Trong chương trình phát thanh ngày 14.03.2014, Kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục: Tin Tức- Bình Luận – Phóng Sự Đặc Biệt – Tiếng Nói Đa Nguyên.
Chân Trời Mới Media bao gồm tin tức quan trọng và bình luận tiến bộ từ nhiều nguồn, được trình bày qua bài viết, phát thanh, hay video truyền hình theo dạng gọn nhẹ của thời đại thông tin. Mục tiêu của Chân Trời Mới Media là cung cấp dữ kiện và nhận định đa dạng giúp cho cá nhân chọn lựa và quyết định mọi khía cạnh đời sống theo ý muốn của mình.
26 NĂM NHỚ LẠI GẠC MA NĂM 1988 – Từ Việt Báo Online ngày 16/03/2014
PHƯƠNG DANH 64 LIỆT SĨ GẠC MA 14-03-1988
(Xếp theo Tỉnh, Thành)
I- Quãng Bình: 14 Liệt sĩ
1. Trần văn Quyết. Xã Quãng Thủy, H. Quãng Trạch
2. Trương Minh Phương. Xã Quãng Sơn, H Quãng Trạch
3. Hoàng văn Tùy. Xã Hải Ninh, H.Lệ Ninh
4. Võ Văn Đức. Xã Liên Thủy, H. Lệ Ninh
5. Võ Văn Từ. Xã Trường Sơn, H.Lệ Ninh
6. Trương Văn Hướng. Xã Hải Ninh, H. Lệ Ninh
7. Nguyễn Tiến Doãn. Xã Nghi Thủy, H. Lệ Ninh
8. Phạm Hữu Tý. Xã Phong Thủy, H. Lệ Ninh
9. Phạm Văn Thiêng. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch
10. Trần Đức Hóa. Xã Trường Sơn, H. Lệ Ninh
11. Trần Quốc Trị. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch.
12. Trần Văn Phương. Xã Quãng Phúc, H. Quãng Trạch
13. Nguyễn Mậu Phong. Xã Duy Ninh, H. Lệ Ninh
14. Phạm Văn Lợi. Xã Quãng Thủy, H.Quãng Trạch
** Lệ Ninh, nay đã tách trở lại là Lệ Thủy và Quãng Ninh. Xin tìm chính xác cho __________________________
II. Thái Bình: 9 Liệt sĩ
1. Nguyễn Minh Tâm. Xã Dân Chủ, H. Hưng Hà
2. Mai Văn Tuyến. Xã Tây An, H. Tiền Hải
3. Trần Văn Phong. Xã Minh Tâm, H. Kiến Xương
4. Trần Đức Thông. Xã Minh Hóa, H. Hưng Hà
5. Nguyễn Văn Phương. Xã Mê Linh, H. Đông Hưng
6. Bùi Duy Hiển. Xã Điêm Điền, H. Thái Thụy
7. Phạm Hữu Đoan. Xã Thái Phúc, H. Thái Thụy
8. Nguyễn Văn Thắng. Xã Thái Hưng, H. Thái Thụy
9. Trần văn Chức. Xã Canh Tân, H. Hưng Hà
_________________________
III. Nghệ An: 9 Liệt sĩ
1. Trần Văn Minh. Đại Tân. Xã Quỳnh Long, H. Quỳnh Lưu
2. Nguyễn Tấn Nam. Xã Thường Sơn, H. Đô Lương
3. Đậu Xuân Tư. Xã Nghi Yên, H. Nghi Lộc
4. Nguyễn Văn Thành. Xã Hương Điền, H. Hương Khê
5. Phạm Huy Sơn. Xã Diễn Nguyên, H. Diễn Châu
6.Lê Bá Giang. X. Hưng Dũng. TP Vinh.
7.Phạm Văn Dương.X. Nam Kim. H Nam Đàn.
8.Hồ Văn Nuôi. X Nghi Tiên. H Nghi Lộc.
9. Vũ Đình Lương. Xã Trung Thành, H. Yên Thành
________________________________
IV. Đà Nẵng: 7 Liệt sĩ
1. Trần Tài. Tổ 12, Xã Hòa Cường
2. Phạm Văn Sửu. Tổ 7, Hòa Cường
3. Nguyễn Phú Doãn. Tổ 47, Xã Hòa Cường
4. Trương Quốc Hùng. Tổ 5, Xã Hòa Cường
5. Nguyễn Hữu Lộc. Tổ 22, Xã Hòa Cường
6. Trần Mạnh Viết. Tổ 36, Xã Bình Hiên
7. Lê Thế. Tổ 29, Xã An Trung Tây
________________________________
V. Thanh Hóa: 6 Liệt sĩ
1. Hồ Công Đệ. Xã Hải Thượng, H. Tĩnh Gia
2. Đỗ Viết Thắng. Xã Thiệu Tân, H. Đông Sơn
3. Lê Đình Thơ. Xã Hoàng Minh, H. Hoàng Hóa
4. Vũ phi Trừ. Xã Quãng Khê, H. Quãng Xương
5. Cao Xuân Minh. Xã Hoàng Quang, H. Hoàng Hóa
6. Lê Đức Hoàng. Nam Yên. Xã Hải Yến, H. Tĩnh Gia
____________________________________
VI. Hà Nam: 3 Liệt sĩ
1. Phạm Gia Thiều. Hưng Đạo, Xã Trung Đồng, H. Nam Ninh
2. Trần Đức Bảy. Phương Phượng, Xã Lệ Hòa, H. Kim Bảng
3. Nguyễn Văn Thủy. Phú Linh, Xã Phương Đình, H. Nam Ninh
__________________________________
VII. Hải Phòng: 3 Liệt sĩ
1. Bùi Bá Kiên. Xã Vân Phong, H. Cát Hải
2. Đoàn Đắc Hoạch. 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân
3. Nguyễn Văn Hải. Xã Chính Mỹ, H. Thủy Nguyên
_____________________________________
VIII. Quãng Trị: 2 Liệt sĩ
1. Tống Sĩ Bái. Phường 1, TP Đông Hà
2. Hoàng Anh Đông. Phường 2, TP Đông Hà
___________________________________
IX. Nam Định: 2 Liệt sĩ
1. Nguyễn Trung Kiên. Xã Nam Tiến, H. Nam Ninh
2. Trần Văn Phong. Xã Hải Tây, H. Hải Hậu
_________________________________
X. Phú Yên: 2 Liệt sĩ
1. Trương Văn Thinh. Xã Bình Kiên, TP Tuy Hòa
2. Phan Tấn Dư. Xã Hòa Phong, TP Tuy Hòa
_______________________________
XI. Hà Tĩnh: 2 Liệt sĩ
1. Đào Kim Cương. Xã Vương Lộc, H. Can Lộc
2. Nguyễn Thắng Hai. Xã Sơn Kim, H. Hương Sơn
_________________________________
XII. Hà Nội: 1 Liệt sĩ
1. Kiều Văn Lập. Phú Long, Xã Long Xuyên, H. Phúc Thọ.
_______________________________
XIII. Ninh Bình:1 Liệt sĩ
1. Đinh Ngọc Doanh. Xã Ninh Khang, H. Hoa Lư
________________________________
XIV. Quãng Nam: 1 Liệt sĩ
1. Nguyễn Bá Cường. Xã Thanh Quýt, H. Điện Bàn
_________________________________
XV. Phú Thọ: 1 Liệt sĩ
1. Hàn Văn Khoa. Xã Văn Lương, H. Tam Thanh
__________________________________
XVI. Khánh Hòa: 1 Liệt sĩ
1. Võ Đình Tuấn. Xã Ninh Ích, H. Ninh Hòa
______________________________________________________________________
TRẬN CHIẾN ĐẪM MÀU TẠI GẠC MA 1988
Quỳnh Chi, phóng viên RFA – 10-19-2011
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa.
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. Photo courtesy of daidoanket.vn
Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có 9 người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. Bối cảnh và diễn biến cuộc chiến tại Gạc Ma như thế nào ? Mời quý vị nghe chính người lính năm xưa kể chuyện của họ.
TAY KHÔNG BẢO VỆ TỔ QUỐC – Phóng viên RFA phỏng vấn anh Trần Thiên Phụng, anh Dương Văn Dũng và anh Thống.
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.
Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.
Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.
Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK.
* Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:
“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.
Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:
“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”
Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.
* Anh Dương Văn Dũng:
Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn ghi lại hình ảnh này.
* Anh Thống nói:
“Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”
TRUNG QUỐC TẤN CÔNG VÀ CHIẾM ĐẢO
Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:
Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14-3-1988. Ảnh lấy từ youtube do TQ quay lại
“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.
Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.
Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.
* Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:
“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”
======================================================================
Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ hải quân công binh Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1988 tại bãi đá Gạc Ma quả là một hành động anh hùng, dù chính quyền không có động thái tưởng niệm nào, nhân dân Việt Nam vẫn nhớ.
Ta có thể nào quên khi trong dòng biển xanh đó là máu thịt của đồng bào ta ?
Uploaded on 2:30 am 03/16/2014