Việt Dương – Theo Diễn Đàn Thế Kỷ |
Cho tới nay cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi qua hai giai đoạn: Giai đoạn phá hủy xã hội tư sản để làm cách mạng vô sản và giai đoạn từ bỏ cách mạng vô sản trở lại xã hội tư sản. Trong giai đoạn đầu, dân Việt đã bị làm tình làm tội để được giải phóng thành người vô sản. Còn giai đoạn thứ nhì cho chúng ta thấy đảng Cộng Sản đã sử dụng cơ chế chính trị vô sản (độc tài toàn trị) để tư sản hóa đảng viên. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại những sự việc đảng viên Cộng Sản đã và đang tung hoành để biến giai cấp đảng thành giai cấp tư sản đỏ.
Những đường vòng oan nghiệt
Trong những năm 1978, 79, trước sự thất bại của chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa, với kinh tế tập sản và quốc doanh, hai ông Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh ở miền Nam đã liều đột phá hàng rào kinh tế giáo điều Mac-xit – Lênin-nit bằng cách lùi ở cả nông, công, thương nghiệp:
– Lùi ở nông nghiệp là cho nông dân thuê đất khoán, làm ăn cá thể.
– Lùi ở công thương nghiệp là bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, khuyến khích phát triển kinh doanh theo phương thức 3 lợi ích là lợi ích nhà nước, lợi ích cơ sở và lợi ích cá nhân. Cho tư nhân lập cơ sở sản xuất và được phép bán giá tự do những sản phẩm trên mức chỉ tiêu kế hoạch. Người Tàu được phép kinh doanh trở lại và trong các xí nghiệp dùng hình thức khoán sản phẩm để kích thích năng xuất công nhân.
Trong việc phá rào, Võ Văn Kiệt đã dùng Ba Hòa, một cán bộ Hoa vận, người Triều Châu, thành lập công ty Cholimex, hoạt động theo kiểu tư bản. Và Ba Hòa đã liên lạc với một số thương gia Tàu còn lại và những người trung gian như Triệu Vĩnh Thiệt có họ hàng điều khiển những cơ sở kinh tế ở Hongkong, Singapore để khai thông việc xuất nhập cảng. Từ đó, Cholimex đã nhập cảng nguyên liệu, hóa chất, phụ tùng thay thế, máy móc và xuất cảng nhiều hàng nông sản và hải sản như yến, vi cá, mực khô, tôm cá, hột vịt, hạt sen và gạo ngon. Triệu Vĩnh Thiệt đã tái lập công ty Tân Tiến sản xuất đồ nhựa bằng plastic nhập cảng. Charles Đức, một tiến sĩ có quốc tịch Pháp, cũng đã được Võ Văn Kiệt trọng dụng để giao dịch buôn bán với Pháp trong chức vụ Giám Đốc công ty xuất nhập khẩu nông sản, và Phó Giám Đốc công ty Imex. Một cựu thị trưởng xuất thân Viện Quốc Gia Hành Chính của Việt Nam Cộng Hòa đã nằm trong Công Ty Lương Thực Thành Phố của bà Ba Thi, dùng khả năng tính toán quản lý thương mại giúp bà Thi đạt nhiều cờ tiên tiến và huân chương anh hùng lao động. Một điều cần nói thêm là từ chính sách đột phá của hai ông Kiệt và Linh, người Tàu Chợ Lớn đã đi đầu trong việc sản xuất và họ lại làm giàu từ giai đoạn này.
Như thế là có sự mâu thuẫn về chính sách kinh tế giữa trung ương và địa phương? Chúng ta biết là khoảng năm 1966-67, để cứu dân khỏi đói, ông Kim Ngọc, bí thư tỉnh Vĩnh Phú, đã phá rào chính sách hợp tác xã bằng cách cho dân thuê đất khoán sản phẩm (ông Kim Ngọc đã đi trước Đặng Tiểu Bình hàng chục năm về chính sách khoán). Chính sách khoán có kết quả, nhưng trái với chính sách tập sản, tập thể, nên ông Kim Ngọc bị thanh trừng. Còn hai ông Kiệt và Linh đã đi ra ngoài rào xa hơn ông Kim Ngọc cả nông, công, thương nghiệp mà sao lại có thể được yên? Theo những câu chuyện trên bàn nhậu của cán bộ ở Sài Gòn vào thời gian đó thì có xung đột. Trung ương không chấp nhận kiểu làm ăn tự phát của Sài Gòn và những người chống triệt để là Trường Chinh và Đỗ Mười, người mà mấy ông cán bộ thường nói là một tên nghiện giáo điều và chỉ biết húc. Nhưng tình hình kinh tế xuống dốc, quá bết bát và có lẽ hai ông Linh và Kiệt được các tỉnh B2 ủng hộ nên thoát chuyện thanh trừng.
Trước tình hình đó, Đại Hội 5 được triệu tập (3/1982), và trong đại hội thành phần lãnh đạo bảo thủ đạt được ưu thế. Võ Văn Kiệt được triệu ra Bắc là Phó thủ tướng đặc trách Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước, còn Nguyễn Văn Linh thay Võ Văn Kiệt, vẫn duy trì cách làm ăn của ông Kiệt và trở thành một bộ mặt có giá của phe cải cách được toàn thể các tỉnh B2 ủng hộ, mặc dù ở Đại Hội 5, Nguyễn Văn Linh bị loại khỏi Bộ Chính Trị.
Đại Hội 5 thay đổi kế hoạch kinh tế:
– Bỏ chính sách ưu tiên công nghiệp nặng của đại hội 4.
– Nông nghiệp trở thành mặt trận hàng đầu.
– Trở lại chính sách xã hội hóa triệt để với những biện pháp xiết chặt cả nông, cộng, thương nghiệp.
Đường lối xã hội hóa và xiết chặt các ngành kinh tế của đại hội 5 lại đưa xã hội vào những khủng hoảng mới và nghị quyết 8 về thay đổi giá, lương, tiền với cuộc đổi tiền lần thứ 3 (1 đồng mới ăn 10 đồng cũ) đã đưa nền kinh tế tới phá sản. Lạm phát lên tới trên 700% và giá cả đại loạn không thể kiểm soát được.
Trước tình thế đó, đảng Cộng Sản và nhà nước đã nhận sai lầm trong chính sách kinh tế và đã tổ chức chiến dịch học tập, phê bình trên toàn quốc. Trong chiến dịch học tập, Nguyễn Văn Linh đã có một bài phân tích về sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo kinh tế. Trong đó, ông Linh nói rằng Trung Ương đã sai lầm trong cải cách ruộng đất vì làm theo kiểu Trung Quốc, rồi phạm nhiều sai lầm khác trong công, thương nghiệp, vì đã đi theo con đường làm ăn cũ, ý nói làm ăn theo chính sách giáo điều xã hội chủ nghĩa. Và ông Linh đã kết luận với câu: “Nền kinh tế này không còn phải ở bên bờ vực thẳm mà thật sự đã ở dưới vực thẳm. Chúng ta phải tìm cách nhảy lên, không sẽ chết”. Phê bình như thế thì ông Linh đã xổ toẹt tất cả chương trình kinh tế của đảng. Nếu như trước kia mà nói thế thì khó sống, nhưng năm 1986 lại trở thành sáng suốt, vì cả trung ương đã nhận chương trình của Đại Hội 5 sai lầm.
Trong cuốn “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” của mấy ông giáo sư Kiều Xuân Bá, Lê Mậu Hãn và Trần Duy Khang đã viết: “Nhìn chung thời kỳ 1975-1985 là thời kỳ sử dụng mô hình kinh tế cũ mà đặc trưng là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (tư bản, cá thể) bị xóa bỏ sớm ở mức cao. Những nhược điểm của mô hình đó đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội gay gắt” (Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2002, trg 158)
Chính vì sự thất bại của mô hình kinh tế tập sản, mô hình vô sản hóa toàn xã hội mà đảng Cộng Sản phải nói đến đổi mới tư duy kinh tế, và họ đã đem tư duy đổi mới này vào Đại Hội 6 (12/86), và Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí Thư để thực hiện chính sách đổi mới.
Nội dung căn bản của chính sách đổi mới là cởi trói các ngành kinh tế với những điểm:
Về nông nghiệp:
– Ban hành nghị quyết 10, gọi là khoán 10, thay cho chỉ thị khoán 100. Khoán 10 thiết lập chính sách khoán trắng, cho phép xã viên thuê đất canh tác không hạn chế diện tích và chịu trách nhiện hoàn toàn về số ruộng đất khoán.
– Với khoán 10 cùng luật đất đai do Quốc Hội biểu quyết tháng 12/86, nhà nước Cộng Sản đã luật hóa chính sách khoán, hủy bỏ chính sách sản xuất tập thể xã hội chủ nghĩa, nới rộng thời gian cho nông dân thuê đất dài hạn là 15 năm, và cho phép người thuê có quyền để lại cho con kế thừa phần đất ruộng thuê hoặc nhượng lại cho một nông dân khác.
Về công thương nghiệp:
Đối nội:
– Cởi trói tư nhân, cho phép làm ăn cá thể.
– Huỷ bỏ ngăn sông cấm chợ để lưu thông hàng hóa.
Đối ngoại:
– Mở cửa giao thương với thế giới tư bản bằng bộ luật đầu tư được Quốc Hội biểu quyết tháng 12.1988. Với luật này, nhà nước kêu gọi tư bản nước ngoài vào đầu tư và dành cho xí nghiệp nước ngoài nhiều đặc quyền như cho phép làm chủ xí nghiệp 100% vốn đầu tư và không bị quốc hữu hóa.
– Sau đó luật đầu tư được nâng cấp dần để thu hút tư bản nước ngoài và đảng Cộng Sản độc chiếm quyền làm ăn với tư bản nước ngoài, thiết lập một hệ thống tư bản của thành phần cán bộ cao cấp để thành giai cấp tư bản đỏ, rồi tiến tới việc cho phép đảng viên phát triển kinh doanh tư nhân. Chính sách này được đảng Cộng Sản gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng không nói nội dung của việc định hướng XHCN là gì, nhưng theo cách làm của nhà nước xã hội chủ nghĩa thì ta có thể hiểu nội dung của cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa là đảng duy trì độc đảng toàn trị. Đảng làm chủ ruộng đất và duy trì hệ thống xí nghiệp quốc doanh. Như thế có thể gọi đó là nền kinh tế cởi trói trong vòng tay của đảng.
Qua những điều trình bày trên, có thể nhận định là từ cách mạng vô sản trở về tư sản, đảng Cộng Sản đã đi theo 4 đường vòng:
Thứ nhất là đường vòng nông nghiệp:
Trước cách mạng vô sản, người nông dân làm ăn cá thể. Trong cách mạng vô sản, cách mạng ruộng đất xã hội chủ nghĩa, đảng đưa nông dân vào hợp tác xã làm ăn tập thể, làm thuê ăn điểm. Tới đổi mới, trở về tư sản, đảng bỏ làm ăn tập thể, cho phép nông dân trở về làm ăn cá thể với mảnh đất thuê dài hạn của nhà nước.
Thứ nhì là đường vòng công thương nghiệp:
Trước cách mạng vô sản, người dân lập xí nghiệp, làm ăn tự do. Tới cách mạng vô sản, đảng hủy diệt giai cấp tư sản, cấm tư thương và đảng trở thành chủ nhân công, thương nghiệp. Tới đổi mới, đảng trở về tự do kinh doanh.
Thứ ba là đường vòng tư sản:
Trước cách mạng vô sản, quyền tư hữu được tôn trọng. Tới cách mạng vô sản, đảng hủy diệt quyền tư hữu, xây dựng xã hội với con người mới vô sản (con người mới xã hội chủ nghĩa). Tới đổi mới, đảng trở về tư sản, xây dựng xã hội tư sản với giai cấp tư sản đỏ.
Thứ tư là đường vòng lệ thuộc:
Đảng Cộng Sản khởi nghiệp nhân danh giải phóng dân tộc khi Việt Nam bị Pháp đô hộ. Dưới sự yểm trợ của Liên Sô và Trung Cộng, đảng Cộng Sản thắng Pháp, chiếm miền Bắc năm 1954, rồi thắng Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ năm 1975. Sau đổi mới, đảng cộng Sản Việt Nam dựa vào Trung Quốc và đưa đất nước vào vòng lệ thuộc Trung Quốc.
Với đảng Cộng Sản thì 4 đường vòng trên là sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới của đảng, nhưng với dân và nước thì đó là những đường vòng oan nghiệt. Gọi là oan nghiệt vì trên những con đường này, đảng Cộng Sản đã dùng xác dân để thử nghiệm chính sách vô sản, hủy diệt vốn liếng trí não dân tộc, tàn phá cơ cấu xã hội tư hữu để xây dựng xã hội vô sản. Nhưng cuối cùng đảng Cộng Sản lại phải xóa bỏ xã hội vô sản để làm lại xã hội tư hữu với giai cấp mới là giai cấp tư sản đỏ. Còn đường vòng thứ tư thì 4 triệu dân Việt đã chết cho danh nghĩa cách mạng giải phóng khỏi ách thực dân đế quốc, danh nghĩa cứu nước của đảng Cộng Sản, để cuối cùng đảng Cộng Sản lại trở thành đảng bán nước khi mở đường cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.
Nhìn giống Tổng Bí Thư N.Đ Mạnh ta? Giàu dã man ta ơi
Ông chúa đó
Chua dang cuop!
Giống thôi chứ không phải đâu nhé…!…. Tư duy đến từng tế bào đều là vô sản cả, làm gì có chuyện có sự nguy nga đến vậy…..ai không tin chịu khó hỏi lại nhé !!
Cả một dân tộc bị lừa…. cũng tại ngu mà tỏ ra nguy hiểm
BÀI VIẾT RẤT HAY .
Bạn quá nhầm ,lên cnxh để năng cao cuộc sống của quan chức trước bằng tham nhũng tiền thuế của dân còn dân tự vận động tương lai sẽ giầu
CS là thế mói vào đuọc miền nam chúng xóa bỏ tất cả nhũng gì của miền nam nhung khi thấy xóa bỏ dể giống miền bác là sai lầm thì chúng lập lai vói 1 danh xung khác TD kinh tế tu bản thì gọi là kinh tế thị truong2 nhung kỳ thuc ra là trõ lại nếp cũ Tuy nhiên cái lũ BA ĐINH thì cú khu khu cái chũ XHCN có nhu vậy mói vùa giàu vùa giũ duoc ĐẢNG vùa có thể biến dân thanh VÔ SẢN và cuoi1 cùng thì duoc chạy theo đàn anh 4 TỐT 16 CHŨ VÀNG
Đúng vậy từ cách mạng vô sản thành Tư Bản thì củng không sao …. nếu được như vậy thì càng mừng … nhưng đối với Bác và Đảng CS Việt Nam thì từ Cách mạng vô sản thành ăn cướp để thành tư bản đỏ … cái này là quá thối tha không thể nào tồn tại !!
Xin cảm ơn tác giả ,bài viết nói hộ lóng dân,mất niềm tin vào chế độ quá
Bọn cs nói láo ai cũng biết nhưng chỉ những kẻ vô lương tâm, vì cơm áo mới còn tin và hầu hạ chúng thôi…. mot ngày khọng xa rồi cũng bị chúng giết thôi…. ngu si qua muc…..
Hãy lưu trữ dữ liệu này để trao cho con cháu chúng ta, có tầm hiểu biết và để định hướng cho tương lai mình về sau….
Tư liệu quí baú .
Hình mao trạch đông chình ình luôn
VI-XI PHỎNG DÁI CHƠI TRÒ “BẤT NGỜ” MÀ, MỌI NGƯỜI KHÓ ĐOÁN TRƯỚC, HỈ ?
.
NGU
Đồ lợn