Việt Nam đang ngập ngụa trong nợ. Nợ nước ngoài lẫn nợ trong nước. Cả hai thứ nợ này đều có cơ hội nhấn chìm toàn bộ ngân sách quốc gia vốn ngày càng eo hẹp cả tiền trả lương cho đội ngũ gần 3 triệu công chức với “30% trong số đó bị coi là “không làm gì cả những vẫn đều đều lãnh lương”.
Con số nợ trong nước mới nhất được nêu ra là từ Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ Tài chính Việt Nam. Theo đó, có tới phân nửa các khoản nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn trong 3 năm tới. Dù báo cáo không đưa ra con số cụ thể số tiền phải trả, nhưng theo Bản tin nợ công số 5 (năm 2015) vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ trong nước của Chính phủ tới hết năm 2015 còn hơn 54,6 tỷ USD (tương đương hơn 1,19 triệu tỷ đồng); nợ Chính phủ bảo lãnh vay trong nước hơn 9,4 tỷ USD (tương đương hơn 207,45 nghìn tỷ đồng); nợ chính quyền địa phương vay trong nước hơn 3,3 tỷ USD (tương đương hơn 73,6 nghìn tỷ đồng). Với phân nửa số nợ trên sẽ đáo hạn trong 3 năm tới, khi đó ngân sách nhà nước sẽ phải dành ra hơn 738 nghìn tỷ đồng (trên 33,6 tỷ USD) để trả nợ vay trong nước (chưa kể các khoản vay nước ngoài tới hạn).
Như vậy, số nợ trong nước mà ngân sách trung ương phải có trách nhiệm trả cho mỗi trong 3 năm tới sẽ vào khoảng 11 tỷ USD.
Nguồn cơn chính dẫn đến nợ trong nước đã được tích tụ từ thời “phá chưa từng có” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ồ ạt phát hành “trái phiếu đặc biệt” để hút tiền mặt từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Lượng phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010, chủ yếu phát hành cho khối ngân hàng thương mại.
Sau một thời gian đủ dài, các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đã tăng cao và tăng đột ngột trong thời gian gần đây, gây sức ép mạnh lên cân bằng ngân sách nhà nước. Trong một vòng luẩn quẩn, chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là từ năm 2014, một lượng lớn trái phiếu chính phủ đến hạn thanh toán, trong lúc chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ mới do ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. Cũng hệ quả là quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành trái phiếu chính phủ. Còn giờ đây và những năm tới, nhiều khoản phát hành trái phiếu sẽ đến kỳ đáo hạn và dù ngân sách không còn tiền thì vẫn phải cố mà in thêm tiền để trả nợ cho các ngân hàng thương mại, cho dù mới đây WB đã một lần nữa khuyến cáo Việt Nam không nên in tiền quá nhiều.
Thế nhưng những khoản phải trả cho nước ngoài thì đương nhiên không thể bằng tiền Việt, mà phải bằng ngoại tệ mạnh.
Vào năm 2015 và là lúc Nguyễn Tấn Dũng tạm “hạ cánh an toàn” sau khi để lại một núi nợ khổng lồ cho quốc gia và dân tộc, ngân sách Việt Nam đã phải xuất ra đến 20 tỷ USD để trả nợ cho nước ngoài. Những năm sau đó, bình quân mỗi năm Việt Nam phải trả nợ hàng chục tỷ USD cho nước ngoài.
Cộng các khoản nợ trong nước và nước ngoài, ngân sách Việt Nam sẽ phải trả nợ bình quân trên 20 tỷ USD cho mỗi năm trong 3 năm tới, và trong 3 năm sẽ phải trả trên 60 tỷ USD.
Hẳn đó là lý do mà vào đầu năm 2017, sau những cuộc bàn cãi gây gắt, Chính phủ Việt Nam đã phải tìm cách từ chối nợ vay nước ngoài của khối doanh nghiệp nhà nước mà không đưa loại nợ này vào nợ công quốc gia, dù theo quy định của Liên hiệp quốc thì nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước là một thành phần của nợ công quốc gia.
Bài liên quan:
– Ngân sách khốn quẫn: điều tất yếu phải đến?
– Trả nợ còn không xong, lấy đâu ra “bảo lãnh vay”?
– Chính phủ từ chối ‘nợ riêng’: Doanh nghiệp nhà nước sẽ đua nhau phá sản
Vậy nợ của các doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu?
Từ năm 2011 đến năm 2015 và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ, nợ công đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt.
Theo một phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu chuyên viên tài chính của Liên hiệp quốc – vào đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.
Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP, vượt rất xa báo cáo “nợ công chưa đụng trần 65% GDP” của Chính phủ.
Gần đây, ngay cả một số tờ báo nhà nước chuyên về kinh tế cũng đã phải hé ra sự thật về nợ công quốc gia. Gần nhất, tờ Nhịp Cầu Đầu Tư viết:
“Nợ công của Việt Nam có thể đã lên tới hơn 200% GDP, đã vượt quá chỉ tiêu an toàn nợ là 65% GDP, nếu tính đầy đủ theo thông lệ quốc tế, bao gồm nợ của ngân hàng trung ương và các đơn vị công lập khác.
Nếu như năm 2001, Việt Nam vay World Bank khoảng 23.900 tỷ đồng thì tới năm 2015 đã là hơn 274.000 tỷ đồng, tức là gấp khoảng 11,5 lần. Tương tự, với Ngân hàng Phát triển châu Á, nợ của Chính phủ với nhà tài trợ này đã tăng hơn 20 lần trong quãng thời gian trên (từ 7.500 tỷ đồng lên hơn 151.000 tỷ đồng).
World Bank định nghĩa nợ công không chỉ là nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ ở ngân hàng trung ương, các tổ chức công lập, các doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các khoản chính phủ đã cam kết chi trả như lương hưu, bảo hiểm”.
Vào chính lúc này, ngân sách có nhiều dấu hiệu cạn kiệt, cụ thể là chẳng còn khoản kết dư đáng kể nào, cũng là lúc đang có nhiều dấu hiệu cho thấy nợ công sắp “vỡ” và Chính phủ không còn khả năng nào để trả nợ thay cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước.
à từ 1000usd / 1 đầu ng lên gấp đôi nhé …
Mấy công ty nn không làm chỉ phá và tìm cách bòn rút ngân sách và các khoản vay, cp vay nước ngoài vô tội vạ về đút túi riêng cho dân tình trả nợ è cổ. Chi phí y tế, bệnh viện, xăng dầu, điện nước, phí hành chính, giáo dục, đường xá, … chẳng phải đang ở mức rất cao so với thu nhập trung bình rồi hay sao? Làm sao nn trả nợ được bây giờ? Thuế thân, thuế muối à?
Xe gan may-oto la thue than do
Không khí để thở rồi nó cũng sẽ đánh thuế. Ai không đóng thuế thì buột phải nín thở!
Gì mà ghê vậy trời!!!….
Mổi năm phải dành tới trên 70% ngân sách để trả lương cho bộ máy công chức , công an quân đội và ăn theo khổng lồ như thế , số còn lại trả nợ vay lấy đâu ra tiền để đầu tư phát triển…
Tài nguyên giờ cũng sạch rồi lấy gì bán để trả nợ!
Rồi sẽ có ngày tt của ta đi ra nước ngoài bị nó bắt máy bay để xiết nợ, bố con đi xe bus về nước !
Đáng xấu hổ tham nhủng tập đoàn nhà nước thua lổ bộ máy cồng kềnh ngồi o ăn bám đục khoét nhân dân nợ nần đẩy về cho thế hệ con cháu thật đáng xấu
.
Thế là xong . !!!!
Dân VN sướng nhất hành tinh, được nhà nước vay tiền dùm và xài dùm luôn, dân chỉ việc …. trả nợ thôi.
Dat nuoc phat trien thi phai no quan trong la muon no cho dan hay cho gd quan
VIỆT TÂN CÔNG HAY TỘI ?
LŨ KHÔNG CÓ NÃO VIỆT TÂN CÓ TẠO RA NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG?
->REP: NO(KHÔNG).
LŨ THUA CẢ CÔN TRÙNG VIỆT TÂN CÓ TẠO RA NGÔN NGỮ VIỆT NAM KHÔNG?
->REP: (NO) KHÔNG
LŨ CĂN BÃ VIỆT TÂN CÓ TẠO RA ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU KHOA HỌC NÀO KHÔNG?
-> REP: NO(KHÔNG)
LŨ VIỆT TÂN ĂN CỨC THAY CƠM CÓ TẠO RA ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU NÀO NGANG TẦM THẾ GIỚI KHÔNG?
->REP: NO(KHÔNG)
LŨ VIỆT TÂN NÚP BÓNG MẠNG XÃ HỘI CÓ LÀM CHO NÊN KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN KHÔNG?
->REP: NO(KHÔNG)
LŨ TAY SAI VIỆT TÂN CÓ LÀM CHO ĐẤT NƯỚC THOÁT KHỎI VÒNG NÔ LỆ KHÔNG?
->REP: NO(KHÔNG)
LŨ CHUYÊN NÓI LÉN VIỆT TÂN CÓ CÔNG SINH THÀNH BẠN HAY NUÔI CÁC BẠN NGÀY NÀO KHÔNG?
->REP: NO(KHÔNG)
LŨ KHỐN VIỆT TÂN CÓ GIÚP GIẶC ĐÁNH ĐỒNG BÀO TA KHÔNG
->REP: YES(CÓ)
BỌN NÃO TÔM VIỆT TÂN CÓ BỢ ĐÍT MỸ VÀ QUAY LẠI SỦA NGƯỜI VIỆT TA HAY KHÔNG?
->REP: YES(CÓ)
VẬY TẠI SAO BỌN CHÚNG LẠI DÁM TỰ SÙNG BÁI MÌNH(VÃI CẢ CHÂN TRỜI MỚI. ĐÚNG LÀ TỰ KHEN CỨC MÌNH THƠM).
BỌN VIỆT TÂN CHIẾN ĐẤU CHO MỸ GIÚP CHO MỸ ĐÔ HỘ NƯỚC TA CÓ CÔNG LỚN HAY KHÔNG
->REP: KHÔNG ĐỐI VỚI TA VÀ LẠI CÀNG KHÔNG CHO MỸ
CÁI GIÁ CỦA TRIỆU SINH MẠNG VIỆT NAM HY SINH LÀ ĐỂ NHÂN DANH ĐIỀU GÌ?
->REP: CON DÂN CỦA BÁC THÀ HY SINH MÌNH CHỨ KHÔNG ĐỂ MẤT NƯỚC VÀ LẠI CÀNG KHÔNG THAM SỐNG NÚP BÓNG GIẶC NHƯ LŨ VIỆT TÂN
TỤI BÂY GIÚP MỸ ĐÁNH NƯỚC Ư? VẬY TẠI SAO LẠI CÒN ĐÒI VỀ ĐẤT VIỆT NAM VÀ SỦA NGƯỜI VIỆT LÀM GÌ LÀM GÌ?
Chừa tao ra ,tao chẳn là con dân của thằng nào hết .
Minh Thiện Đảng Việt Tân có bao giờ tự đánh bóng mình như Đảng CSVN đâu >. Ai đã từng thấy băng rôn quảng cáo từ thành phố đến thôn quê như là > Chủ tịch Việt Tân sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta > Hay Đảng Việt Tân quang vinh muôn năm ? > Tự xung lảnh đạo sáng suốt mà đảng CSVN (không phải Việt Tân) Việt Nam (ngày nay) đang đứng đầu thế giới.
Quá hay , vỡ nợ sớm sẻ tốt cho nhân dân ,tôi thấy ngoài xã hội ngưòi dân một khi tuyên bố vỡ nợ thì đươc khoanh nợ ,có nghĩa là sẻ kg bị tunhs lải nữa ,nhanh nhanh vỡ nợ cho dân được nhẹ đóng lải….kakaka
https://youtu.be/cKjdMdDXRu0
ở Một Cái đất Nước Quá Tồi đứa trẻ Vừa Lòi Chong bụng mẹ gia Đã phải gánh Nợ
Ai trả nợ ? Dan đen không còn bòn rút..lấy đâu trả..và không có trả thì trốn mà ai đứng ra đại diện đi vay ? Đi vay không chỉ một người cung hội cùng thuyền cùng trốn…kkk..vậy nợ biết ai đòi..?