Thị trường bất động sản từ giờ đến cuối năm sẽ còn trầm lắng. Qua công việc Nam có thăm dò giao dịch của một số dự án ở Hà Nội từ chung cư, Biệt thự, hay dòng nghỉ dưỡng ở một số sàn giao dịch là đang chững lại và đã có hiện tượng cắt lỗ, bán tháo. Riêng mảng đất nền phân lô của dự án là vẫn còn đang giao dịch tốt, nhất là mạn đằng Đông Anh (quê của anh Trọng) đang sốt sình dịch. Đất nền phân lô luôn là mặt hàng lướt sóng ngon nhất trong thị trường bất động sản. Tình hình giao dịch nhà đất thổ cư cũng trầm lắng (Chính vì điều này mà Nam đang đói vỡ mồm và tính đi buôn lậu). Vậy sang năm tình hình sẽ thế nào nhỉ.
Sang năm 2019 bên ngân hàng sẽ siết tín dụng chặt hơn, cộng với tình trạng lãi suất ngân hàng đang tăng mạnh. Điều này sẽ làm cho nguồn cung vốn cho thị trường bất động sản trở nên hạn hẹp hơn và áp lực vay, trả nợ cao hơn. Hiện nay bên bất động sản nợ ngân hàng khoảng 8-10% (cao nhất trong thành hồ là hơn 10%) tổng tiền các ngân hàng bơm ra thị trường. Tuy nhiên con số này không phải là con số chuẩn. Bởi vì các dòng tiền vay đổ vào bất động sản lại núp bóng dưới các hình thức vay tiêu dùng và đầu tư ngạch kinh doanh khác. Thành ra bên bất động sản còn nợ ngân hàng con số lớn hơn 10% kia nhiều. Trong khi đó tình trạng ế ẩm, tồn đọng quỹ căn là rất khó thở. Bài toán giải quyết cái đống tồn đọng nhà đất ấy không hề dễ dàng. Bán nợ xấu cũng chẳng ai mua. Khách hàng cũng chán ngán bởi vì vượt quá khả năng chi trả của họ. Tồn đọng này chủ yếu nằm trong tay chủ đầu tư và các thành phần đầu cơ nhà đất. Nhưng chung quy lại vẫn là tồn đọng, ế ẩm. Giải pháp nào để giải quyết đống của nợ ấy?
Hiện nay nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh trở lại. Lí do là bên các công ty mua nợ xấu đã hồi lại những khoản nợ này cho bên ngân hàng vì hết kỳ hạn, cũng như nợ mới phát sinh do tình trang tung tiền ào uôm cho thị trường. Bên chính phủ đã manh nha lập sàn giao dịch nợ xấu nhưng có lẽ cũng khó mà làm được trong tương lai một vài năm vì phải hoàn thiện rất nhiều điều luật, thủ tục và nó cũng chưa có tính chuyên nghiệp. Tiếp nữa là các nhà đầu tư ở Việt Nam bỏ tiền vào mua nợ xấu cũng rất rụt rè bởi họ chưa va chạm nhiều, chưa có kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực này. Hiện nay cũng có nhiều tổ chức thu mua nợ xấu nhưng đa số lại là núp bóng cầm cố, cho vay nặng lãi, có nơi đến 90%/ năm. Điều này càng khiến cho doanh nghiệp càng lâm vào nợ nần hơn nếu sử dụng nguồn vốn không hiệu quả và dẫn đến nguy cơ chìm trong bể nợ. Như vậy ta thấy việc mua bán nợ xấu để lấy nguồn vốn bơm vào bất động sản là khó có thể khả thi và càng bơm thì lại càng phồng vì nếu không bán được nhà thì bơm vào cũng như không. Chỉ có một cách là giảm giá nhà đất về mức hợp lý có thể mua để sử dụng hoặc đầu tư. Cách này cũng như con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp giải quyết quỹ căn tồn đọng, thu về vốn hoặc âm vốn một chút (nhưng ít âm lắm bởi vì bọn bất động sản Việt nó thổi giá hơn giá thành nhà đất hàng mấy lần). Nó cũng tạo ra một làn sóng bán tháo và có thể kéo giá nhà đất tụt mạnh theo đà sóng. Thà ăn ít còn hơn trả một đống nợ lãi cũng chết. Cứ giữ cái giá nhà đất này xong cho mấy ông cò đi tạo sóng sốt đểu rồi cuối cùng thằng cười thằng khóc với nhau. Vậy đó, giảm giá đi, chịu thiệt đi còn hơn là càng bơm các lụt sâu vào nợ nần. Vậy 2019 có nên đầu tư vào bất động sản hay không và nếu có thì đầu tư thế nào?
Với những người có nhu cầu mua sử dụng thật thì có lẽ là hơi khó có cơ hội. Vì cái bọn nhà đất này nó không muốn hạ giá đâu. Bọn nó sẽ xoay tiền kiểu gì đó, phù phép truyền thông để tiếp tục tạo sốt ảo nhằm cứu vớt tình thế. Nên đừng vội mua, ở trọ hay ở chung với gia đình tạm vài tháng hay một năm cũng không chết ai. Mấy cái ông lướt sóng chung cư với condotel, dòng nghỉ dưỡng cũng nên liệu hồn. Bọn sàn nó tạo sóng ảo ghê lắm, đổ tiền vào đó rồi lại không bán được đâu. Dòng nghỉ dưỡng, condotel đang khá chững và nhà đầu tư cũng nhận ra bản chất lừa đảo, huy động vốn của nó rồi. Nó cam kết thế thôi chứ lợi nhuận chưa được kiểm chứng đâu vì đây là dòng sản phẩm mới thôi. Có lướt thì lướt đất nền, gọi là ăn non thôi. Nam nghĩ nhiều người còn dính đòn “đĩ mồm” của bọn sale với cái dòng condotel, nghỉ dưỡng. Gớm chúng nó vẽ đẹp như ngọc, lợi nhuận ăn đậm lắm. Có chỗ cam kết đến 90% lợi nhuận. Nhiều ông thấy có vẻ cáo nhưng vẫn dính đòn. Nam gặp nhiều rồi, bóng mượt, sành sỏi những vẫn ăn đòn của bọn sale. Cuối cùng quay ra, mày bán cắt lỗ cho anh phát đi em, anh cho thêm 100 chai. Ai mua mà bán?
Nhớ nhé, mua nhà ở thì đợi nó vỡ bong bóng, hoặc giá nhà nó sẽ sụt mạnh khoảng 1/3 giá trị, tự thị trường nó sẽ bắt buộc phải hạ, không giữ được đâu. Còn đầu tư thì ăn non thôi. Chăm một thằng sale cứng cho nó ít tiền hay ăn nhậu là nó đưa thông tin nội bộ cho mà lướt. Nó mà láo lôi ra đánh bỏ mẹ nó đi. Đấy, Nam nghĩ hầu như ai cũng rõ, Nam lắm mồm thì chia sẻ chút thế cho có câu chuyện để chém gió thôi./.