Đảng Cộng Sản Việt Nam đang trong tiến trình chuẩn bị nhân sự cho lần chuyển đổi trong đại hội Đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021.
Tờ báo Economist dự báo đội ngũ lãnh đạo cho nhóm “tứ trụ” vào tháng Giêng năm tới.
Theo đó, bốn gương mặt mới mà chẳng mấy ai nhận diện được ở Việt Nam, chứ đừng nói đến nước ngoài, sẽ gánh trọng trách cho điều hành một quốc gia 96 triệu dân.
Việt Nam sẽ tránh mô hình Trung Quốc, cho quyền lực thâu tóm vào trong tay một người như Tập Cận Bình. Thay vào đó là tiếp tục duy trì mô hình “tứ trụ” như trước giờ.
Ngoại trừ trường hợp ngoại lệ với ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp quản công việc của Chủ tịch nước đương nhiệm qua đời vào năm 2018. Năm tới, dàn lãnh đạo cao nhất gần như chắc chắn sẽ trở lại “tứ trụ”.
Dự đoán nhân sự “tứ trụ”
Bảy thành viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi phải thôi giữ chức vụ, để bảy mới thay thế. Chỉ có một người trên 65 tuổi được phép ở lại làm Tổng bí thư. Không chắc là ông Trọng 76 tuổi sẽ tiếp tục ở lại vì đã giữ những chức vụ này quá lâu và được cho là đang trong tình trạng ốm yếu.
Economist dự đoán chức vụ cao nhất có thể có đến 4 người có cơ hội đảm nhiệm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 65 tuổi, có thể có cơ hội. Ông Phúc được cho là đã thành công trong cuộc chiến chống dịch corona, điều hành kinh tế nhiều năm qua và hiện đang nôn nóng khôi phục kinh tế trong nước cũng như giao thương và đầu tư với nước ngoài.
Nhưng, ông Tường Vũ – Đại Học Oregon cho rằng ông Phúc thiếu một đặc điểm cốt yếu để lãnh đạo đảng: cống hiến tư tưởng Mác-Lênin thông qua kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền hoặc kỷ luật.
Trong số 3 ứng viên khác có thể ông Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, cánh tay phải của ông Trọng sẽ kế vị sếp mình. Vì Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một phụ nữ, trong khi Võ Văn Thượng 49 tuổi, “phù thủy” tuyên truyền có lẽ còn quá trẻ.
Sau đó, các ứng cử viên cho ba vị trí khác dễ dàng sắp xếp. Phó tướng Vương Đình Huệ, có thể kế nhiệm chức thủ tướng. Bà Ngân có thể giao chức Chủ tịch Quốc Hội cho bà Trương Thị Mai, để đảm nhận việc đảng. Ngoại trưởng đương nhiệm, Phạm Bình Minh, có thể trở thành Chủ tịch nước.
Thách thức cho dàn lãnh đạo mới
The Economist cho rằng có ba mối đe dọa có thể thách thức trật tự đồng thuận trong những năm tới.
Một là không thể kiểm soát tham nhũng. Những vụ bê bối do các bí thư đảng trong cả nước, và nhất là hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã làm lu mờ danh tiếng của đảng.
Trong khi ông Trọng chủ trương “đánh chuột mà không làm vỡ bình.”
Thứ hai là người miền Bắc nắm giữ quyền lực. Kể từ sau 1975, người miền Bắc nghi ngờ về ý thức hệ của người miền Nam. Hà Nội và các vùng lân cận được ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nhờ tiền từ miền Nam sôi động chi trả.
The Economist dẫn lời ông Lê Hồng Hiệp của Viện iseas-Yusof Ishak – Singapore rằng nếu không có người miền Nam được quyền làm lãnh đạo cao nhất, thì rất có thể người miền Nam phải được đưa vào Bộ Chính trị để chuẩn bị cho chuyển giao năm 2026. Nếu không, sẽ gây ra sự phẫn nộ ở miền Nam.
Thứ ba là mối quan hệ phức tạp của Việt Nam với Trung Quốc. Việt Nam lại không tin tưởng nước láng giềng phía bắc dù cũng ý thức hệ và Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn.
Chính sự không tin tưởng lại là điều lý giải cho sự thành công trong chống dịch corona: Việt Nam nghi ngờ những lời trấn an của Trung Quốc về quá trình lây nhiễm trong những ngày đầu, Việt Nam đã nhanh chóng quyết chiến, thậm chí cho tấn công mạng Trung Quốc để lượm lặt thông tin về quá trình dịch bệnh thực sự.
Lợi dụng đại dịch toàn cầu, Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông, họ đánh chìm một tàu cá Việt Nam, đặt tên cho hàng chục rạn đá ngầm trên biển và thành lập các khu hành chính mới trên các đảo và đảo san hô bao gồm cả Hoàng Sa mà họ đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cô duy trì mối quan hệ hòa bình với Trung Quốc. Nhưng nếu tham vọng trên biển của Trung Quốc bất chấp sự nhạy cảm của người Việt Nam, thì sẽ dễ dẫn đến rạn nứt. Lãnh đạo nào cũng sẽ khó chịu với điều đó./.