Chương trình phát thanh ngày 8/03/2014

    - Quảng Cáo -

    Trong chương trình phát thanh ngày 8.03.2014, Kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục : Tin Tức- Vì Đất Nước Hôm Nay và Ngày Mai – Đặc Ký Truyền Thanh.

    - Quảng Cáo -

    3 CÁC GÓP Ý

    1. bọn lãnh tụ bộ chính trị xã hội đen đảng cộng sản nó ngu như một con xúc vật,dư luận toàn dân người ta chửi chúng nó như một con xúc vật mà nó không biết sợ hả???hiện nay chúng nó đã và đang nhìn vào nước UKREINE chắc chúng nó đang run sợ như một con chuột bị dấp nước,tôi thay mặt cho toàn bộ các gia đình thương binh và các gia đình có công với cách mạng trên cả nước tuyên bố thẳng thắn rằng,toàn dân hãy đứng thẳng nên lật đổ chính quyền và chôn vùi bè lũ đảng cộng sản việt nam xuống tận táy 18 tầng địa ngục không chậm chễ,đó là việc cần phải làm ngay,làm luôn,làm gấp rút,làm vô điều kiện,làm không thương tiếc,

    2. Trong phần đầu mục “Vì đất nước hôm nay và ngày mai”, nghe nói ở Việt nam hiện nay có 24 300 giáo sư tiến sĩ, 101 000 giáo sư thạc sĩ, ai nghe cũng hết hồn, người ngây thơ thì bảo rằng Việt nam bây giờ người giỏi sao nhiều quá, nhưng người hiểu biết thì chỉ cười ruồi, nhất là sau đó lại nghe câu Việt nam không có đại học nào có tên trong danh sách 500 đại học nổi tiếng trên thế giới cả. Như vậy có nghĩa là có cũng như không, tôi buồn cười vẽ ngay trong đầu một bảng so sánh với những gì mình hiểu biết.
      Gần đây nhất, trong một chương trình của đài Á Châu Tự Do thì phải, tôi nghe người ta xếp hạng các nước có số bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ trong 5 năm, Việt Nam chỉ có 2 bằng, trong khi Tân Gia Ba có hơn 100 và Phi Luật Tân cũng cao hơn Việt Nam một bậc, và chính những người trẻ có ý thức ở Việt Nam cũng đã từng la toáng lên rằng Việt Nam bị tụt hậu hơn cả những nước nằm chung một khu vực chứ đừng nói gì đối với các nước ở Âu châu, Mỹ châu.

      Sự thực não lòng là thế, không phải mình chê nước mình chứ so với thế giới, Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp các nước Tây phương. Điều này không phải là do người Việt Nam dở mà là do chế độ chính trị gây ra, như Mao Trạch Đông đã từ phán cho một câu rằng “Trí thức không hơn cục cứt”, người cộng sản không biết trọng nhân tài, họ chỉ trọng dụng những thằng ngu nhưng khéo nịnh khéo bợ, cuối cùng cả một xã hội trở thành một khối nhầy nhụa, rỗng tuếch.
      Năm còn sống ở Việt Nam, có lần bà xã tôi đặt mua một quyển Từ điển Anh Việt và một quyển Từ điển Pháp Việt để làm hành trang ra đi. mang về, tôi mở ra xem thử, vì bản thân tôi vốn là giáo sư ngoại ngữ.
      Tôi khôn lắm, lật ngay ra ở những chữ khó giải nghĩa để xác định xem người soạn có trình độ ra sao.
      Nơi chữ FOURMI-LION / ANT-LION tôi thấy ghi là “kiến sư tử” và nơi chữ ARBRE À PAIN / BREADFRUIT TREE, tôi thấy ghi nghĩa là “cây bánh mì.” Đảo một vòng trở về các trang đầu, tôi thấy kê ra một danh sách toàn là giáo sư tiến sĩ, phó tiến sĩ. Tôi bảo với vợ tôi: “Tiến sĩ giấy rồi, cho nghĩa thật là ngô nghê trong khi ở Việt Nam có những vật đó và có tên gọi, trong dân gian ai cũng biết. Và tôi giải nghĩa: chữ thứ nhất là do tiếng La tinh Formica Leona, vì Anh và Pháp không có chữ để chỉ vật ấy nên họ dịch “mot à mot” như thế, nhưng đó không phải là loài kiến mà là loài có cánh màng (névroptère) cùng loại với chuồn chuồn hay chuồn chuồn kim, sinh ra ấu trùng sống nơi đất cát mịn, săn mồi bằng cách đào ra những cái hang hình phễu và nấp dưới đó, khi có con vật nhỏ khác như kiến bò qua thì cát mịn làm nó chuồi xuống, cu cậu liền xông ra đớp, do tính háu ăn ấy mà có chữ Formica Leona (ấu trùng gọi là con cúc). Riêng chữ thứ hai thì người đặt ra có lẽ là nhà văn Anh Herman Melville trong truyện phiêu lưu Typee, kể chuyện chàng thủy thủ Toby bị đắm tàu và trôi giạt vào một đảo của dân ăn thịt người trong vùng quần đảo Martiniques. Nơi đây, anh ta bị chúng bắt và nuôi béo bằng một thứ thức ăn làm bằng dừa và một thứ quả lạ hình hơi giống quả mít nhưng vỏ có gai lì. Vì không biết tên và thấy đó như là thực phẩm chính của thổ dân, anh ta gọi nó là “breadfruit”, quả này ở Việt Nam có khá nhiều và dân chúng gọi là quả sa kê, lá của nó to và phân nhiều thùy, sắc lấy nước uống thì trị được chứng phù nề, thủy thủng rất công hiệu.
      Đó là những gì tôi khám phá được năm 1990, sách được nhà xuất bản Khoa học Xã hội in và phát hành, bìa có đề chữ Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội, giá bán năm đó hình như là 10000$.

      Sự việc ở trong nước có quá nhiều tay mang học vị cao nhưng hữu danh vô thực đã có từ nhiều năm nay chứ không phải gần đây, nhưng gần đây thì mang thêm một tính chất khác, đó là bằng giả, bằng thủ đắc bằng tiền hoặc bằng thế lực.
      Cách đây hai năm, có một gã đại úy công an, trình độ chừng lớp 9 nhưng chạy chọt thế nào đó được vào làm chánh án Pháp viện tối cao, và y trưng ra bằng thạc sĩ luật, nghĩ tức cười.
      Thưa các bạn, tôi là người đã học ở luật khoa Sài gòn từ 1969 đến 1975 với các giáo sư nổi tiếng, nhưng tôi biết trong ngành luật lúc bấy giờ ở miền Nam chỉ có 2 người có bằng thạc sĩ luật là luật sư Vũ văn Mẫu và luật sư Dương văn Bắc, cùng xuất thân ở đại học Sorbonne, Paris. Thầy Mẫu dạy tôi môn Dân luật và Cổ luật năm thứ nhứt và năm thứ hai, kiến thức rất uyên bác, biết rành Anh, Pháp, Hán và cả tiếng La tinh, vào thời cụ Ngô Đình Diệm được cử làm Bộ trưởng bộ ngoại giao, sang đệ nhị cộng hòa đắc cử vào Thượng nghị viện.

      Nói về hai chế độ, ta không thể nào không so sánh nền giáo dục trước 75 và sau 75.
      Để có một cái gì cụ thể, tôi trưng ra đây 2 điều: thứ nhất là sự nổi tiếng của trường Petrus Trương Vĩnh Ký (trường tôi học ngày xưa) và sự khó đậu ở Luật khơa, nơi tôi đã tốt nghiệp.
      Về trường Petrus Trương Vĩnh Ký, tôi có nơi đây một bài viết của giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu học sinh, sau là giáo sư và hiệu trưởng của trường, chức vụ cuối cùng là thứ trưởng bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, có người tên Lê Thy post lên trên mạng tháng 10 năm 2013.

      ÔN LẠI LỊCH SỬ TRƯỜNG PETRUS KÝ TRƯỚC 1975
      Gs Nguyễn Thanh Liêm, cựu hiệu trưởng, thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên (đệ nhất cộng hòa)
      (Posted on October 9, 2013 by Lê Thy)

      Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy các anh học sinh trường Collège Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hình như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Ký vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đã là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung thì kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Ký lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rõ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con mình được vào Petrus Ký cả.

      Nhưng khi lên trung học thì tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thời cuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn. Được vào Petrus Ký là kể như ước mơ đã thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn mình lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hébrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vì sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn của trường Petrus Ký được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.

      (Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv…nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thì học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của mình chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Ký, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn).

      Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau:

      TÚ TÀI II (Baccalauréat de second cycle)

      Ban A (Vạn vật): Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%.
      Ban B (Toán): Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100%
      Ban C (Ngoại ngữ và Văn chương): Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100%

      Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.

      Trường Petrus Ký đối với tôi là một trường mẫu, lý tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv…Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam… thầy nào học trò cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học trò, mến thương trường Petrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Ký không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.

      Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, André Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi thì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỹ giáo sư, chọn lựa kỹ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Ký nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường mình là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ý của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường mình là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ý của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường mình là trường đã từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.

      Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:

      1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác.
      2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho,
      3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và
      4. Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.

      Qua công trình soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lý tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xã hội nào. Lý tưởng đó được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Hòa.

      Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi ra đời đã mang lý tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường:

      “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
      Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

      Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam.

      Nguyễn Thanh Liêm

      Qua bài viết của giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, quý vị đã thấy một phần nào về cái học và nền giáo dục ở miền Nam trước 1975.
      Ngày ấy, hầu hết các trường công lập đều cho ra lò những thành phần ưu tú, ưu tú vì ngay bước đầu, đó đã là những học trò giỏi, để vào được trường phải qua một cuộc concours, một địch với cả ngàn thí sinh khác, có thắng mới vào lọt được.
      Qua bảng thành tích kỳ thi tú tài 2 niên khóa 1972-1973, quý vị đủ thấy tài đào tạo người của trường Petrus Trương Vĩnh Ký, có lẽ ngoài trường này ra, không có trường nào đạt tỷ lệ thi đậu 100% cho tất cả các ban.
      Nơi đây tôi phải mở ra một cái ngoặc để giải thích vì sao ban C (ban tôi học) năm ấy thi 52 người, đậu hết 52 mà chỉ có 7 người đạt mention Bình Thứ (assez-bien).
      Ở Sài gòn vào thời ấy, hai trường nam có ban C là Petrus Ký và Chu văn An và mỗi trường chỉ có 1 lớp ban ấy. Ở ban này, môn học chính là ngoại ngữ và văn chương, với hệ số đồng đều là 4. Muốn học ban này, đầu tiên học sinh phải xuất sắc về ngoại ngữ từ các lớp dưới, vì ngay từ lớp đầu cấp (lớp đệ tam hay seconde, nay gọi là lớp 10), học sinh phải làm luận văn bằng ngoại ngữ, yếu môn này thì khó qua nổi các kỳ thi, dù giỏi các môn khác. Vì đậu vốn đã khó, đậu có được mention cao càng khó hơn. Điều này lại tái hiện ở luật khoa, trong 4 năm bậc cử nhân, năm nào cũng có 2 môn học và thi bằng ngoại ngữ Anh hoặc Pháp.
      Lấy số liệu để chứng minh:
      Khóa 1969-1973
      Số ghi danh năm thứ nhứt: 40000 sinh viên (theo lời bà Nguyễn thị Tiếng, trưởng thư ký đánh máy văn phòng hành chánh của trường)
      Số tốt nghiệp năm 1973: khoảng 316 người, trong đó bao gồm cà các sinh viên các khóa trước bị hỏng nhiều lần. Trong khóa này, chỉ có 2 người đạt mention Bình Thứ, ngoài ra không có Bình, có Ưu.

      Xem thế, tỷ lệ đậu ở luật khoa Sài gòn là thấp nhứt, tuy nhiên người ta chấp nhận những gì có trong thực tế chứ không chạy theo thành tích hay theo “chỉ tiêu”, đúng là “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, thà ít nhưng bảo đảm đó là những người có khả năng sau này làm được việc cho xã hội và thực tế đã chứng minh như vậy.

      Tôi được một trường trung học Công giáo ở Thủ Đức mời dạy môn Pháp văn cho 2 lớp cuối cấp năm 1970 để thay cho một bà giáo đang nghỉ hộ sản. Sau ngày 30/4/75, tôi xin chuyển về Sài gòn cho gần nhà, nhưng về Sài gòn thì các trường nơi này bảo rằng hiện họ thiếu giáo sư Văn và Toán, Lý, Hóa trầm trọng, năn nỉ tôi gánh giùm một trong các môn này. Tôi chọn môn Văn vì đó cũng là môn chính của tôi thời trung học đệ nhịt cấp. Dạy được 2 tháng, thấy chương trình của cộng sản quá kỳ, tôi xin trả lại để chuyển sang một môn thuộc khoa học tự nhiên. Tôi nộp đơn 2 lần cách nhau 2 tháng nhưng đều không được giải quyết. Vì thấy tôi phụ trách quá nhiều giờ trong tuần, năm sau Phòng giáo dục điều thêm 2 giáo viên từ miền Bắc vào để gánh phụ tôi. Thế nhưng, thấy người lạ vào, học sinh nhao nhau phản đối, không thèm vào lớp, ban giám hiệu phải nhờ tôi đứng ra can thiệp.
      Điều đó chứng minh rằng học sinh vẫn thích học với người có gốc đào tạo ở miền Nam, và điều đó càng rõ nét hơn vào ngày đưa tang nữ nghệ sĩ Thanh Nga, nghe nói đám ma sẽ đi qua con đường Hai Bà Trưng gần trường, lũ học sinh lớp 8 và 9 thi nhau trốn học đi xem đám ma, hai giờ đầu các lớp vắng ngắt. Thế nhưng đến giờ sau của tôi, chúng lại lục tục kéo về, tôi hỏi tại sao không đi luôn về nhà đi thì chúng bảo chúng thích trở lại học.

      Những điều này là kỷ niệm vui trong đời nhà giáo của tôi, gần 10 ngàn đứa học trò nay đã có vợ có chồng, thành những bậc cha mẹ, thậm chí còn có rể, có dâu và cháu nội, cháu ngoại, đoạn trên tôi mượn bài viết của thầy hiệu trưởng 2 nhiệm kỳ trước năm tôi học (năm tôi học là thầy Trần văn Thử) để minh họa cho nền giáo dục và học vấn của miền Nam trước 1975, hầu soi sáng cho ý niệm thế nào là sự khôn ngoan trong vấn đề tổ chức mạng lưới giáo dục kiến hiệu cho một quốc gia. Cho đến nay, mọi người trong nước vẫn còn nhìn nhận rằng nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục nhân bản, nó đào tạo ra những nhân tài và nhân tài đó trở lại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

    3. Trong bài viết bên trên, tôi sơ suất ở chỗ đã quên nêu tên anh Phan văn Thiệp, bạn cùng lớp của tôi ở Petrus Trương Vĩnh Ký, là một trong hai sinh viên đỗ hạng Bình thứ ở luật khoa khóa 1969-1973. Nói chung, vào thời ấy, không thể nào chối cãi được rằng học sinh, sinh viên xuất thân từ các trường lớn ở miền Nam đều là những người có một sự đào tạo chắc chắn, tỷ lệ đậu 100% là có thật chứ không phải là chuyện quảng cáo thổi phồng.
      Tôi biết được “bệnh thành tích” của chính quyền CSVN năm 1977, năm ấy tôi dạy văn học ở trường Trần Quang Khải quận Nhất, đã bắt trên 50% học sinh lớp 9 phải thi lại môn này trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 2, lý do: làm luận văn kết luận rập một khuôn: “Em nguyện học tập tốt, lao động tốt, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ”, trong khi đề tài không thể nào dẫn đến kết luận đó.
      Tôi chủ trương học phải biết nghĩ, biết vận dụng tri thức chứ không phải để thành một con vẹt, một cái máy thu băng chỉ biết lặp đi lặp lại một kiến thức đã cũ mèm. Kết quả: ban giám hiệu mời tôi lên, bảo rằng nên xét lại quyết định đó. Tôi cương quyết bảo “Không, nếu các đồng chí chủ trương như vậy thì tổ chức thi cử để làm gì ?”
      Ngoài sự tiên liệu của tôi, ban giám hiệu đã âm thầm lôi các bài thi tôi đã chấm ra và chấm lại, tự ý cho thêm điểm để “cứu vớt” học sinh. Hậu quả là có một số học sinh lên được cấp 3 với một số điểm không xứng đáng.
      Không riêng gì bộ môn tôi, các bộ môn khác cũng lâm vào một tình trạng tương tự, rõ nhất là môn Anh văn, tôi ngạc nhiên là trình độ rất yếu mà không hiểu sao vẫn được điểm khá và trung bình. Điều này là do giáo viên thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, chừ không phải là do “bệnh thành tích” cố hữu.
      Nói đến chuyện này, tôi chợt nhớ chuyện một nam giáo sư ở trường Nguyễn Bá Tòng Sài gòn, ông ta đã cho điểm 20 một nữ sinh vốn là ca sĩ chỉ với một điều kiện: lên hát cho cả lớp nghe một bài. Người kể là bà xã tôi, cựu học sinh và cũng là cựu giáo sư toán trường này, do đó là điều khả tín, bởi chẳng lẽ là vợ chồng mà bà nói dóc với tôi ?

      Sau 1975, tình trạng xuống cấp trong lãnh vực giáo dục đôi khi nghe rất là thê thảm. Năm 1978, chính chị hiệu trưởng đơn vị tôi công tác kể rằng có một bà hiệu trưởng trường cấp 3 ở Củ Chi ban ngày là hiệu trưởng nhưng ban đêm phải đi học lớp Bổ túc văn hóa, vì bà ta không biết viết gì hơn là… ký tên ! Khổ vậy, chức vụ này chẳng qua là sự “đền bù” cho các công trạng thời Nam Bắc đánh nhau, tưởng lệ như vậy đúng là làm hại đất nước !

      Nay quay sang một lãnh vực khác là lãnh vực tư pháp. Năm 1987, có chỉ thị ở Trung ương chuyển về thành phố, kêu gọi những người đã tốt nghiệp luật khoa thời chế độ cũ ra trình diện để được “đào tạo” lại và sử dụng trong chế độ mới. Tôi không ra trình diện vì đã có hồ sơ bảo lãnh xuất cảnh từ năm 1985 và cho dù không xuất cảnh, tôi cũng không ra. Một hôm, tôi tình cờ gặp Phạm (Nguyễn ?) Phú Phạt, một anh bạn cũ đồng khóa ở luật khoa, anh cho biết rằng đã ra trình diện và đang đi học. Tôi hỏi học ở đâu thì anh bảo rằng học ở trường Trung học pháp lý bên Bình Triệu, gần nhà thờ Fatima. Tôi cười, bảo: “Đã đậu bằng cử nhân tư pháp, bây giờ đi học lại ở trường Trung học pháp lý là nghĩa làm sao ?” Anh ta cười, không nói gì, sau đó một thời gian, tôi gặp lại thì anh đã xong khóa học và được bổ nhiệm về làm chánh án ở Tòa án Nhân dân Gia Định (vùng Bình hòa, bà Chiểu). Thấy bạn không đến nỗi nào bị thất nghiệp hay ruồng bỏ, tôi cũng mừng giùm anh và gia đình anh, nhưng không lâu sau, tôi nghe nói lại là cộng sản đã truy ra gốc gác của anh là Bắc kỳ di cư năm 1954 và là tín đồ Công giáo, họ không bãi chức một cách phũ phàng mà đưa về làm một chức vụ gì đó ở văn phòng có tính cách “ngồi chơi xơi nước.”

      Một xã hội đào tạo người và sử dụng người như vậy thì trách gì dân chúng chẳng kêu than ? Nếu còn chút lương tâm của con người chế độ cũ, chắc anh không đến nỗi làm những chuyện tham ô, vòi vĩnh, làm khổ dân, và tôi tin như vậy, vì ít ra anh cũng là người tín đồ Công giáo ngoan đạo, vẫn chơi đàn harmonium cho nhà thờ mỗi tuần.

      Xã hội Việt nam ngày nay suy đồi về mọi mặt, đó không phải là do con người mà chính ra là do chế độ tạo ra. Xưa có câu rằng “Thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, dẫu muốn làm người liêm chính, bạn phải làm thế nào để đứng vững khi chung quanh toàn là những kẻ tham ô ? Chắc là phải a tòng theo thôi, nếu không muốn bị trừ khử. Nhưng tôi tha thiết mong những người bạn cũ của tôi đừng làm như vậy, bởi vì trong muôn một vẫn còn nhất điểm lương tâm, cái sáng giá nhất của đời mình, bạc vàng không đổi được.

      Năm 1987 hay 1988, trong lúc ra phi trường Tân Sơn Nhất đón một người anh cột chèo từ Canada về, tôi tình cờ gặp người thầy cũ ở luật khoa là ông Vũ văn Mẫu, tôi nhận ra ngay nhờ một miếng giấy dán trên valise ghi địa chỉ nhà ở đường Sương Nguyệt Anh. Mừng rỡ chào thầy, mặc dù thầy không nhận ra tôi, nhưng khi nghe nói tiếng ấy, ông biết yôi là học trò cũ, chỉ nói vỏn vẹn một câu “Tôi từ Pháp về, vẫn mạnh khỏe, anh ạ.” Trong dòng người đông đảo, tôi không có thì giờ để hỏi thăm nhiều về thầy, nhưng thấy thầy vẫn bình yên như vậy thì mừng, vì biết sau 30 tháng tư 75, thầy có bị cộng sản bắt ngay tại dinh Độc lập khi vào tiếp quản.
      Trong những người thầy ở luật khoa, tôi thương nhứt và nể nhứt là thầy, trong thời Ngô Đình Diệm, người ta gọi thầy là Ngoại trưởng, tức Bộ trưởng bộ ngoại giao. Với một chức vụ như thế, tôi nghĩ rằng nhà thầy chắc to lắm, đẹp lắm, nhưng khi đi đến đường Sương Nguyệt Anh, tôi thấy nó quá khiêm tốn, khiêm tốn như chính chủ nhân. Ở thầy, tôi học được nhiều điều lắm, nhưng có một điều cho đến chết tôi vẫn không quên, đó là trong một buổi conférence, thầy giảng rằng “Công lý không phải là cái để ban phát mà là cái để trả lại cho người” (la Justice n’est pas quelque chose à distribuer mais à rendre), một lời ngầm nhắn nhủ những ai sẽ cầm cán cân công lý, chính thầy là người đã truyền đạt cho tôi cái tinh thần quang minh chính đại trong luật pháp, nên năm nghe tin thầy quá cố, tôi khóc vì không có cơ hội đến tiễn thầy bằng một vòng hoa hay chỉ một đóa hoa, và hoa tôi chọn là hoa huệ trắng, symbole của tỉnh Québec, nơi tôi đang sống.

      Rạng sáng 12/03/2014

    Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

    Please enter your comment!
    Please enter your name here