Chương trình phát thanh ngày 15/03/2014

    - Quảng Cáo -

    Trong chương trình phát thanh ngày 15.03.2014, kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục : Tin Tức – Phóng Sự Đặc Biệt – Nhịp Cầu Giao Cảm – Vui Buồn Thế Sự.

    - Quảng Cáo -

    ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

    1. TÂY THI – ĐÔNG THI VÀ HAI NỀN VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG

      Trong tiết mục “Vui buồn thế sự” của đài ngày h6m nay có dẫn chuyện Tây Thi và Đông Thi thời Xuân Thu và liên kết đến cành hoa anh đào ở nước Nhật cùng cành hoa đào ở Hà nội, Việt nam.

      Tây Thi hay Thi Di Quang thật ra một nhân vật không có thật, vì không thấy nói trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, nhưng hiện nay vẫn còn cây cầu mang tên ấy ở thành phố Mộc Đô, Tô Châu để kỷ niệm.
      Hoa anh đào ở nước Nhật đúng là một loài hoa quá đẹp và nên thơ, người Nhật dùng từ Sakura để chỉ mùa lễ hội ấy. Hoa anh đào có thể có màu trắng hoặc hồng, dáng mỏng mảnh, chỉ nở được vài ngày là thi nhau rụng xuống như mưa, làm đẹp cho khung cảnh u trầm, tịch mịch của xứ Hoa Anh Đào, con cháu của Thái Dương Thần Nữ, nơi có một truyền thống văn hóa vẻ vang. Hoa anh đào là Quốc Hoa của Nhật, mặc dù gốc của nó là ở vùng Tân Cương, phía tây Trung quốc, Việt nam cũng có hoa đào, nhưng đó không phải là Quốc Hoa, nó chỉ nở vào cuối đông, mùa giáp Tết, như thơ của Vũ Đình Liên: “Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua…”
      Việt nam cũng có nền văn hóa vẻ vang và, từ xa xưa, vốn trứ danh ở quê hương Hà nội, thành phố của 36 phố phường, nhưng than ôi, đó là một thành phố mà bà Huyện Thanh Quan có thơ: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường ? Đến nay thắm thoát mấy tin sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”, Hà nội hay Thăng Long thành từ lâu, dưới mắt của nhà thơ đã là nơi hoang phế.

      Sau chính biến năm 1954, Hà nội càng thay da đổi thịt, đa phần người nguyên gốc cố đô bị tản lạc khắp nơi, một phần di cư vào Nam, một phần khác bị liệt vào giai cấp tư sản và tiểu tư sản, bị cưỡng bức sơ tán ra vùng nông thôn để thực hiện kế hoạch Kinh tế mới giống ở miền Nam sau 1975, thay vào đó là đám cán bộ thuộc giai cấp bần cố nông từ Nghệ an, Hà tĩnh xông ra chiếm đoạt nhà cửa để lập nên một trật tự mới, đó là cái họa khiến cho bộ mặt Hà nội xuống cấp trầm trọng về sau này. Trần Dần đã tả đúng: “Tôi đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”, chính vì vậy mà bị bắt làm tờ kiểm điểm và đì đẹt mãi về sau.
      Chính sách sai lầm Cải cách ruộng đất và sau đó là Nhân văn Giai phẩm đã đẩy Hà nội lùi vào ngõ cụt của nền văn hóa, từ đó đến nay có bao nhiêu tác phẩm văn học xứng đáng được ra đời ? Gần như là số không, trong khi ở miền Nam Tự do, sách báo tung ra đầy rẫy, đến mức khi vào tiếp thu thành phố hoa mỹ Sài gòn, nhiều người miền Bắc phải ngạc nhiên, thi nhau mua để mang về ngoài ấy.
      Thì cũng là sản phẩm của người miền Bắc ta thôi, bởi tính ra trong số những văn nghệ sĩ miền Nam, người miền Bắc vẫn chiếm đa số.
      Dù đi xa đến mấy nơi,
      Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An.
      Người Trường An tức là người Hà nội, cho đến ngày nay, họ vẫn còn niềm tự hào về quê cha đất tổ. Nghe những vụ việc kém văn hóa như đồng bào thi nhau vặt sạch hoa anh đào do người Nhật bản có nhã ý trưng bày ở thủ đô, hay việc thanh niên thiếu nữ thi nhau chen lấn để được bữa Shusi và bà con chen nhau tranh được thật nhiều áo mưa do nước ngoài (Thụy Điển) viện trợ, người Trường An xưa thật đau lòng, ngẫm nghĩ “Có thể nào Hà nội của ta trở thành héo hon, hèn mạt như thế không ?”
      Hẳn là không, nhưng phiền là nó đã như thế đấy. Ngày nay, gái trai Hà nội không còn cái thanh lịch ngày xưa, ra đường, văng tục, chửi thề một cách vô tư, đéo, địt trở thành những từ ngữ thường trực ở cửa mồm, họ nói ra mà không hề biết xấu hổ, bởi thế cho nên anh Hoàng Tuấn của đài SBTN bảo rằng nếu chọn Quốc hoa cho Việt nam, chắc phải chọn hoa Mắc Cở, nói cho văn vẻ là hoa Trinh Nữ (Mimosa hay Sensitive) để nhắc nhở rằng người văn minh phải biết giữ sỉ diện cho nước mình.

      Cũng may, sự dung tục ấy chưa tràn lan khắp dân gian, nhưng nhà cầm quyền phải biết chặn đứng ngay những thói hư tật xấu ấy như là chặn một chứng bệnh có thể lan truyền làm hủy hoại truyền thống văn hóa tốt đẹp của nước ta.
      Tâm lý chung, ai cũng muốn nghe người ta khen nước mình chứ không ai muốn nghe tiếng chê, vậy các bạn trẻ nên có ý thức, đừng làm những việc khiến Việt nam bị nhơ danh trên trường quốc tế, dù làm như thế cũng chẳng ai tưởng thưởng cho mình một đồng xu.

      Đức Tuấn, 15/03/2014

    Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

    Please enter your comment!
    Please enter your name here