Kính thưa quý thính giả, kỳ “Kiểm điểm định kỳ phổ quát” về nhân quyền đối với nhà nước CSVN” lần thứ hai ngày 5/2/2014 đã trôi qua gần một tháng. Các cơ quan thông tin ở trong cũng như ngoài nước đã tường thuật và nhận định đến từng chi tiết của kỳ kiểm điểm nhân quyền này. Tuy nhiên, món “nợ nhân quyền” của nhà nước CSVN đối với nhân dân VN và cộng đồng quốc tế không chỉ mới có từ khi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức “Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền” lần đầu tiên vào năm 2009 và lần thứ hai vào đầu tháng hai vừa qua; mà mốn nợ nhân quyền này đã tích luỹ từ hàng chục năm nay. Cụ thể là là từ khi nhà nước CSVN tham gia Công Uớc Nhân Quyền Quốc Tế cùng hai Công Ước về Quyền Dân Sự Chính Trị, và các quyền Kinh Tế – Xã Hội – Văn Hoá của Liên Hiệp Quốc từ đầu thập niên 1980 đến nay.
Trong cuộc thảo luận sau đây với nhà báo Trần Quang Thành, mời quý vị cùng nghe những đánh giá của T/S Phạm Chí Dũng về cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát nhân quyền vừa qua và các món nợ nhân quyền của nhà nước CSVN đã tích luỹ từ khi tham gia các công ước nhân quyền quốc tế.
TQT : Thưa nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Hai tháng đầu của năm 2014 đã trôi qua. Có rất nhiều sự kiện thế giới liên quan đến Việt Nam. Và ở Việt Nam cũng có rất nhiều sự kiện nổi bật đang được mọi người quan tâm theo dõi. Hôm nay chúng ta sẽ rút ra một vài sự kiện trong số những sự kiện đó để trao đổi.tại buổi thảo luận này. Nhà biình luận Phạm Chí Dũng nghĩ sao?
PCD : Vâng, tôi đồng ý với anh. Đây là vấn đề thú vị. Chúng ta một lần nữa nhìn lại vấn đề được Việt Nam thực hiện gọi là nhân quyền như thế nào trong thới gian 2 tháng đầu năm 2014 và 1 tháng sau thời gian kết thúc kỳ UPR lần thứ hai của Việt Nam.
TQT : Ở UPR, tức là hội nghị kiểm điểm phổ quát tình hình nhân quyên có rất nhiều nước tham gia kiểm điểm. Ngày 5/2/2014 là phiên điều trần của Việt Nam thu hút sự tham gia của 106 nước. Anh đánh giá gì về phiên điều trần của Việt Nam trong năm nay?
PCD : Tôi đánh giá đây là một phiên điều trần rất thành công của nhà nước Việt Nam trong lần thứ hai kiểm điểm về UOP nhân quyền.
Theo anh Trần Quang Thành tại sao lại thành công?
TQT : Có lẽ họ thành công vì họ rất mềm mỏng. Họ rất biết ý người muốn nghe gì họ nói nên họ đã chiều lòng được tất cả. Họ muốn lừa người ta.
PCD : Tôi rất đồng ý với anh Trần Quang Thành về thái độ mềm mỏng, hay gọi là linh hoạt, uyển chuyển về mặt chính trị, đối sách của nhà nước Việt Nam, phái bộ Việt Nam tại hội nghị UPR và họ luôn luôn làm như vậy từ kỳ hội nghị UPR lần thứ nhất năm 2009.
Nhưng thành công thứ hai có lẽ họ đã không đạt trọn vẹn 100%. Tại vì nếu họ đạt được trọn vẹn 100% thì đã không có số lượng câu hỏi và số lượng quốc gia đặt câu hoi tăng gân gấp đôi năm 2009 kỳ UPR thứ nhất.
Tôi cho thành công lơn nhất của phái đoàn Việt Nam trong kỳ UPR này là họ đã “đọc báo cáo”. Một cách đọc báo cáo không thể nhẫn nại, trơn tru mang tinh cách mị dân hơn. Họ đọc báo cáo bằng tiếng Việt, bằng tiếng Anh và kể cả sau khi nhận kiến nghị của các nước thành viên Hội đồng nhân quyên Liên hợp quốc họ vẫn tiếp tục đọc báo cáo. Dường như họ không nhận chỉ thị mới bổ sung nào từ phía bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan mặc dù có tới 11 bộ, ngành liên quan của Việt Nam tham gia vào kỳ UPR này, nhưng mà họ vấn hết sức kiên nhẫn, nhẫn nại một cách bất tuân để đọc báo cáo. Tôi cho đó là một thái độ, môt thành công nhất phản ánh não trạng của Hà Nội trong việc đối phó với Hội đồng nhân quyên LHQ tại kỳ UPR năm nay.
TQT : Trong hội nghị UPR năm nay có tới 3 cuộc hội thảo của các tổ chức phi chính phủ và của các tổ chức ở Việt Nam. Anh đánh giá gì về các cuộc hội thảo này nó có tác động đến phiên kiểm điểm của Việt Nam?
PCD : Tôi cho là ngược lại với “sự thành công” của phái bộ Việt Nam tại kỳ UPR lần này , có một sự thành cống ở chừng mực nhất định, ở mức độ khiêm tốn nhưng mà có ý nghĩa thực chất của cuộc vận động của một số tổ chức người Việt ở hải ngoại và một số tổ chức phi chính phủ quốc tế liên quan tới 3 cuộc hội hảo mà anh Trần Quang Thành vưà đề cập, đặc biệt là cuộc hội thảo mà anh Thành cũng đã tham dự với tư cách là diễn giả và tôi vắng mặt. Đõ là cuộc hội thảo do một số tổ chức phi chính phủ quốc tế tổ chức trong đó có tổ chức phi chính phủ Giám sát nhân quyền độc lập trực thuộc LHQ. Họ tổ chức cuộc hội thảo này với tiêu đề là Trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực thi nhân quyền theo yêu cầu của Hội đồng nhân quyên LHQ. Đây là cuộc hội thảo theo tôi được biết đã phải hạn chế số khách tham dự vì không ngờ số khách tham dự đông quá. Đã có đến ít nhất 7, 8 chục người phải đứng bên ngoài hoặc ra về vì không đủ chỗ ngồi. Đó là một sự thành công đầu tiên.
Thư hai là kể từ kỳ UPR thứ nhất của Việt Nam vào năm 2009 thì đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc vận động mà giới quan sát độc lập quốc tế và trong nước đânh giá là cuộc vận động thành công đến như thế. Có nghĩa là người từ trong nước có một số ra được, và khá nhiều tổ chức hải ngoại và quốc tế họ quan tâm vận động cho việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Đó chính là một sự thành công trong ra và tác động từ ngoài vào.
Một thành công nữa cho thấy khác hẳn kỳ UPR thứ nhất năm 2009, kỳ UPR thứ hai này của Việt Nam đã không thể diễn ra một kỹ thuật thủ pháp hoặc môt thủ đoạn vận động ngoại giao nào của phái bộ Việt Nam. Trước đây, năm 2009 tôi còn nhớ phái đoàn Việt Nam đã vận động một sô quốc gia thân thiện như Cuba, Bắc Triều Tiên chiếm diễn đàn và chiếm thời lượng khá lâu để hạn chế số câu hỏi và số thời lượng câu hỏi của những diễn giả khác, của những nước thành viên khác. Họ vẫn động những nước được coi là thân tình với mình trong mối giao thương về thương mại và kể cả ngoại giao chính trị. Nói chung là các quốc gia năm trong khối các quốc gia thế giới thứ ba – khối quốc gia các nước không liên kết – tức là phong trao NAM trước đây để có sự ủng hộ đối với Việt Nam. Nhưng còn kỳ này không hề diễn ra một cuộc vận động nào cả. Trước đó, mặc dù báo chí nhà nước của Việt Nam có đề cập đến các nước đồng chủ tọa của UPR kỳ này, tức là nhóm gồm Cốt-ta Ri-ca và Ca-dắc-tăng được coi là những nước “thân Việt Nam” và sẽ có sự ủng hộ nhất định đối với Việt Nam và như vậy “thí sinh” Việt Nam có thể qua cầu một cách nhanh chóng. Nhưng chúng ta nhìn lại thái độ của Côt-ta Ri-ca, là nước chủ trì hội nghị UPR lần này họ làm việc rất nghiêm tuc, rất không có gì vị nể, thiên vị đối với Việt Nam cả. Điều đó cho thấy thái độ khách quan chừng mực, đúng mực và xứng đáng với tầm vóc quốc tế của một nước chủ trì. Đó là một sự thành công của UPR và cách nào đó, có thể hiểu ngược lại đó là sự thất bại của phái đoàn Việt Nam. Cuôi cùng có thể thấy là số lượng các câu hỏi, số lượng các quốc gia đặt câu hỏi tăng gần gấp đôi so với năm 2009. Điều đó cho thấy mối quan tâm, quân tâm một cách sâu sắc, quan tâm một ách rố ráo. Họ rất sôt ruột vì vấn đề nhân quyền ở Việt Nam chưa được cải thiện. Ngược lại những điều mà bộ trưởng Ngoại giao, cũng là Phó Thủ tướng của Việt Nam là ông Phạm Bình Minh tuyên bố trước kỳ UPR lần này là Viêt Nam đã thực hiện tới hơn 80% những yêu cầu, các khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền LHQ. Nhưng thực ra không phải như vậy mà có thể hiểu ngược lại. Về phần mình, tôi có thể đưa ra một số dẫn chứng để cho thấy là có rất nhiều điểm mà nhà nước Việt nam đã không tôn trọng và không thực hiện các khuyên nghị. Mặc dù các khuyến nghị đó là những khuyến nghị rất hợp lý của các quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ từ kỳ UPR năm 2009. Chẳng hạn về phía Áo, năm 2009 nhà nước Áo họ yêu cầu nhà nước Việt Nam công bố thông tin có bao nhiêu trại giam của công an và quân đội đã được thành lập trên thực tế và có bao nhiêu người bị giam giữ trong đó. Tôi thấy đây là một yêu cầu rất hợp lý và giới nhân quyền quốc tế cũng đánh giá đây là một yêu cầu hoàn toàn không khó, không phải là không làm được. Tại vì bao nhiêu trại giam thuộc công an, thuộc quan đội qua dễ để thống kêà bao nhiêu người trong đó. Chúng ta hãy làm như Mianma đi và có thể thấy là báo nhiêu tù nhân lương tâm, bao nhiêu tù nhân chính trị, nhiêu tù nhân hình sư được phân loại. Điều đó qua dễ để thống kê. Tổng cục 8 Bộ Công an là nơi tổ chức các trại giam, tổ chức các nhà tù. Họ hoàn toàn năm các số liệu. Cho đến nay không có bất kỳ số liệu nào được công bố trên báo chí, công bố cho Hội đồng nhân quyên LHQ. Đó là vấn đề thứ nhất.
Một khuyến nghị khác là của các nươc A-déc-bai-dăng, của Pháp, của Đức đề nghị nhà nước Việt Nam thiết lập một cơ quan nhân quyền quốc gia theo các nguyên tắc Paris. Chúng ta nhớ lại là các nguyên tắc Paris đã đưa ra vào năm 1981. Đây là các nguyen tắc khuyến khích các nước thành viên trong LHQ thành lập các cơ quan nhân quyền có các chức năng điều tiết, đánh giá các báo cáo thường lệ về nhân quyên và đồng thời bảo đảm các vấn đề về nhân quyền cho người dân củz mình. Đây là một khuyến cáo rất tốt đã được một số quốc gia thức hiện và kết quả đã có những hiệu ứng nhất định khá tôt. Trong khi đó vào năm 1981 mặc dù nhà nước Việt Nam đã tham gia hội nghị Paris về vấn đề nhân quyền và năm 1982 nhà nước Việt Nam đã tham gia ký Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Từ đó đến nay đã gần 1/4 thế kỷ, nhưng vẫn chưa có bất kỳ một cơ quan nhân quyền quốc gia nào được thành lập ở Việt Nam. Thực ra chỉ có một cơ quan mang tính chất là uỷ ban nhân quyền quốc gia trực thuộc chính phủ được thành lập vào khoảng năm 2008, 2009 sau khi Việt Nam giá nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới). Nhưng mà cơ quan đó thực ra chỉ làm duy nhất một việc là theo dõi hoạt động của các thế lực thù địch?! Tức là thay vì bảo đảm theo dõi các mặt vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và làm sao cải thiện nhân quyền ở Việt Nam thì lại cố gắng xếp lại vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và chỉ làm một việc đi theo dõi các thế lực thù địch, thậm chí còn tưởng tượng ra các thế lực thù địch ở Việt Nam. Đó là khuyến nghị thứ hai mà nhà nước Việt Nam chưa thực hiện và tôi không biết nhà nước Việt Nam có định thực hiện hay không.
Một khuyến nghị nữa. Tôi nói đến khuyến nghị của nhà nước Brasil năm 2009 là thiết lập một cơ quan giám sát nhân quyên độc lập cố định. Chúng ta thấy cơ quan giám sát nhân quyền độc lập cố định cũng là môt cơ quan đi theo định chế cơ quan nhân quyền quốc gia. Có điều là cơ quan giám sát nhân quyền độc lập này chăc chắn không phải là một cơ quan năm trong chính phủ, trực thuộc chính phủ như là cơ quân nhân quyền quốc gia mà sẽ là một tổ chức NGO độc lập ở Việt Nam. Nhưng điều này đã bị hạn chế bởi cho đến nay nhà nước Việt Nam vẫn chưa ban hành bất kỳ một khung pháp lý nào tạo điều kiện cho các NGO độc lập hoạt động mà chỉ có một số định chế, khung định chế cho NGO nước ngoài và những NGO phục vụ dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuật mà thôi. Cho nên viêc thành lập những tổ chức NGO độc lập về nhân quyến ở Việt Nam đến nay vẫn chưa thành lập được.
Một thông tin nữa từ phía Canada năm 2009 là đưa ra những nỗ lực nhăm nhanh chóng thông qua những qui định pháp lý về tiếp cận thông tin. Vấn đề tiếp cận thông tin ở Việt Nam chúng ta hiểu là quan trọng như thế nào rồi. Chúng ta cũng hiểu vì sao trong bảng xêp hạng của tổ chức minh bạch quốc tế Việt Nam lại đứng gần như chót bảng không chỉ độ minh bạch về vấn đề chính trị, về vấn đề tù nhân lương tâm mà thiếu minh bạch kể cả các vấn đề kinh tế chẳng hạn như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, vấn đề ngân hàng của Việt Nam luôn luôn mù mờ và nằm trong tốp cuối bảng. Muốn giải quyết vấn đề minh bạch phải có những định chế về tiếp cận thông tin. Định chế đó phải được định ra trong một luật về tiếp cận thông tin. Thực ra Công ước về các quyên chính trị và dân sự năm 1982 đã đề ra vấn đề luật tiếp cận thông tin. Nhưng gần 1/4 thế kỷ rổi ở Việt Nam vẫn hoàn toàn chưa có một văn bản nào đề cập đến luật tiếp cân thông tin. Đến năm 2013 vừa rồi chính phủ mới mấp mé đề ra vấn đề này. Tôi không dám chắc khi nào có luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam. Điều đó chứng minh cho một điều là gần 1/4 thế kỷ qua và qua 4 năm kể từ kỳ UPR lần thứ nhất năm 2009 việc tiếp cận thông tin và luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện.
Còn một vấn đề nữa tôi cũng muốn đề cập luôn. Đây cũng là đề xuất của Canada. Theo đó cho những người bị tạm giứ theo luật an ninh hoặc tuyên truyền chống nhà nước các quyền đảm bảo pháp lý căn bản bao gồm quyền được có người đại diện cho họ hoặc tư vấn pháp lý cho họ trong suốt quá trình tố tụng và một phiên tòa công khai. Đây là vấn đề Canada đặt ra. Chúng ta thấy vấn đề tố tụng ở Việt Nam có rất nhiều chuyện không được thức thi vấn đề đó.
Tôi cũng muốn nêu thêm một vấn đề của Canada năm 2009 đưa luật báo chí tuân thủ với điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Rõ ràng đây cũng là vấn đề chưa được nhà nước Việt Nam thực hiện. Và có cảm giác hình như nhà nước Việt Nam họ cũng chưa nhận ra Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) là cái gì.
Một sô đề nghị khác như tăng cường sự độc lập của truyền thông với nhà nước báo gồm cho phép truyền thông tư nhân. Việt Nam hiện nay vẫn chưa có truyền thông tư nhân. Thực hiện các bước để tôn trọng đảm bảo đầy đủ quyền tự do biểu đạt bao gồm quyền tự do biểu đạt trên internet được thực thi hiện nay trong việc sửa đổi luật báo chí. Đây là một đề xuất của Thụy Điển năm 2009. Năm 2013 Việt Nam đã đưa ra Nghị định 72 có những hạn chế đến mức tối đa các quyền biểu đạt trên internet. Còn có một số vấn đề khác, một số yêu cầu của phía Hoa Kỳ chẳng hạn như trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý. Từ năm 2009 Hoa Kỳ đã đưa ra vấn đề này, nhưng cho đến nay linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn trong một trạng thái nguyên vẹn là nằm trong nhà tù Việt Nam. Vào kỳ UPR lần này phía Hoa Kỳ lại đề xuất tới một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền khác trong đó có 4 người không thể thiếu được, không thể bị lãng quên : thứ nhất là ông Cù Huy Hà Vũ, thứ hai là ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, thứ ba là ông Trần Huỳnh Duy Thức, thứ tư là ông luật sư Lê Quốc Quân.
Tôi đánh giá các vấn đề đó để cho thấy là có rất nhiều điểm những khuyến nghị từ năm 2009 cho đến nay nhà nước Việt Nam vẫn chưa thực hiện. Tôi không hiểu là ông bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các quan chức, giới chức Việt Nam lại có thể đánh giá là đã thực hiện hơn 80% yêu cầu của LHQ về các vấn đề nhân quyền. Họ dựa trên cơ sở nào? Liệu họ có đủ liêm sỉ để đưa ra những cơ sở đó, những tuyên bố đó hay là không?
****
Kính thưa quý thính giả, quý vị vừa nghe phần đầu cuộc thảo luận giữa nhà báo Trần Quang Thành và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đánh giá về cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đối với nhà nước CSVN đầu tháng 2 vừa qua và những món nợ nhân quyền của nhà nước này đối với nhân dân VN cùng cộng đồng quốc tế.. Hậu quả của những món nợ nhân quyền đó có ảnh hưởng như thế nào đối với đất nước và dân tộc VN? Mời quý vị đón nghe phần hai cuộc thảo luận giữa nhà báo Trần Quang Thành và TS Phạm Chí Dũng, sẽ được gừi đến quý vị qua tiết mục này kỳ tới.