Lạm bàn quanh vụ “dùng chân tác động”

Trung tá Huỳnh Minh Lễ "dùng chân tắc động" anh Lê Hữu Quốc, người được "mời "lên trụ sở công an phường với tư cách người làm chứng hôm 29/1/2019. Ảnh: Zing
- Quảng Cáo -

Phạm Minh Hoàng – Web Việt Tân

Báo chí đưa tin, tối 29/1/2019, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện 1 clip khoảng 30 giây ghi lại hình ảnh một người tóc bạc, mặc trang phục cảnh sát, dùng chân phải đạp vào người một người đàn ông đang nằm ngửa dưới nền. Khi một người mặc cảnh phục khác đến can ngăn thì người mặc cảnh phụ tóc bạc mới thôi đạp người đàn ông nằm dưới nền. Chuyện xảy ra tại trụ sở công an phường Phú Thạnh, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Người đàn ông bị đánh là anh Lê Hữu Quốc.

Trao đổi với báo chí, anh Lê Hữu Quốc cho biết: “Chiều 29/1, anh có thấy một vụ đánh nhau ở gần nhà và tham gia can ngăn. Khi công an phường Phú Thạnh xuống giải quyết vụ việc có mời tôi lên trụ sở công an phường với tư cách người làm chứng. Trong lúc giải quyết vụ việc, Trung tá Huỳnh Minh Lễ bước vào nói chuyện với tôi, sau đó không biết vì lý do gì đánh và đạp tôi tại trụ sở công an phường”. Ngược lại, qua báo cáo từ phía công an thì anh Quốc có uống bia rượu, nói lớn tiếng, nên khi trung tá Lễ nhắc nhở thì nằm vạ.

Sự việc đang được làm rõ và trung tá Lễ đã bị tạm đình chỉ công tác. Điều đáng nói ở đây − mà trên mạng loan ầm trời tà cụm từ “lấy chân tác động” mà báo chí lề phải dùng để loan tin. Bỏ qua nét trào phúng của cụm từ, mọi người chắc chắn đã thấy một cái gì đó không ổn. Cái không ổn là sự khác biệt rất lớn giữa hai hành động “dùng chân đạp” và “lấy chân tác động”. Tuy nhiên, cái quái đản nhất là việc các báo lề phải trong thời gian đầu đều dùng cụm từ “lấy chân tác động” để đưa tin.

- Quảng Cáo -

Thử đặt mình vào vai trò của phóng viên hay biên tập viên của một tờ báo hay một đài truyền thanh và truyền hình nào đấy, bạn có ngần ngại khi dùng cụm từ này hay không? Và nếu có thì tại sao lại vẫn cho đăng tin? Tôi nghĩ ai ai cũng có thể trả lởi câu hỏi này, vì đó là lệnh từ trên đưa xuống, và cao nhất từ Ban tuyên giáo. Điều đó có nghĩa là muốn sống và làm việc ở VN thì kiến thức hàn lâm không phải là điều cần thiết, mà là phải biết những chuyện “phi hàn lâm”.

Đã nhiều lần trả lời phỏng vấn về các vấn đề giáo dục, tôi và các đồng nghiệp vẫn tin rằng chỉ có thể giải quyết bằng cách thay đổi thể chế chính trị. Nhiều người vẫn không tin và cho rằng không nên xen lẫn chính trị và giáo dục.

Hồi còn làm việc ở VN, tôi đã có dịp trao đổi với các sinh viên báo chí và nhận thấy chương trình đào tạo khá bài bản và chuyên nghiệp. Nhưng qua vụ “tác động” vừa rồi thì tôi quả quyết là các em, các nhà báo tương lai ấy cũng không thể nào làm khác đi “lệnh từ trên xuống”. Vậy thì lỗi đâu phải tại nền giáo dục mà là tại môi trường xã hội.

Gần đây chúng ta chứng kiến vụ “lùm xùm” của việc thi công tuyến metro số 1. Cho đến ngày hôm nay có lẽ mọi người đều đồng ý là vấn đề nằm ở khâu giải ngân − nói toạc móng heo ra là ăn chia tiền viện trợ của Nhật − chứ không từ vấn đề kỹ thuật. Đừng quên người trưởng công trình này là Lê Nguyễn Minh Quang trước khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Pháp, anh đã từng là sinh viên Bách Khoa TPHCM.

Cũng nói về đại học ở VN, tôi vẫn tin rằng chương trình đào tạo tương đối tốt vì chúng ta lấy từ các nền giáo dục Âu Mỹ và các nước tiên tiến (trừ những môn chính trị vớ vẩn), và với kiến thức này các em có đủ hành trang vào đời (dĩ nhiên cái đó còn tùy nhiều yếu tố khác nhau), nhưng những “tác động” của xã hội khiến những kiến thức này đôi khi trở nên vô bổ.

Nhận định này lại càng đúng cho các môn khoa học nhân văn. Khi người luật sư ra trường mà phải đối diện với hàng ngàn văn bản trái pháp luật hoặc còn bị ràng buộc bởi vòng kim cô của luật sư đoàn thì chẳng thể hành nghể của mình một cách công minh và khách quan. Thế thì cũng là tại xã hội − hay lại nói toạc móng heo là chế độ chứ là gì ?

Chắc mọi người còn nhớ tích Án Anh. Án Anh vốn làm quan nước Tề vào năm 531 trước Công nguyên. Một hôm ông phụng mệnh vua Tề đi sứ sang nước Sở. Vua Sở kiêu ngạo và ngang ngược nói với các đại thần: “Lần này Án Anh đến, chúng ta phải đem hắn ra làm trò cười một phen để tỏ rõ uy phong của nước Sở ta”.

Thế rồi trong một buổi chiêu đãi Án Anh, có mấy tên lính dắt một người tù đi ngang qua, Sở vương liền kêu lại hỏi tội gì, thì một tên lính cho biết người này nguyên là người nước Tề, bị bắt vì phạm tội ăn trộm ngựa. Sở vương quay sang hỏi Án Anh: Người nước Tề hay trộm cắp vậy sao? Biết rõ đây là kế hạ nhục mình, Án Anh bình tĩnh đáp: “Cây quít trồng ở phương bắc thường cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả đã chua, lại còn ít nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sanh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy”.

Chuyện Án Anh đầy rẫy trong xã hội ngày nay. Trong số 17 nhà vô địch chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia thì hình như chỉ có một em nữ trở vể VN làm việc. Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đem lại vinh quang cho nền Toán học nước nhà cũng chọn Chicago làm nơi phục vụ và chỉ trở về VN trong vài tháng hè nơi ông còn giữ chức Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Nhưng gần đây tôi cũng nghe nói công việc này không mấy khả quan. Tiến sĩ Lê Nguyễn Minh Quang có lẽ là người trải nghiệm thực tế nhiều hơn cả vì kiến thức và kinh nghiệm quý báu của anh cũng không đóng góp được gì cho nước nhà và cuối cùng cũng phải ra đi. Nếu có viết những trường hợp này ra đây thì rất dài.

Dĩ nhiên tôi cũng không thể phủ nhận có người đã thành công trong xã hội VN hiện tại, thành công bằng trí tuệ và tài năng thực sự. Nhưng nói cho cùng, ai cũng có thể tìm một chỗ đứng cho mình trong một xã hội đầy rẫy những nhiễu nhương và bất công như hiện nay.

Tôi còn nhớ vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nhân chuyến thăm của tổng thống Pháp Mitterrand tại Trung quốc, nhiều tổ chức có lên tiếng yêu cầu ông nêu lên vấn để nhân quyền với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Trong dịp này, các tổ chức nhân quyền có “đặt vấn đề” với vài kỹ nghệ gia Pháp tháp tùng ông Mitterrand. Cảm thấy bị chơi khăm, có một ông đã trả lời: “Mấy ông làm ơn dẹp cái vụ nhân quyền vớ vẩn đó qua một bên, chúng tôi còn phải làm ăn chớ…”. Tôi nghĩ nhiều người Pháp hơi “xốc” về câu trả lời này nhưng cũng có người đồng ý với ông ta. Cái chuyện xảy ra tuốt luốt ở Thiên An Môn thì có mắc mớ gì đến người Pháp?

Có điều những việc “nhân quyền vớ vẩn” này thì nó đang xảy ra ở mọi nơi trên đất nước, và nó đang “mắc mớ” đến hàng ngàn đồng bào ruột thịt của mình.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here