Hiệp hội bán lẽ Hàn quốc không ủng hộ việc tẩy chẩy tay đừng bán hàng hóa Made in Japan

- Quảng Cáo -

Đan Thanh và Hoàng Đỉnh xin kính chào quý thính giả của đài Chân Trời Mới, để mở đầu cho tiết mục Từ Á Sang Âu tuần này là đề tài nói đến việc Hiệp hội bán lẽ ở Hàn quốc không ủng hộ việc tẩy chẩy tay đừng bán hàng hóa Made in Japan.

Mặc dù hòn đảo nhỏ Liang Court, tiếng Hàn gọi là Dokdo (Độc Đảo), tiếng Nhật gọi là Takeshima (Trúc Đảo), hiện đang đặt dưới sự kiểm soát của binh lính Hàn quốc, nhưng Nhật Bản vẫn chủ trương hòn đảo đó là chủ quyền bất khả xâm của mình. Ngày 22/02/2013 vừa qua, chính phủ Nhật đã tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm ngày đảo Takeshima được sát nhập vào tỉnh Shimane cách đây 108 năm.

Buổi lễ này đã khiến người Hàn quốc tức giận, ngoài chuyện biểu tình phản đối, các đoàn thể, tổ chức Hàn quốc còn tiến hành một chiến dịch tẩy chay không mua, không bán hàng Nhật cho đến khi nào Tokyo từ bỏ tham vọng muốn chiếm đoạt Độc Đảo của Hàn quốc. Theo báo chí Hàn quốc thì trước đây cũng đã có vài lần vận động tẩy chay hàng hóa Nhật, nhưng có lẽ lần này là lớn nhất thế nhưng hiệu quả lại không có bao nhiêu vì thời gian tẩy chay gần như vô hạn vì biết đến bao giờ Tokyo mới từ bỏ tham vọng đó. Sau hơn một tuần lễ cố sức vận động, các tờ báo lớn phát hành ở Seoul đã tổ chức các cuộc thăm dò dư luận với kết quả hơn 60% người dân Hàn quốc cho rằng tẩy chay vô thời hạn như thế là không thực tế. Về phía Hiệp hội buôn bán hàn lẽ Hàn quốc cho rằng chẳng có một cửa hàng nào mà không bày bán đủ loại hàng hóa của Nhật, bây giờ tẩy chay không bán thì làm sao người ta sinh nhai được. Các cửa tiệm bán hàng ở trên những khu phố đông khách du lịch người ngoại quốc cho biết, Bất cứ người ngoại quốc nào vào là tìm đến nơi trưng bày hàng hóa Made in Japan, mua không mua chưa cần biết, nhưng ít ra hàng của Nhật là bắt khách phải dừng chân, cũng rất nhiều du khách Nhật đến không lẽ lại treo tấm bảng ’’Tẩy chay không bán hàng hóa Nhật’’ sao được.

Theo các chuyên gia kinh tế thì ngoại trừ một số sản phẩm chiến lược của Nhật, còn hầu hết những mặt hàng nhu yếu đều có sự đầu tư của Hàn quốc nên giả dụ hàng Made in Japan không bán được thì chẳng phải riêng kinh tế Nhật bị khó khăng mà đầu tư của Hàn quốc ở xứ Phù Tang tất nhiên phải lận đận. Trước đây khi nền kinh tế toàn cầu hóa chưa hình thành thế mà sự liên hệ làm ăn giữa hai nước Hàn-Nhật đã khắng khít, nay thì như mắc xích khó lòng mà tách ra được. Cũng nên nhớ rằng năm 2012, phong trào bài Nhật ở Trung quốc lên cao độ, họ cũng vận động tẩy chay hàng hóa Nhật, không mua xe hơi, đồ điện gia dụng và bất cứ mặt hàng nào có cái nhãn hiệu Made in Japan. Không mua thì lẽ đương nhiên Nhật phải chịu, nhưng sau đó Nhật giảm đầu tư ở Hoa lục, kết quả Trung quốc cũng bị thiệt hại nặng nề.

- Quảng Cáo -

Một số các bình luận gia Hàn quốc thì cho rằng chúng ta cần vận động không mua hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chứa nhiều chất độc hại chứ hàng thật, đồ tốt chính danh thì dù vận động cũng khó có nhiều người nghe theo. Cũng có nhiều người hô hào thật lớn tẩy chay hàng hóa Nhật để bán hàng của mình. Đây là điều cần phải cảnh giác.

Tin tức này cũng được truyền thông loan tải rộng rãi với nhiều phân tích thiên về mặt lợi hại của việc trao đổi mậu dịch giữa hai nước Hàn-Nhật và đặt ra một câu hỏi nếu người dân Hàn quốc tẩy chay hàng hóa Nhật thì không lý người Nhật đi mua sản phẩm Made in Korea. Về phía chính phủ Nhật vì không muốn đổ dầu thêm vào lửa nên không lên tiếng gì cả, nhưng Thủ tướng Abe khi được các ký giả Hàn quốc hỏi chỉ trả lời ngắn gọn một câu đảo chúng tôi có đầy đủ tài liệu lịch sử, chứng cứ rõ ràng để xác nhận đảo Takeshima là lãnh thổ bất khả xâm của Nhật. Được biết vào đầu năm 2012, Quốc hội Nhật đã thông qua một nghị quyết với lời lẽ rất mạnh mẽ yêu cầu Hàn quốc chấm dứt sự chiếm đoạt bất hợp pháp trên đảo Takeshima.

Thưa quý thính giả, chuyện tranh chấp chủ quyền hòn đảo Liang Court giữa Nhật-Hàn có lẽ không quan trọng mấy đối với người dân Việt Nam chúng ta. Nhưng qua ý chí quyết bảo vệ đất nước của hai dân tộc Nhật-Hàn và nỗ lực của hai chính phủ khiến chúng ta không khỏi uất ức khi nhìn thấy chính quyền CSVN quá ươn hèn với quân xâm lược Trung quốc.

Tại sao Thủ tướng Nhật, ông Abe quyết định công du Mông Cổ ?

Tại sao Thủ tướng Nhật, ông Abe quyết định công du Mông Cổ mà không là Australia và New Zealand như dự định trước đây là đề tài kết thúc tiết mục Từ Á Sang Âu tuần này.

Theo dự định thì vào cuối tháng 3/2013 này, Thủ tướng Nhật, ông Abe, sẽ sang công du Australia và New Zealand, nhưng chẳng hiểu tại sao ông Abe đổi ý, quyết định sang thăm Mông Cổ vào hai ngày 30 và 31 tháng 3 này để hội đàm với Tổng thống Tsakhia Giin nhằm đẩy mạnh hiệp tác kinh tế và khai thác khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm (rare earth), một loại nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như xe hơi hybird, màn hình phẳng TV, điện thoại di động, đèn thủy ngân cao áp…Loại nguyên liệu này trước đây Nhật Bản nhập từ Trung quốc, nhưng vào giữa tháng 9 năm 2012 bổng nhiên Bắc Kinh ra lịnh hạn chế việc khai thác đất hiếm và giới hạn tối đa chuyện xuất khẩu nguyên liệu này sang các nước Âu Mỹ, mà mục tiêu chính là nhắm vào Nhật Bản với lý do cần phải bảo tồn nguồn dự trữ đang cạn và giảm thiểu tác hại đến môi trường do khai thác gây ra. Thật ra người ta thừa biết Trung quốc muốn gây khó khăng cho nền công nghiệp Nhật Bản trong bối cảnh Tokyo ra sức bảo vệ biển đảo của mình trước ý đồ xâm lược đến từ Bắc Kinh. Lẽ đương việc đơn phương quyết định của Trung quốc vi phạm hiệp ước của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên Nhật và các quốc gia Âu Mỹ nạp đơn kiện, nhưng Bắc Kinh bất chấp.

Một quan chức cao cấp trong phủ Thủ tướng Nhật (muốn dấu tên) tiết lộ cho các ký giả biết rằng trong diễn văn nhậm chức Chủ tịch nhà nước Trung quốc của ông Tập Cận Bình vẫn không từ bỏ tham vọng xâm lược biển đảo của Nhật nên Thủ tướng Abe quyết định đi Mông Cổ trước Australia và Naw Zealand, coi như đó là một thông điệp gởi cho Bắc Kinh biết rằng Nhật đặt nặng vấn đề ngoại giao với các quốc gia nằm cạnh Trung quốc để chống xâm lược.

Thưa quý thính giả, chuyện đất hiếm hiện nay không còn là vấn đề sinh tử của nền công nghiệp Nhật Bản nữa vì Tokyo đã tìm được thêm các đối tác để mua loại nguyên liệu này, nhưng Nhật vẫn đẩy mạnh việc kiện Trung quốc vi phạm hiệp ước Thương mại. Bắc Kinh rõ ràng là vi phạm, nhưng vẫn không sợ, tuy nhiên vào giữa tháng giêng năm nay Trung quốc đã bắt đầu nới lỏng việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật và Âu Mỹ vì cảm thấy có giảm xuất khẩu các nước này vẫn không gặp trở ngại và nếu bán ít đi sẽ thất thu một số tiền lớn.

Trước đây Mông Cổ là một nước Xã hội chủ nghĩa, nói thẳng ra cũng là một nước Cộng sản độc tài, nhưng đến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nghĩa là cách đây khoảng 23 năm đã vất bỏ cái chủ nghĩa này để trở thành một nước tự do dân chủ, nằm ngay bên cạnh bá quyền Trung quốc. Trong thời gian là nước Xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ có mối thâm giao với Bắc Triều Tiên, mối thâm giao này đến nay vẫn không hề sức mẻ. Có tin cho rằng Bình Nhưỡng muốn nhờ Mông Cổ đứng ra làm trung gian để cho họ có thể nói chuyện với Tokyo một cách bí mật về vấn đề những người Nhật bị bắt có cách đây khoảng hai, ba hập niên. Một công hai chuyện quan trọng nên Thủ tướng Nhật quyết định đi Mông Cổ vào cuối tháng 3 này là vì vậy.

Theo các bình luận gia về chính trường Nhật thì chắc chắn Thủ tướng Abe không muốn đi đêm với Bình Nhưỡng để giải quyết về bất cứ một vấn đề hệ trọng nào vì Bắc Triều Tiên công khai cam kết vẫn ngang nhiên lật lọng, huống chi là một cuộc mật đàm. Có thể ông Abe đi Mông Cổ để nhờ Tổng thống của nước này nói cho Bình Nhưỡng biết rằng Bình Nhưỡng phải nghiêm chỉnh thực hiện những điều đã hứa trước đây với Tokyo về chuyện thả con tin người Nhật, sau đó chắc chắn sẽ được viện trợ một khoảng tiền tương xứng.

Mặc dù Bắc Kinh không trực tiếp lên tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Nhật sang thăm Mông Cổ, nhưng người phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc nói rằng Tokyo sẽ gánh chịu mọi hậu quả về hành động lôi kéo các nước trong vùng chống lại Trung quốc. Chắc chắn Nhật và Mông Cổ sẽ không sợ lời cảnh cáo này vì chương trình viếng thăm Mông Cổ của ông Abe đã được hai nước sắp xếp xong. Có lẽ chỉ có chính quyền CSVN hiện nay mới sợ bất cứ gì mà Trung quốc cảnh cáo chứ các quốc gia khác thì không, mặc dù nằm bên cạnh anh khổng lồ xấu tính.

Đến đây đã chấm dứt tiết mục Từ Á Sang Âu, Đan Thanh và Hoàng Đỉnh và xin kính chào tạm biệt và kính mời quý thính giả nhớ đón nghe chương trình này vào tuần sau cũng vào giờ này trên làn sóng trung bình 1503 ki lô chu kỳ của đài Chân Trời Mới.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here