Mặc dù Trần Đại Quang được chào đón bằng 21 phát đại bác và được đón tiếp với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, đã được đón tiếp bởi Nhà vua Akihito và Hoàng hậu, đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date, đã hội kiến với Thủ tướng Abe, nhưng chuyến công du của nhân vật này đến Nhật Bản vào cuối tháng Năm năm 2018 đã chỉ đạt được một kết quả nhỏ nhoi về ‘xin viện trợ’: phía Nhật cung cấp thêm khoản viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam trị giá 16 tỉ yên, tương đương 142 triệu USD, cho dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề.
Con số 16 tỷ yên trên chỉ bằng 10% số 160 tỷ yên mà Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam hàng năm, trong 5 tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm.
Nhật Bản là quốc gia tỏ ra hào phóng nhất trong chính sách cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ năm 1992 khi cơ chế ODA được Nhật nối lại với Việt Nam, cho tới nay Nhật đã cung cấp cho Hà Nội khoảng 25 tỷ USD. Trong 5 tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm, Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam là 160 tỷ yên (32.500 tỷ đồng) theo hình thức vốn vay, 2,3 tỷ yên (467 tỷ đồng) theo hình thức viện trợ không hoàn lại và 8,7 tỷ yên (1.760 tỷ đồng) theo hình thức hợp tác kỹ thuật.
Ngay vào thời gian những năm 2015 và 2016 khi các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu đồng loạt tuyên bố Việt Nam không còn được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn kể từ tháng Bảy, 2017, Nhật Bản vẫn “trung thành” với Việt Nam khi tiếp tục đều đặn rót vào nước này từ 1 – 1,5 tỷ USD hàng năm cho các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở.
Nhưng từ đầu năm 2017, viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam đã giảm dần.
Tuy nhiên, chuyến công du của Trần Đại Quang đến Nhật Bản vẫn còn khả dĩ hơn đôi chút so với Nguyễn Xuân Phúc.
Vào tháng Sáu năm 2016, nhân vật vừa nhận chức vụ thủ tướng Việt Nam là Nguyễn Xuân Phúc đã đi Nhật để dự Hội Nghị G7 mở rộng. Nhưng kết quả của chuyến đi này thật đáng thất vọng đối với giới chóp bu Việt Nam: đã không có bất kỳ một hứa hẹn hay cam kết nào từ phía Nhật về viện trợ cho Việt Nam.
Nạn đói vốn ODA đã khiến xảy ra một câu chuyện bi hài: hơn một năm sau khi đi Nhật, trong cuộc gặp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione vào buổi chiều 20/9/2017 tại trụ sở Chính phủ, ông Phúc đã bộc lộ động tác “xin tiền” một cách công khai và đã được báo chí nhà nước tường thuật cũng công khai về “đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay”.
Dường như giới quan chức chính phủ đang tính đến phương án “ăn sẵn”: thay vì phải đi vay mượn nhưng sẽ cột chặt thêm trách nhiệm phải trả nợ, cần cố gắng xin được viện trợ không hoàn lại mà sẽ không gắn với bất kỳ trách nhiệm thanh toán nào.
Chỉ có điều, “xin tiền” nước ngoài vào lúc này cũng không còn dễ dàng nữa. Bởi dù ông Phúc nói nhiều và không quên ca ngợi “tình bạn của Ngân hàng thế giới với Việt Nam”, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã không có bất kỳ hứa hẹn hay cam kết cụ thể nào về những khoản vay không hoàn lại và có hoàn lại, và cũng chẳng có bất kỳ con số nào được thốt ra từ miệng Ousmane Dione.
Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. Nhưng đó chỉ là mức “hợp pháp”. Thậm chí tỷ lệ “lại quả” ODA còn lên đến 40% – được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 – 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và “ăn dày” ODA.
Nhưng vẫn chưa phải hết. Từ trước tới nay, nguồn vốn ODA do các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ nước ngoài đều quy định hết sức chặt chẽ về việc chính phủ Việt Nam không được sử dụng số tiền cho vay sai mục đích. Tuy nhiên trong thực tế “đúng quy trình” của ngân sách Việt Nam, tiền vay nước ngoài, đặc biệt là vay vốn ODA, có nhiều dấu hiệu đã bị chi sai mục đích và chi xài vô tội vạ. Tình trạng này rất phổ biến trong 9 năm cầm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào cho một khu vực được coi là nhạy cảm như ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.
Quá hiển nhiên, đó là lý do vì sao ngay cả những quốc gia được coi là có “thiện cảm” với Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ ODA đối với một chính quyền “ăn của dân không chừa thứ gì”.
Bây giờ thì không còn có thể mơ đến viện trợ không hoàn lại từ trên trời rơi xuống như nhiều năm trước.
Hiện thời, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng hề muốn đả động: Chuyến công du của Trần Đại Quang đến Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 10 liên tiếp, nợ xấu ngập đầu còn nợ công phi mã đến 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại. Ngay cả Hiệp Định TPP mà giới lãnh đạo Việt Nam từng cố công trông đợi để được “tăng 25% GDP” cũng gần như chẳng có hy vọng gì để Việt Nam hưởng lợi lớn. Trong khi đó, một hiệp định khác – hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu – cũng chưa tới đâu, cho dù đã được ký kết từ cuối năm 2015. Nghị Viện Châu Âu còn đang cân nhắc có nên thông qua việc triển khai hiệp định này hay không khi chính quyền Việt Nam vẫn thẳng tay đàn áp nhân quyền./.
Ban kiểm tra trung ương vừa họp và ra kết luận vụ AVG chiều nay 2/6
Đi xin viện trợ mà vẫ thiếu nợ
Mấy thằng ăn xin sau . .. nhìn đó mà học hỏi, rút kinh nghiệm nha
Làm gì có đoạn hào phóng thế,xây dựng cơ sở hạ tầng phía nhật sẽ thỏa thuận nguyên vật liệu nhật,công thiết kế , giám sát kỹ sư nhật, tất nhiên là giá cả nhật +lãi xuất cho vay cuối cùng đồng tiền ấy lại quay về thúc đẩy các doanh nghiệp nhật phát triển người nhật có việc làm,nợ +lãi đến hạn phải trả chả mất đi đâu lại mang tiếng tốt.thôi cũng an ủi có tiền để làm được một cái gì đó.
Nghèo đành phải chịu
Sự dễ dãi của quốc tế trong việc cấp viện trợ, đã làm lộ ra bộ mặt nhơ nhuốc, đầy ô nhục của bọn lãnh đạo VC.
Vay ve chia nam sao cho dung dau da nhau day ?
Lại đi xin ăn, thói quen của tụi nó
Nhật ơi Nhật các ông viện trợ cho dân Việt hay các ông gây nợ thêm cho dân đây
May a suong that co 16 ti vao tai khoan
VN quan ngại sâu sắc tiền của nhật, quan chức VN lại xăm moi. cấu xé, bòn rút.
Ăn cướp
Ăn mày
Ăn vạ
Bố khỉ anh em nhà chúng mày
Các con , các cháu ơi ngay bây giờ hãy bỏ ống heo để sau này có mà trả nợ nhe.
VN thieu no Nhat nhieu lam. Toi luc no lay dat luon. Nhat ban dong ming cua My ma
khi bạn ăn xin và vẫn muốn làm màu.cái đó gọi là đề nghị vay ODA
ląi đi ăn mày
Di an sinh ma ko biet nhuc dung la dang csvn !