Nguyên tắc để đảm quyền lợi không bị tước đoạt thì trên tay anh phải có quyền lực. Mà để có quyền lực thì phải có cơ chế để đảm bảo quyền lực được thực thi. Trong một thể chế dân chủ, tính khoa học của nó thể hiện ở chỗ là nhà nước đã trao quyền lực cho dân và đồng thời lập ra cơ chế để đảm bảo quyền lực đó được thể hiện. Chỉ vậy thôi, nhà nước chỉ trao quyền lực cho dân không ban phát quyền lợi, quyền lợi của dân có được là họ dùng quyền lực mà họ có được để đòi hỏi. Đây là một nguyên tắc đảm bảo công bằng, theo tôi nghĩ là nó rất khoa học.
Quyền lực nhân dân thể hiện ở quyền ứng cử, quyền bầu cử, quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận và quyền lập đảng vv.. Khi người dân có thực quyền thì thông qua các quyền đó họ tự đòi hỏi quyền lợi cho mình và từ đó sự công bằng xã hội sẽ đến như là một điều tất yếu. Sự phân bố quyền lực Nhà nước – Nhân dân nếu quanh quẩn ở mức 50% – 50% là cách phân bố khoa học, đó là nhân tố cơ bản để đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Khi anh không có quyền lực trong tay thì quyền lợi của anh đang có rất dễ bị tước đoạt, nguyên tắc này ai cũng hiểu. Ở nhà nước độc tài CS thì tỷ lệ phân chia quyền lực giữa Nhà nước và Nhân dân là 100% – 0%, nên các quyền lợi mà dân có được là một thứ quyền lợi được ban phát rất mong manh và dễ bị tước đoạt. Khi quan hệ nhà nước và nhân dân mất cân đối quyền lực quá nhiều, thì phía quyền lực mạnh hơn sẽ phát sinh lòng tham và hành động dùng quyền lực nhà nước để tước đoạt quyền lợi của phía không quyền lực như là một điều hiển nhiên. Chính vì vậy mà nhà nước CSVN luôn và sẽ mãi mãi là một nhà nước cướp bóc, hà hiếp, bóc lột nhân dân.
Mất cân đối quyền lực và bất công xã hội nó là cặp phạm trù nguyên nhân kết quả. Chính vì thế, với nhà nước độc tài Cộng Sản mà đòi hỏi sự công bằng là một điều hoang tưởng.
Ngày 30/09/2019 trên tờ báo Quân đội Nhân Dân có bài viết “Đồng chí Trương Thị Mai: Cần đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trong việc tham gia giám sát chính quyền”. Ý của bà này là muốn lên báo PR rằng, đảng luôn muốn đảm bảo quyền lợi cho dân. Một suy nghĩ rặt chất phong kiến quan chức xem mình như cha mẹ và xem dân như con cái. Bà này nói vậy để mị dân chứ thực chất không bao giờ có chuyện lợi ích của người dân được đảm bảo. Quyền lực là thành trì bảo vệ quyền lợi, không có thành trì thì quyền lợi sẽ bị tước đoạt. Và thực tế, hình ảnh xã hội Việt Nam hiện nay đã chứng minh tất cả./.