“Tăng chi tiêu nội địa, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu”- Sẽ làm Trung Quốc sẽ vượt qua được khủng hoảng bởi cuộc thương chiến, với thị trường 1,4 tỷ dân, hạ tầng cơ sở tốt, cộng với số dự trữ ngoại tệ khổng lồ vv…Đó là những cơ sở cho lý luận cơ bản mà một số nhà bình luận phân tích tình hình thế giới vẫn nhận định một cách thiển cận.
Nếu đi theo chiến lược này, TQ sẽ sụp đổ, chính xác là chế độ cộng sản TQ (Trung cộng) sẽ sụp đổ. Thật ra đây chính là con đường mà các nước công nghiệp dân chủ muốn Trung cộng đi theo để TQ có thể trở thành “một quốc gia có trách nhiệm” điều tốt đẹp cho nhân dân Trung Hoa cũng như cho thế giới.
Năm 2013 ĐCS TQ đưa ra chiến lược phát triển kinh tế mới thay cho chiến lược cũ là : “Đầu tư tài sản cố định trong nước (chủ yếu là cơ sở hạ tầng) + xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ” bằng : “Tiêu dùng nội địa + Dịch vụ sáng tạo”. Nhưng vẫn chú trọng xuất khẩu.
Một nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng Trung cộng không thể từ bỏ, nắm toàn bộ nguồn tư liệu sản xuất, bóc lột công nhân… trong một môi trường kém minh bạch tài chính, bị kiểm soát bởi hệ thống chính trị, xuất khẩu đã nhanh chóng mang lại một nguồn tiền vô cùng to lớn cho đảng và không được kiểm soát nó dễ dàng được dùng để đầu tư cho chính mình như xây dựng lực lượng an ninh, thò vòi bạch tuộc vào các định chế tài chính và đánh cắp công nghệ ở nước ngoài bằng cách mua cổ phần, hối lộ vv….
David Samick tác giả của “Thế giới cong” kể lại câu chuyện trong một bữa tiệc, một quan chức cao cấp TQ trả lời một quan chức của Ngân hàng châu Âu về câu hỏi minh bạch trong lĩnh vực tài chính như sau : “Nguyên tắc của chúng tôi là : ‘Nước đục thả câu’”.
Đây là yếu tố lớn nhất khi Ngân hàng TQ dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung cộng đang cố gắng mua các định chế tài chính lớn và các đại công ty trên thế giới. Không nói về hệ tư tưởng, hãy thử đặt câu hỏi : Sở hữu nhà nước dưới sự chỉ đạo của đảng có phù hợp với việc đưa ra quyết định trong môi trường cạnh tranh toàn cầu vô cùng phức tạp không ? Một môi trường mà tính minh bạch tài chính là yếu tố phân biệt giữa phát triển lành mạnh với môi trường khủng hoảng và sụp đổ hoàn toàn. Đó là điều mà Hoa Kỳ và phương Tây không thể để cho Trung cộng thực hiện. Trung cộng hiện nay đang kiểm soát sự đầu tư ra nước ngoài bằng cách mua các công ty của phương Tây, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và không muốn người khác làm điều đó tại nước mình.
Nhiều chuyên gia (ngay cả Shambau) cũng nhận định kinh tế TQ không phát triển theo kiểu bong bóng và vì thế nó sẽ khó nổ tung. Thực ra cái bong bóng đó nằm ở lĩnh vực tài chính.
Người ta thấy khó hiểu tại sao TQ sẽ trượt dốc thảm hại khi đầu tư cho chứng khoán và bất động sản tăng vọt cùng với việc tích trữ hàng hóa đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát (thậm chí TQ còn mua các loại quặng sắt, thiếc, than đá, vv…khắp nơi trên thế giới chứa vào những mỏ đã khai thác của mình đang bỏ hoang). Lý do là tỷ lệ lãi suất thực tế ( lãi suất sau khi đã trừ tỷ lệ lạm phát). Mức lãi suất thực tế của TQ hiện nay đã âm, bởi lãi suất được kiểm soát do đảng bằng các mệnh lệnh hành chính với tư duy duy ý chí rằng sẽ kiểm soát được lạm phát. Khi một nền kinh tế vận hành trong một môi trường lãi suất thực âm thì các nhà đầu tư sẽ vay càng nhiều càng tốt, mua càng nhiều càng tốt. Ta thấy người Tàu lang thang khắp nơi từ châu Phi đến Việt Nam với các hợp đồng mua bán dài hạn, mua đất đai với bất cứ giá nào một cách điên cuồng. Như vậy lãi suất thực âm sẽ làm phình bong bóng tài chính và nó sẽ phải nổ.
Một ví dụ nữa, TQ mua vét quặng sắt trên thế giới mà không quan tâm đến nhu cầu thép của thế giới hoặc để ý đến việc thế giới hiện nay đã sản xuất ra một lượng thép dư thừa cho nhu cầu sử dụng. TQ đã lao đầu vào sản xuất thép với một kế hoạch đầy tham vọng và mạo hiểm hay sản xuất xe hơi. Năm 2006 TQ sản xuất 6 triệu chiếc, nhưng Bắc Kinh ra một sắc lệnh phải đạt 20 triệu chiếc vào năm 2012 (tăng 300%), cũng như sản xuất thép điều này phản ánh sự quan liêu của Bắc Kinh đối với nhu cầu trên toàn cầu, một mệnh lệnh từ các nhà quản lý yêu cầu TQ phải trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bất chấp năng lực sản xuất và nhu cầu, điều này trở thành một câu truyện nực cười với các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản. Ban đầu việc tạo ra lượng dự trữ hàng hóa cơ bản bản lớn sẽ dẫn đến việc tăng giá nhân tạo nhưng khi thị trường hàng hóa toàn cầu đạt đến đỉnh thì sẽ là một sự sụt giá nghiêm trọng (giảm phát) đây sẽ là một vụ tự sát.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đưa ra một lý thuyết về sự sụp đổ của Trung cộng : Lý thuyết đen tối (Dark Theory) dựa theo kinh nghiệm cay đắng của Nhật khi đã là cường quốc thứ nhì và cũng được dự đoán là sẽ vượt Hoa Kỳ chiếm ngôi bá chủ thế giới, lý thuyết này đã chỉ ra vô số các bong bóng trong nội tình Trung Quốc. Trade war sẽ làm nó nổ sớm hơn người ta tưởng rất nhiều, Trung cộng không tài nào có thể kiểm soát được sự hoảng loạn này.
Thỏa thuận hơn 150 trang về thương mại với Hoa Kỳ đã bị Trung cộng hủy vào phút chót, cuộc chiến thương mại sẽ leo thang, nhiều nước cờ của 2 bên dần phát lộ nhưng cái đích cuối cùng của cỗ xe “XHCN đặc sắc TQ” sẽ là vực thẳm./.