Bên baomoi.com có đang một bài ca ngợi thành quả 2 năm của hợp tác thương mại biên giới Việt -Trung. Xuyên suốt bài báo chỉ nêu thành quả mà không hề có một chút nào đả động đến hậu quả, hệ lụy, tiêu cực mà nước này mang lại cho chúng ta. Ta thấy rằng tờ báo này đã viết bài một chiều. Thôi họ không viết thì để Nam viết. Nam viết luôn thành quả từ những năm bình thường hóa quan hệ 1990 luôn. Nói chung chung như sau.
1) Thâm hụt thương mại:
Chỉ trong 6 năm từ 2013-2018, Việt Nam bỏ ra 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, trong khi đó Việt Nam chỉ xuất khẩu được chưa đầy 100 tỷ USD sang thị trường này trong vòng 6 năm qua. Thời gian trước đó còn thâm hụt hơn nhiều vì những năm trước đó Việt Nam là một nước nhập siêu mạnh, mà chủ yếu là từ Trung Quốc.
2) Mất thị trường:
Mở mắt ra là thấy hàng Trung Quốc. Hàng hóa của nước này tràn vào nước ta đến tận hang cùng, ngõ hẻm. Với đủ chủng loại, mẫu mã nhưng chất lượng rất thấp và độc hại. Nhất là hàng tiêu dùng, đồ chơi trẻ em, thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe giống nòi ta theo hướng rất tiêu cực. Cũng chính hiện tượng này đã làm suy đồi đạo đức sản xuất hàng hóa của người Việt Nam. Chỉ vì lợi nhuận, cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc mà phải làm giả, làm độc hại để thành ra chính người Việt Nam giết người Việt Nam. Thị trường bị cạnh tranh rất khốc liệt do chính sách thuế quá lỏng lẻo, quá “ưu đãi” cho hàng hóa Trung Quốc cũng như những bè cánh lợi ích của quan chức câu kết đưa hàng lậu vào Việt Nam để kiếm lời.
3) Sức khỏe giống nòi:
Như trên đã nói, dân ta bị bệnh tật quái ác phần lớn là do ăn uống , tiêu dùng đồ độc hại và môi trường sống . Mà hàng hóa độc hại thì chủ yếu là từ Trung Quốc và người Việt Nam làm ra. Như vậy Trung Quốc là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đầu độc giống nòi ta như đã nói ở mục 2.
4) Triệt hạ kinh tế:
Tình trạng giải cứu nông sản ngày càng báo động. Nguyên nhân đều do Trung Quốc chơi đểu chúng ta. Thêm vào đó các chiêu trò đánh phá nền sản xuất nông nghiệp bằng các thủ đoạn lợi dụng lòng tham của nông dân mà thu mua các sản phẩm bất hợp lý như lá cây, rễ cây, đầu mèo, râu ngô non…Trong khi đó Việt Nam là một nước nông nghiệp. Điều này làm cho nền nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn .
5) Nguy cơ bị tấn công thị trường lần hai:
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc tìm lối thoát. Và dĩ nhiên nó sẽ tràn sang Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của ta. Tiếp đó nó sẽ tăng cường hiện diện ở các thị trường nước ngoài khác, cũng sẽ cạnh tranh với hàng hóa của ta. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của nước ta.
6) Sự phụ thuộc hàng hóa:
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng ngày của các doanh nghiệp, chỉ 20% là hàng tiêu dùng.
“Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa, có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng giải công nghiệp hóa sớm khi chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”.
Trên đây là 6 “thành quả” ngược cơ bản chúng ta nhận được khi làm ăn với Trung Quốc.
Còn nhiều các nguy cơ khác ở tầm vĩ mô như an ninh chủ quyền bị đe dọa qua các bẫy nợ, đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiểm họa môi trường, thất thoát tài nguyên, khoáng sản … Những cái này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới vận mệnh dân tộc. Và Nam cũng nói nhiều rồi nên không nói ở bài này nữa./.