đám Côn An, tay sai của God Father Tập Cận Bình.
Đầu tháng 4 vừa rồi tại Hồng Kông nhà xuất bản sách Morning Bell Press đã phát hành cuốn Bố Già Trung Quốc-Tập Cận Bình của tác giả Dư Kiệt, hiện nay sách không được bày bán tại bất cứ tiệm sách nào ở Trung quốc, người Hoa lục muốn đọc cuốn sách này phải đi tìm ở những nơi bán chui hay sang Hồng Kông mua. Ngày 24 tháng 4 vừa qua, công an cửa khẩu Thẩm Quyến phát hiện trong xách tay của một người thanh niên Trung quốc từ Hồng Kông trở về có 10 cuốn sách God Father China-Xi Jinping, công an làm biên bản tịch thu, nhưng người thanh niên này không chịu và hỏi công an cho xem văn bản pháp luật hay bất cứ một thông tư nào ra lịnh tịchh thu cuốn sách này. Công an cửa khẩu Thẩm Quyến trả lời rằng chúng tôi không có mất công nói chuyện với kẻ ngoan cố, muốn tịch thu là tịchh thu chứ chẳng cần lịnh lạc gì cả, nếu lôi thôi thì bị tịch thu luôn các hành lý khác ráng mà chịu.
Theo các nhà hoạt động xã hội Trung quốc thì cái gì mà nhà nước cấm là người dân tò mò muốn biết, cuốn God Father China-Xi Jinping của nhà xuất bản Morning Bell Express đang là của hiếm ở Hoa lục, nhưng liệu chế độ có tịch thu hết tất cả hay không, chỉ cần vài cuốn lọt vào là người ta copy thành muôn vạn bản, để bán lấy tiền, đây là một công việc hái ra tiền nên những tay làm đồ nhái không chịu thua đâu, có điều nhà xuất bản chẳng thu vào được đồng nào mà thôi.
Hiệp ước Quân sự và Bảo an giữa hai hai nước Mỹ-Phi
Nhật Bản là trạm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Obama trong chuyến công du 4 nước Á châu vào cuối tháng 4 vừa rồi, mặc dù Bắc Kinh lên tiếng cảnh cáo rằng tình hình châu Á-Thái Bình Dương sẽ tồi tệ thêm nếu Hoa Kỳ đề cập đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) và vấn đề biển Đông. Nhưng tại Tokyo, Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku cho Nhật theo điều 5 của Hiệp ước Bảo An Mỹ -Nhật. Nhiều bình luận gia và các chuyên gia quan sát tình hình Á châu cho rằng vì Hoa Kỳ có nhiều quyền lợi kinh tế với Nhật Bản, ngoài ra giữa hai nước còn có hiệp ước Bảo an nên cho dù Trung quốc lên tiếng phản đối, Tổng thống Obama vẫn tuyên bố như thế để giữ mối liên hệ tốt đẹp, hơn nữa hiện thời điểm này Nhật Bản có đủ khả năng ngăn chận các cuộc xâm lược của Trung quốc nên không là gánh nặng quân sự cho Hoa Kỳ. Còn ở Philippines thì quyền lợi của Hoa Kỳ không cao nên có thể ông Obama không đề cập đến vấn đề biển Đông hoặc chỉ nhắc sơ để gọi là có quan tâm. Truyền thông thế giới, đặc biệt là Bắc Kinh, đặc biệt chú mục vào nhất cử, nhất động của Tổng thống Obama tại Manila để đo lường khả năng Hoa Kỳ muốn xoay trục chiến lược sang Á châu- Thái Bình dương cao hay thấp.
Ngày 28/04/2014, một lần nữa Bắc Kinh lại điên tiết lên trước tân hiệp định hợp tác quân sự Mỹ-Phi do chính Tổng thống Obama và Tổng thống Aquino đặt bút ký. Theo tân hiệp định này thì Hoa Kỳ có thể sử dụng căn cứ quân sự của quân đội Philippines để thiết lập căn cứ quân sự Mỹ cho các hoạt động hải quân và cứu hộ trên biển miễn là không được mang vũ nguyên tử vào Philippines. Hiệp định có hiệu lực trong 10 năm và sẽ ký lại nếu thấy cần thiết vì sau chiến tranh lạnh hiến pháp Philippines đã thay đổi, không cho phép quân đội ngoại quốc trú đóng trên đất nước của mình.
Sau khi ký xong hiệp định, Tổng thống Obama họp báo nói rằng mục đích của hiệp định này là để giải quyết các cuốc phân tranh theo luật quốc tế chứ không phải là hành động nhằm cô lập Trung quốc. Mặc dù Tổng thống Aquino cũng phát biểu tương tự như thế, nhưng ai cũng biết hành động của Manila là để tìm thêm giải pháp nhằm đối phó trước các âm mưu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải của Bắc Kinh trước một thực tế là hải quân Trung quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự để khống chế biển Đông, chiếm cứ trái phép bãi cạn Scarborough.
Ngay sau khi hiệp định vừa ký xong, Nhật Bản đã lên tiếng tán thành ngay, phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga họp báo nói rằng Nhật Bản muốn hiệp tác với tất cả mọi quốc gia bằng mọi hình thức để duy trì trật tự hải dương bao gồm việc tự do si chuyển ở vùng biển Đông. Trong chương trình viện trợ ODA của Nhật Bản, Tokyo đã quyết định giúp cho Manila 10 chiếc tuần dương đỉnh tối tân. Hiệp định quân sự Mỹ-Phi cũng là dịp để cho Nhật Bản tăng cường viện trợ cho Philippines nhằm thắt chặt thêm sự liên đới giữa ba nước Mỹ-Phi và Nhật trong việc bảo an vùng biển Đông.
Ngược lại, thì Bắc Kinh cho rằng Manila đã bị Washington dụ dỗ, để cho Hoa Kỳ đưa lính vào trú đóng ở Philippines, điều mà hiến pháp nước này không cho phép. Ngày 29/04/2014, phát ngôn viên Hồng Lổi của bộ Ngoại giao Trung quốc trong buổi họp báo nói rằng đây là âm mưu chia rẻ sự đoàn kết các nước Á châu của Washinhton để Hoa Kỳ hưởng lợi. Người phát ngôn viên này còn nói thêm rằng vào ngày 20 và 21 tháng 5 tới đây, Trung quốc sẽ tổ chức hội nghị CICA ở Thượng Hải để phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở Á châu và khu vực phụ cận. Hội nghị này sẽ có gần 40 nguyên thủ quốc gia và các cơ quan quốc tế tham dự. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin của Nga sẽ có mặt ở hội nghị. Vấn đề bảo an và duy trì trật tự ở châu Á phải do người Á châu chủ đạo chứ không phải Hoa Kỳ. Tuy hội nghị chưa diễn ra, nhưng ai cũng đoán biết lãnh đạo Hà Nội khó lòng cưỡng lại sự áp đặt của Bắc Kinh, kẻ đang lấn chiếm lãnh hải và lãnh đảo của Việt Nam.
Chuyện Tổng thống Obama chính thức tuyên bố bảo vệ quẩn đảo Senkaku cho Nhật đã là điều tích cực cho chiến lược xoay trục sang Á châu-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, còn việc ký hiệp định hiệp tác quân sự và bảo an với Philippines là làm đậm nét thêm về chiến lược này.