Tăng sức mua nội địa, bài toán không thể giải nổi của Tàu cộng

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Để xây dựng một xã hội có thói quen tiêu thụ mạnh như người Mỹ thì không hề dễ. Tâm lý an toàn về tài chính luôn thúc đẩy con người ta có xu hướng tiết kiệm để đề phòng rủi ro cho bản thân như thất nghiệp, ốm đau, hưu trí vv…. Như vậy để làm cho người dân có tâm lý chi tiêu mạnh tay thì tất nhà nước phải có chính sách lớn nhằm giải tỏa gánh nặng nỗi lo “an toàn tài chính” cho mỗi người dân. Chính vì vậy chính sách an sinh xã hội ra đời.

Thông thường người ta nhìn chính sách an sinh xã hội dưới góc độ nhân đạo là chính. Khi chính phủ đánh thuế cao lên người giàu và tái phân phối nó lại cho người nghèo dưới dạng chi tiêu an sinh xã hội, thì nếu đứng ở góc độ xã hội, đây là một chính sách nhân bản của chính quyền dân cử ở các nước tự do. Quyền lực nhà nước không dùng để cướp bóc dân nghèo như các nước Cộng Sản mà ngược lại, quyền lực nhà nước ở đây dùng vào việc tái phân phối phúc lợi lại cho người dân ở tầng lớp thấp để rút ngắn khoảng cách xã hội. Quá nhân bản là còn gì?

Khi chính phủ đảm bảo cho người dân có thu nhập thấp vẫn có nơi chữa bệnh khi ốm đau, vẫn có tiền trợ cấp khi thất nghiệp, và vẫn có dịch vụ nuôi dưỡng khi họ về già vv.., thì tất nhiên, thu nhập có được họ sẽ mạnh dạn đổ vào chi tiêu cá nhân mà không cần phải suy nghĩ. Đấy là lý do tại sao nước Mỹ có sức tiêu thụ cực mạnh?!

- Quảng Cáo -

Xã hội nào cũng có kẻ giàu người nghèo. Trong đất nước rất nghèo như Việt Nam đây, thì số người mà khi cầm tiền tiêu không cần đắn đo suy nghĩ vẫn có vậy?! Nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít không mang tính đại diện cho một quốc gia. Như ta biết, đa phần người Việt khi đi shopping thì bao giờ cũng phải cân đo đong đếm từng cắc. Đó là thực tế. Mà sự cân đo đong đếm khi shopping có nguồn gốc từ đâu? Từ an toàn tài chính. Nếu mua sắm quá tay thì khi ốm đau tiền đâu chi trả? Nếu mua sắm quá tay thì khi thất nghiệp, tiền đâu mà xài? Nếu mua sắm quá tay thì tiền đâu lo cho cha mẹ già lúc bệnh hoạn? Nếu mua sắm quá tay thì tiền đâu lo cho con học trường tốt?! vv… Rõ ràng có quá nhiều nỗi lo. Chính vì thế, người Việt không thể xây dựng văn hóa chi tiêu mát tay như người Mỹ được. Không bao giờ!

Chúng ta hãy nghĩ xem? Lo cho ốm đau, lo cho bệnh tật, lo cho tuổi già, lo cho học hành của con cái chung quy lại, nó được gọi là gì? Nó chính là an sinh xã hội chứ còn gì nữa?! Như vậy, nếu chính quyền lo tốt phần an sinh xã hội cho dân, thì có phải chính họ đã giải phóng tâm lý “phải tiết kiệm để phòng rủi ro” của người dân hay không? Khi dân không sợ rủi ro tài chính thì tất họ sẽ mạnh dạn chi tiêu. Mà khi dân chúng phóng tay chi bạo, thì tất sức mua của thị trường sẽ nâng lên. Mà sức mua của thị trường lớn thì kéo theo nền sản xuất của đất nước có động lực để phát triển. Như ta biết, cái đáng sợ nhất của mọi doanh nghiệp là tìm không ra thị trường tiêu thụ chứ việc sản xuất ra hàng tốt hay xấu không quan trọng bằng. Chính điều này mới là nguyên nhân chính đánh chết nhiều doanh nghiệp.

Như vậy chúng ta đã hiểu gói an sinh có ảnh hưởng như thế nào đến sức mua của thị trường rồi. Vậy thì chính điều này cũng giải thích là, tại sao nước Mỹ có dân số chỉ bằng ¼ nước Tàu nhưng sức mua lại lớn hơn nước Tàu rồi?! Và nước Mỹ từ lâu họ đã nhận ra vai trò của sức mua nội địa rồi, chính vì vậy nước Mỹ không khuyến khích tiết kiệm mà ngược lại họ lại xây dựng một văn hóa chi tiêu mát tay từ rất lâu. Và như ta biết, nền kinh tế Mỹ vững mạnh là chính họ biết đứng trên sức tiêu thụ nội địa. Năm 2019 nước Mỹ xuất khẩu có chỉ có 1.465 tỷ USD nhưng nhập khẩu lại đến 2.568 tỷ USD, nhập khẩu cao nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ sức tiêu thụ nội địa của Mỹ vô cùng lớn. Nó không những ngốn hầu hết hàng hóa sản xuất trong nước mà còn ngốn luôn hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Chính điều này tạo ra mức cầu vô cùng lớn và chính nó là động lực không những cho nền kinh tế Mỹ mà còn là động lực lớn cho các nước trên thế giới phát triển. Hãy tưởng tượng, nếu Trump cấm hàng Nhật và hàng Hàn xuất sang Mỹ thì nền kinh tế 2 nước này sẽ điêu đứng như thế nào? Và tất nhiên, nước Tàu cũng thế. Khi Mỹ chặn hàng Tàu vào Mỹ, thì nền kinh tế Tàu cũng sẽ điêu đứng là điều chắc chắn.

Như đã nói bài trước, Thượng Viện Mỹ đã thông qua đạo luật S.945, cấm một số công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý và kiểm toán của Mỹ. Thì Bắc Kinh đã hiểu rằng, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới sắp khép lại với họ rồi. Và bây giờ mới thấy tư duy xây dựng nền kinh tế dựa vào xuất khẩu mạnh chẳng khác nào xây dựng lâu đài trên cát. Chính ĐCS Tàu giờ mới hiểu rằng, bao lâu nay chính họ đã cắm rễ nền kinh tế Tàu lên nước Mỹ mà cho rằng mình khôn. Đến khi Mỹ hăm cắt rễ cây kinh tế Tàu thì Bắc Kinh mới tá hỏa ra, “thì ra thằng Mỹ quá cao thâm khi xây dựng sức mua nội địa to khủng đến như vậy?! Lâu nay mình tưởng nó ngu, hóa ra nó đại khôn, nên giờ ta phải học hỏi nó!”

Ngày 23 tháng 5 năm 2020, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng có bài viết “Trung Quốc bỏ qua mục tiêu GDP, thúc đẩy chi tiêu”. Chỉ cần đọc tiêu đề thì ta đã hiểu, Trung Cộng đang thấm đòn vì những bước đi của chính quyền Trump. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, ai bảo xây dựng nền kinh tế dựa vào xuất khẩu mạnh làm chi mà giờ phải gặp cảnh khó khăn như vậy?! Là đối thủ của Mỹ mà xây dựng nền kinh tế dựa vào sức tiêu thụ của Mỹ thì quả thật, Bắc Kinh đang nắm đằng lưỡi. Giờ Bắc Kinh đã nhận ra, nhưng muộn rồi! Như ta biết, đứng đằng sau sức mua khủng của nước Mỹ là những chính sách an sinh xã hội hoàn hảo. Mà như ta biết, với bản chất tham lam, và tất cả mọi khoản chi tiêu từ thuế đều thiếu minh bạch kiểu CS, thì muôn đời CS Tàu không thể lo được chính sách an sinh tốt để giải phóng sức mua của toàn dân được. Bắt chước được Mỹ thì chỉ có thể là EU, chứ Tàu thì không thể. Mãi mãi không thể!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.statista.com/…/leading-export-countries-worldw…/

http://www.worldstopexports.com/worlds-top-imports-product…/

https://www.sggp.org.vn/trung-quoc-bo-qua-muc-tieu-gdp-thuc…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here