Mai Quốc Ấn – Việt Nam Thời Báo |
“Sẽ còn đổ máu tiếp!” là thông điệp của người dân quanh nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trong chừng mực thông tin tôi có thì có thể khẳng định là sẽ lớn hơn cuộc bạo loạn trước đây nếu không có các biện pháp đảm bảo về môi trường.
Nhắc lại một chút, trong hai ngày 14 và 15/4/2015, nhiều người dân Vĩnh Tân đã từng chặn quốc lộ 1, xô xát với cảnh sát cơ động, ném bom xăng vào lực lượng chức năng và sau đó bị khởi tố.
Sau 3 năm, Vĩnh Tân bây giờ ra sao?
Tôi tìm về Vĩnh Tân để chứng kiến những chuyến xe chở tro xỉ chạy rầm rập từ nhà máy nhiệt điện. Sau khi người dân phản ánh bụi mù tung trong 1 tháng trở lại đây thì có hoạt động tưới đường, tưới tro xỉ, rửa xe tải. Tuy nhiên, có một nỗi lo khác…
Người dân tại đây nói với tôi rằng bãi tro xỉ cao ngút 27m và rộng như một quả đồi được tưới bằng nước biển chính là cách giết môi trường tốt nhất! Hệ thống bạt đệm bãi tro xỉ chắc chắn bị rách mới khiến nước muối lan tỏa nhanh và nhiều do công trình chứa tro xỉ cao (27m) so với đất dân. Nước muối thấm xuống đất, nước và phát sinh ion do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm nên lan nhanh. Càng tưới bằng nước biển, nước lợ thì quá trình ô nhiễm càng nhanh. Nước biển chứa muối, không có độ trơ như nước ngọt, nên trở thành dung môi có thể ion hóa các gốc gây độc trong xỉ than ngấm sâu vào đất.
Nước giếng được người dân bơm vào bể chứa để dùng, chỉ sau 1-2 ngày là hình thành tinh thể muối ở các kẻ nứt của bể. Mùi nước hắc và vị lợ. Nước giếng là thứ người dân sát bãi xỉ dùng xưa nay, đã không thể dùng được! Tại khu vực bãi đổ tro xỉ của Vĩnh Tân ra các hộ dân có hiện tượng nước đóng muối cục. Tinh thể muối đã khiến các giếng nước thành giếng nước “chết”. Hệ rong rêu tự nhiên giờ chỉ còn là những thảm rêu “cháy” đen vì nhiễm mặn còn rong thì đã trở thành rong thối, hóa nhờn. Nước giếng giờ người dân đã không dám dùng và phải mua nước bình để uống. Nhưng nước giếng cho trâu bò, heo gà uống lại tiềm ẩn nguy cơ khác kiểu ô nhiễm lan tỏa. Mẫu nước đang được kiểm nghiệm nên tôi không dám đoán trước là có các yếu tố gây ung thư hay không. Nếu có, hãy tưởng tượng bạn ăn thịt bò uống nước nơi ấy…
Đất cũng “chết”, ở diện rộng. Các loại cỏ chịu mặn phát triển cao vượt mức bình thường và nguy nhất chính là sự xuất hiện của sậy chịu mặn – 1 loài không phải thực vật bản địa ở Vĩnh Tân. Nghĩa là mức độ nhiễm mặn đã vượt qua ngưỡng an toàn rất xa, thay đổi môi trường tự nhiên. Trong tương lai gần, khoảng 2 năm nữa, sẽ chứng kiến sự xuống cấp tan nát của hệ thực vật bản địa. Hiện nay, người dân khu vực này trồng dưa và hoa màu coi như mất trắng. Cây trôm – loại cây bản địa tiêu biểu cũng xuất hiện tinh thể muối ở gốc.
Không khí ô nhiễm ở một mức độ không thể chấp nhận được. Hệ thống chở tro xỉ từ nhà máy ra bãi đổ là xe tải che bạt, không phải xe bồn cylo như quy định của Luật Môi trường nên gây bụi rất nhiều dù có phun rửa. Hệ thống băng chuyền lộ thiên của nhà máy cũng làm bụi bay theo gió. Mức độ về bụi chỉ có thể dùng cụm từ “Không thể sống được!” để hình dung.
Chính quyền địa phương trợ cấp cho người dân 3 tháng tiền gạo, 10 tháng tiền nước theo diện… “thiên tai”. Thiên tai? Chỉ có nhân tai. Nhân tai từ việc im lặng của địa phương và báo cáo láo của các bộ. (Tôi sẽ có bài riêng về những cán bộ báo cáo láo!)
Số tro xỉ hiện hữu tại bãi bị nhiễm mặn đang ngày càng chất chồng và dự kiến không còn chỗ chứa trong khoảng 380 ngày nữa. Tôi nắm thêm thông tin là các “doanh nghiệp xí phần” ngoài xí đất thì sẽ lợi dụng san lấp mặt bằng để hút cát và lấy tro xỉ lấp lại nên rất nguy hiểm. Họ lầm to khi xí phần! Vì số tro xỉ nhiễm mặn không làm gạch không nung được!
Lợi dụng xin dự án để hút cát đem bán là khẳng định của không chỉ người dân mà cả… công an địa phương. Thậm chí có những công an xin ra ngành, ra khỏi Đảng vì chính các báo cáo của họ đều bị ém nhẹm. Người chiến sĩ ấy cay đắng nói với tôi: “Xã im. Huyện im. Tỉnh im. Trung ương vô kiểm tra cũng im và không có thông báo gì cho chúng tôi. Ô nhiễm vẫn diễn ra hàng ngày…”
Nước và đất nhiễm mặn thì cây chết, không có mảng xanh thì lấy gì lọc bụi. Bụi bốc lên nhiều lại tiếp tục tưới nước mặn (vì nước ngọt đâu mà dùng). Vòng quay chết chóc này, ảnh hưởng trực tiếp đến dân, sẽ đi đến đâu?
Bài liên hệ:
– Nguồn nước gần nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 ô nhiễm nặng
– Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 gây ô nhiễm trầm trọng
Có rất nhiều thứ khác không tiện nêu lên vì thuộc về an ninh, quốc phòng và tôi chỉ làm một người chuyển thông tin đến những người có trách nhiệm. Nếu “Sẽ còn đổ máu tiếp!” thì thực sự quá kinh khủng vì dân không còn đường để sống. Chính tôi, sau 1 ngày vòng quanh bãi xỉ, đã gặp vấn đề về hô hấp 2 hôm nay chưa dứt. Mũi vẫn nghẹt, vẫn ho và khô cổ…
Hãy nhìn Vĩnh Tân hôm nay để nghĩ về việc 6 Bộ ngành được thủ tướng giao xử lý tro xỉ. Các bạn biết hướng xử lý là gì không? Là đề xuất hạ chuẩn môi trường “đem ô nhiễm đi khắp nơi” bằng cách “san lấp” và “hoàn nguyên mỏ”. Thậm chí, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng bị “qua mặt”. (Xin xem ở comment)! Và hãy nhớ, hiện nay Việt nam có 26 nhiệt điện và sẽ là 57 nhiệt điện hoạt động vào 2030. Một mối nguy hiểm không tha bất kỳ ai cả!
Nếu tôi là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tôi sẽ rà soát lại toàn bộ đề xuất của các bộ ngành được giao xử lý ô nhiễm tro xỉ để phát hiện ra những nơi nào đã tham mưu kiểu… bán đứng nhân dân!
Cuộc bạo loạn tháng 4 năm 2015 ở Vĩnh Tân mà Bình Thuận phải cầu viện thêm lực lượng cơ động từ Ninh Thuận, Đồng Nai và Tp.HCM vẫn không thể trấn áp được. Tôi không hề muốn chứng kiến thêm cuộc bạo loạn nào cả! Vì cũng là người Việt đối đầu người Việt. Chỉ có tình báo Hoa Nam là nhếch mép cười…
Hãy nhớ dự đoán của tôi: Nếu có bạo loạn vì môi trường tại Vĩnh Tân lần nữa thì hậu quả sẽ lớn hơn lần trước! Và dĩ nhiên, lỗi của 6 bộ ngành được giao nhiệm vụ là rất lớn. Tôi đã chuẩn bị danh sách từng cái tên liên quan từ hôm nay…
NHÂN DÂN có quyền được biết kẻ nào đã phản bội NHÂN DÂN, TỔ QUỐC chứ!
Chú thích: Các clip tôi quay được đã được chuyển tới người cần chuyển và không đưa lên đây.
—
* Tựa nguyên thủy: ‘Sẽ còn đổ máu tiếp’.
Đm lũ chó cs nó giết dân mà
Miền bắc: nhà máy xi măng tung khói bụi mịt mù, mưa axit…
Miền trung: formosa, nhiệt điện xả thải độc xuống biển, lên rừng…
Miền nam: nhà máy giấy, kcn xả thải ra sông diệt thủy sản…
Dồng nai chuẩn bị lên thớt
2 lò nhiệt diện . chết sớm
chết nhiều có thưởng . dó
là dường lối phát triển kt
cũa chiệt+họp tác với vịt+.